Cuộc chiến chống trung quốc xâm lược tháng 2/1979

     

Không nghi ngờ gì nữa, cuộc xâm lược mà Nga đang tiến hành ở Ukraine là sự kiện địa chính trị lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh giữa Phương Tây và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo kết thúc với sự sụp đổ của siêu cường cộng sản này vào năm 1991.


Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ xem xét tác động của nó đối với quan hệ tới đây của ba bên Mỹ - Việt - Trung vốn chứa đầy mâu thuẫn và xung đột.



Nếu chỉ căn cứ vào kết cục của cuộc chiến Afghanistan thì không khó suy luận rồi Nga cũng phải thua cuộc và rút khỏi Ukraine. Thế nhưng trong nhãn quan của Moscow, hai nước này khác nhau một giời một vực về tầm quan trọng đối với an ninh của bản thân Liên Xô rồi Nga.


Afghanistan chỉ là vấn đề mở rộng ảnh hưởng, cùng lắm là lãnh thổ, trong khi Ukraine là câu chuyện sinh tử. Nghĩa là đối với Putin không thể có chuyện ra về bàn tay không. Nếu không có được một chính phủ thân Nga ở Kyiv thì tối thiểu Nga phải có một cam kết chính thức từ Nato về phi quân sự hóa và trung lập hóa Ukraine. Như vậy, đưa được đạo quân Nga trở lại bên kia biên giới Ukraine mà không phải thỏa mãn bất cứ mong muốn nào của ông chủ điện Kremlin, người đã công khai đe dọa sử dụng kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới mà ông ta đang nắm trong tay, đòi hỏi Phương Tây, Mỹ trước hết, một sự tập trung cao độ về mọi phương diện hay "tất cả để chiến thắng Putin".


*
Nguồn hình ảnh, Getty Images


Như vậy, để có thể dành ưu tiên cao nhất cho mục tiêu này Mỹ không thể không rà soát lại chiến lược toàn cầu của mình, đặc biệt liên quan đến Trung Quốc.


Như mọi người đều rõ, Trung Quốc và Nga đều có tham vọng đế quốc trên căn bản bành trướng lãnh thổ. Cách đây đúng một thế kỷ, vào năm 1922, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết hay Liên Xô đã được thành lập trên cơ sở nước Nga Bolshevik tập hợp quanh mình các thuộc quốc của Đế chế Nga. Hiểu như vậy thì cuộc chiến Afghanistan của Liên Xô là nhằm mở rộng lãnh thổ của cường quốc cộng sản này về phía Nam.


Về phần mình, năm 1951 CHND Trung Hoa đã thành công trong việc xâm chiếm Tây Tạng, khiến nhà lãnh đạo Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 phải lưu vong sang Ấn Độ. Ngày nay, Nga muốn đưa không chỉ Ukraine và Belarus mà tất cả các quốc gia cựu Xô viết khác trở lại vùng ảnh hưởng của mình.


Cũng như vậy, Trung Quốc quyết dùng vũ lực để "giải phóng" Đài Loan mà nước này coi là một tỉnh ly khai cũng như để chiếm trọn Biển Đông nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các đảo do Philippines kiểm soát. Trước các tham vọng lãnh thổ này của Nga và Trung Quốc, Mỹ đã đề ra và triển khai hai chiến lược đối phó tương ứng: kết nạp vào Nato các cựu quốc gia vệ tinh của Liên Xô cũ và "xoay trục" quân sự về châu Á - Thái Bình Dương mà "lõi" là tìm kiếm một liên minh quân sự với Việt Nam. Chiến lược sau được Tổng thống Obama tung ra vào tháng 11/2011 (2).

Bạn đang xem: Cuộc chiến chống trung quốc xâm lược tháng 2/1979


Có một vấn đề mà Mỹ buộc phải tính để thành công là liên minh de facto (trên thực tế) giữa Nga và Trung Quốc. Ngoài hình thành trên nguyên tắc "kẻ thù của kẻ thù là bạn", liên minh này có mầm mống từ một liên minh quân sự được thiết lập trên cơ sở ý thức hệ cộng sản - Hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ Trung - Xô, ký năm 1950 và hết hạn năm 1979.


Bất luận thế nào thì một liên minh như vậy là đáng gờm, không chỉ vì Nga và Trung Quốc đều sở hữu vũ khí hạt nhân và cùng có chân trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, mà còn vì hai nước này có chung biên giới, nghĩa là có thể "chung lưng, đấu cật" theo nghĩa đen của từ này, dễ dàng hỗ trợ nhau chống lại bên thứ ba.


Bài học từ Chiến tranh Lạnh cho thấy Mỹ chiến thắng được Liên Xô trước hết là do đã phá vỡ được liên minh mà nước này có với Trung Quốc.


Thực vậy, việc Mỹ chủ động hòa hoãn với Trung Quốc vào năm 1972 đã đẩy cao mâu thuẫn và xung đột giữa nước này với Liên Xô (3), khiến liên minh giữa hai cường quốc cộng sản tan vỡ trên thực tế. Kết cục là Liên Xô bị xóa tên khỏi bản đồ hai thập niên sau đó. Vì thế, để trục Nga khỏi Ukraine, Mỹ hẳn sẽ phải hòa hoãn với Trung Quốc một lần nữa. Tuy nhiên, hòa hoãn này là có nguyên tắc. Chắc chắn Mỹ sẽ không nhân nhượng Trung Quốc một ly một lai liên quan tới phòng thủ Đài Loan và Philippines vốn được bảo hộ bởi các cam kết chính thức của Chính phủ nước này (4), (5).


*
Nguồn hình ảnh, Getty Images


Ngược lại, theo đánh giá của tôi, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể từ bỏ tìm kiếm liên minh quân sự với Việt Nam, nhất là khi thực tế cho thấy nỗ lực này là vô vọng.


Thực vậy, với chính sách "ba không" ("Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác"), rồi "bốn không" (thêm "không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế"), ban lãnh đạo Việt Nam đã công khai bác bỏ khả năng liên minh quân sự với Mỹ cho dù không ngớt lo Trung Quốc đánh chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Trường Sa (6).


Rõ ràng, hành xử mâu thuẫn này của Hà Nội cho thấy họ không muốn làm mếch lòng Trung Quốc. Nói một cách hình tượng, Việt Nam "đi dây" giữa Mỹ và Trung Quốc.


Ta cần trở về lịch sử ba mươi năm trước. Trước sự sụp đổ của hệ thống cộng sản Đông Âu và sự lung lay của Liên Xô mà các lãnh đạo ĐCSVN họ coi là "thành trì cách mạng thế giới" vào những năm 1989- 1990, ban lãnh đạo ở HN nhận thức rằng Trung Quốc cùng ý thức hệ cộng sản là chỗ dựa còn lại để duy trì và bảo vệ "chế độ xã hội chủ nghĩa" hay chế độ toàn trị của họ trước sự tấn công của "các thế lực thù địch", mà ở đây là áp lực dân chủ hóa từ phương Tây, đặc biệt từ Hoa Kỳ.


Điều này khiến họ quay ngoắt quan điểm về Trung Quốc, từ "kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất" với mưu đồ "bành trướng", "bá quyền", vốn được ghi trong Hiến pháp Việt Nam 1980 như hệ quả của cuộc xâm lược mà nước Đại Hán tân thời này tiến hành vào năm 1979, sang nước từng là "đồng chí, anh em".


Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo Việt Nam đã đề xuất bình thường hóa quan hệ giữa hai nước với ban lãnh đạo Trung Quốc và đầu tháng 9/1990, Hội nghị Thành Đô (Trung Quốc) đã được tổ chức vào cho mục đích này.


Giải thích về hội nghi cấp cao Việt - Trung này với Bộ chính trị Đảng nhân dân cách mạng Campuchia (Đảng cộng sản), bao gồm Thủ tướng Hun Sen, vào tháng 12 cùng năm, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Lê Đức Anh nói: "Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá chủ nghĩa cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Chúng ta (Việt Nam và Campuchia) phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc" (7).


*
Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,

Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 25/8 tại Hà Nội, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nói Mỹ tặng Việt Nam thêm 1 triệu liều vaccine Pfizer ngừa Covid-19


Tóm lại, đối với ban lãnh đạo Việt Nam không thể có chuyện liên minh quân sự với Mỹ vì làm như thế chẳng những trái nguyên tắc mà bản thân đề ra mà còn tự tước đi cái phao cứu sinh vì Mỹ cũng là kẻ thù của Trung Quốc.


Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8/2021, phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris đã đề xuất với Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ "đối tác toàn diện" lên "đối tác chiến lược", phép thử cho một liên minh quân sự tiềm năng.


Việc Chủ tịch Phúc bỏ qua đề xuất này thực sự đã làm Mỹ bẽ mặt, theo những gì tôi biết khi đang sống ở Hoa Kỳ hiện nay. Như dã tràng "xe cát biển Đông/Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì", Mỹ với sự thực dụng cố hữu của mình hẳn đã phải tính ngừng "nối vòng tay lớn" về quân sự (8) với cựu đối thủ trong Chiến tranh Việt Nam này.


Vấn đề còn lại là tìm một cái cớ để Mỹ có thể "rút lui trong danh dự" vì từ một thập kỷ nay Mỹ đã luôn lớn tiếng sát cánh với Việt Nam để chống lại sự "bắt nạt" của Trung Quốc. Cuộc xâm lược Ukraine của Nga, dù Mỹ không mong muốn, đã cung cấp miễn phí cái cớ ấy. Đại loại, họ có thể nói rằng "Mong các bạn Việt Nam thông cảm, chúng tôi phải "tái xoay trục" quân sự về châu Âu vì cái được mất ở Lục địa cũ đối với chúng tôi là lớn hơn hẳn ở Biển Đông".


Biết đâu chiêu "rút củi đáy nồi" này của Hoa Kỳ cũng lại làm Trung Quốc thôi muốn thôn tính nốt lãnh thổ của Việt Nam ở biển Đông nếu xét đến lý do mà Bắc Kinh nêu ra để xâm lược Việt Nam vào năm 1979.


Trong chuyến thăm Mỹ từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2/1979, ngay trước khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, Đặng Tiểu Bình trong trao đổi với Tổng thống Jimmy Carter đã nhấn mạnh: "Trung Quốc vẫn phải dạy cho Việt Nam một bài học. Liên Xô có thể sử dụng Cuba, Việt Nam, và sau đó Afghanistan biến hành một nước ủy nhiệm" (9).


Nghĩa là Trung Quốc đánh Việt Nam vì nước này làm xung kích cho Liên Xô chống Trung Quốc, y hệt Cuba trong vai xung kích của Liên Xô ở bán cầu Tây. Tóm lại, nếu Việt Nam không có trong kịch bản chống Trung Quốc của Hoa Kỳ nữa thì Trung Quốc chẳng việc gì phải động binh chống Việt Nam?


Bất luận thế nào, Hoa Kỳ thôi tìm kiếm liên minh quân sự với Việt Nam để chống Trung Quốc bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông không chỉ giúp được quyền lợi của Washington đã đành - phá thế liên minh Trung - Nga để tăng khả năng buộc Nga sớm rời Ukraine, mà rất có thể còn giúp được người, ban lãnh đạo Việt Nam - khỏi phải mệt mỏi "đi dây" giữa Mỹ và Trung Quốc.


Tác giả là một luật gia, học giả và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị Việt Namm hiện sống tại Hoa Kỳ, bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Xem thêm: Cách Bấm Mã Vùng Điện Thoại Mới Của Hải Phòng, Đầu Số Mới, Mã Số Điện Thoại Hải Phòng


(1)Ví dụ: Tháng 4/2018 Bộ Tài chính Mỹ công bố lệnh trừng phạt nhằm vào công ty nhôm lớn nhất của Nga và thứ hai thế giới là Rusal. Đến tháng 1/2019, lệnh này được dỡ bỏ bởi chính cơ quan hành pháp này. Liên hiệp châu Âu cũng vậy, giảm nhẹ dần một số biện pháp trừng phạt bằng cách không gia hạn chúng.



(3)Năm 1973, Liên Xô gần như tăng gấp đôi quân số của mình hiện diện tại biên giới với Trung Quốc so với năm 1969. Trung Quốc tăng cường lên án "chủ nghĩa đế quốc xã hội Xô Viết" và tố cáo Liên Xô là kẻ thù của Cách mạng Thế giới.




(6)Hãy từ bỏ chính sách 'Ba Không' để liên minh quân sự với Mỹ, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, đã dẫn.