Kinh cầu nguyện cha trương bửu diệp

     

Kinh:

Lạy Thiên Chúa Toàn Năng hằng hữu / chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho giáo hội Việt Nam / một vị mục tử nhân hiền / là Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp.

Bạn đang xem: Kinh cầu nguyện cha trương bửu diệp

Là một KiTô hữu, / Cha đã sống xứng đáng ơn gọi làm con Chúa, / với lòng tin son sắt, / lòng cậy bền đỗ / và lòng kính mến dạt dào / đối với Chúa, với Giáo Hội và với Con người.

Là một Linh Mục, / Cha là hiện thân của Đức KiTô , vị mục tử tối cao, / đã tự nguyện hiến dâng mạng sống mình, / để Đoàn Chiên được sống và sống dồi dào.

Là một Tông Đồ luôn thao thức loan báo Tin Mừng, / Cha là họa ảnh của lòng Chúa xót thương / hay thương xót những người nghèo khổ , yếu đau , tội lỗi / Đặc biệt Cha rất thương yêu Anh Chị Em lương dân, / và thường chuyển cầu ơn Chúa cho họ, / khiến ai nấy đều quí mến và chạy đến xin Cha giúp đỡ.

Nhờ Cha nguyện giúp cầu thay, / xin Chúa thương ban cho chúng con điều chúng con đang cầu khẩn………………/ với niềm hy vọng sớm thấy Cha được vinh hiển trong hàng ngũ các Thánh trên Thiên Quốc. / Amen.

Hình Ảnh:


*

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp


Tiểu Sử Linh Mục Trương Bửu Diệp:

Cha ngài là Micae Trương Văn Đặng. Mẹ ngài là Lucia Lê Thị Thanh. Gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước tỉnh An Giang.

Năm 1904, lúc ngài 7 tuổi thì mẹ mất. Cha ngài dời gia đình lên Battambang bên Campuchia, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyễn thị Phước, sinh năm 1890, quê gốc tại Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẫu đã sinh cho ngài người em gái tên là Trương thị Thìn (1913), vừa qua đời tại Cà Mau.

Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh Tiền gửi ngài vào Tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới tỉnh An Giang. Học xong Tiểu Chủng Viện, Ngài lên ĐạiChủng Viện Nam Vang, Campuchia, (lúc đó các họ đạo An Giang, Châu Đốc, Hà Tiên trực thuộc giáo phận Pnom Penh, Campuchia).

Xem thêm: Xem Phim Cô Nàng Xinh Đẹp (Bản Nhật) Tập 2 Vietsub, Cô Nàng Xinh Đẹp

Năm 1924, sau thời gian tu học, Ngài được thụ phong linh mục tại Nam Vang dưới thời Đức Cha Chabalier người Pháp. Lễ vinh quy và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước.

Từ năm 1924-1927, Ngài được bề trên bổ nhiệm làm Cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia.

Từ năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Cù Lao Giêng tỉnh An Giang.

Tháng 03 năm 1930, ngài về trông nom họ đạo Tắc Sậy, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo khác tại các vùng phụ cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn.

Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương những năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, bà con nhân dân di tản, Cha Bề Trên địa phận Bạc Liêu là Phêrô Trần Minh Ký và cả các cha người Pháp cũng khuyên ngài lên Bạc Liêu lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì sẽ trở lại họ đạo Tắc Sậy, nhưng Ngài trả lời: “Tôi sống giữa đàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đàn chiên, không đi đâu cả”.

Các vị chức sắc lén đưa xác ngài về chôn bí mật trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo (nhà ông giáo Sự thuộc họ đạo Khúc Tréo, làm thế kín đáo hơn đưa về Tắc Sậy). Như vậy ngài đã tử vì đạo vào ngày 12 tháng 03 năm 1946, nhằm ngày mồng 09 tháng 02 năm Bính Tuất.

Hăm ba năm sau, tức năm 1969, hài cốt ngài được cải táng, di dời về Nhà thờ Tắc Sậy, nơi ngài đã làm chủ chăn trong 16 năm và là cha Sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.

Lễ giỗ đầu đầu tiên do cha Antôn Vũ Xuân Vinh tổ chức năm 1979 với khoảng chừng 30 người tham dự đến từ những họ đạo chung quanh.