Top 20 cửa hàng vật nuôi huyện kiến xương thái bình 2022

     
Chỉ trong hơn 5 tháng đầu năm 2022, thức ăn chăn nuôi đã 4 lần tăng giá. Nếu tính cả năm 2021 đến thời điểm này thì thức ăn chăn nuôi đã 15 lần tăng giá. Giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục khiến chi phí sản xuất tăng cao, trong khi đó, giá bán gia súc, gia cầm lại giảm khiến người chăn nuôi đang đối diện với nhiều khó khăn. Tại huyện Vũ Thư, nhiều trang trại, gia trại phải tìm mọi cách giữ đàn cầm chừng, thậm chí giảm số lượng đàn vì liên tục bù lỗ.

Bạn đang xem: Top 20 cửa hàng vật nuôi huyện kiến xương thái bình 2022


Thúc đẩy tiêu thụ nông sản Lai Châu tại hệ thống bán lẻ hiện đại
Giá cà phê hôm nay, 24/12: Giá cà phê trong nước sát mốc 41.000 đồng/kg

*

Ông Trần Văn Hoàng, xã Tân Lập chăm sóc đàn gà.

Giữ vững được đàn lợn trong đợt dịch tả lợn châu Phi năm 2019, anh Trần Văn Bẩy, thôn Bình Minh, xã Bách Thuận thường xuyên duy trì nuôi 800 con lợn thịt, 150 con lợn nái. Từ đầu năm đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng thêm khoảng 70.000/bao cám loại 25kg khiến những hộ chăn nuôi quy mô lớn như gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Từ quy mô 800 con lợn thịt xuất chuồng luân phiên, hiện trang trại của anh đang co hẹp dần đàn lợn thịt, số lượng lợn nái cũng giảm xuống mức thấp nhất có thể.

“Riêng tiền thức ăn hiện nay, mỗi tháng gia đình tôi phải chi hàng chục triệu đồng. Tính ra, giá thức ăn nhiều hơn trước khoảng 1,5 triệu đồng/con, chưa kể tiền con giống, điện, nước… Với giá lợn hơi 55.000 đồng/kg như hiện nay, người nuôi rất khó có lãi, thậm chí lỗ. Bởi vậy, trang trại chỉ còn cách giảm đàn để duy trì chăn nuôi.”, anh Bẩy nói.

Ông Trịnh Xuân Mạnh, Trưởng ban Chăn nuôi Thú y xã Bách Thuận cho biết: Tổng đàn lợn của xã hiện có khoảng 12.000 con. So với thời điểm này năm trước, đàn lợn đã giảm gần 30%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong thời gian dài mà giá lợn hơi lại giảm, người chăn nuôi không còn đủ nguồn vốn để duy trì đàn. Nếu tình trạng này kéo dài, tổng đàn lợn của xã sẽ tiếp tục giảm, nguy cơ thua lỗ tiếp tục hiện hữu với người chăn nuôi bởi chi phí thức ăn chiếm 65 - 70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi.

Xem thêm: Giá Thay Màn Hình Ipad 3 Giá Bao Nhiêu, Thay Màn Hình Ipad 3

Không chỉ những hộ chăn nuôi lợn, ngay cả hộ chăn nuôi gia cầm cũng chịu tác động từ việc giá cám tăng cao.

Ông Trần Văn Hoàng, hộ chăn nuôi gà ở xã Tân Lập cho biết: Gia trại của ông nuôi quy mô 1.000 con gà ổn định từ nhiều năm nay. Thời gian qua, giá cám tăng trên 30% trong khi giá gà xuất bán tại chuồng không ổn định, có lúc giảm còn 30.000 - 35.000 đồng/kg khiến không ít hộ chăn nuôi như ông “đứng ngồi không yên”.

Ông Hoàng nhẩm tỉnh: Một con gà nuôi từ nhỏ đến khi xuất chuồng tiêu tốn từ 8 - 10 kg cám, đó là chưa tính các loại thức ăn bổ sung. Vào thời điểm cuối tháng 3/2022, giá cám cho gà là 9.800 đồng/kg, vừa rồi lại tăng lên 14.000 đồng/kg. Như vậy, riêng chi phí thức ăn cho 1 con gà đã vào 140.000 đồng, trong khi đó, giá gà bán ra trong thời gian này lại giảm chỉ còn 65.000 đồng/kg (gà khi xuất chuồng nặng khoảng 2,5kg). Trừ các chi phí khác như thuê nhân công, điện, thuốc thú y,… mỗi con gà xuất bán, người chăn nuôi chỉ còn lãi khoảng 10.000 đồng.

Chị Lưu Thị Thu Hoài, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vũ Thư cho biết: Huyện Vũ Thư hiện có 52 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn với tổng đàn lợn khoảng 50.000 con và hơn 1.000 trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm các loại. Giá thức ăn tăng cao không chỉ khiến người chăn nuôi quy mô lớn, mô hình trang trại gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng rất lớn đến những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ. Để tiếp tục duy trì chăn nuôi và kéo giảm chi phí sản xuất, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã áp dụng các biện pháp như cho ăn độn các loại rau củ hay men rượu. Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn rủi ro dịch bệnh vì nguồn gốc thức ăn không bảo đảm. Trước thực trạng trên, ngành chuyên môn của huyện khuyến cáo người chăn cần theo dõi diễn biến thị trường, cân đối việc tăng đàn trong thời điểm hiện nay. Nếu tận dụng các phụ phẩm nông sản để làm thức ăn chăn nuôi cần áp dụng kỹ thuật bảo quản, chế biến, phối trộn bảo đảm chất lượng. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm việc tiêm vắc-xin phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm; vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi để bảo vệ đàn vật nuôi, tránh tâm lý lo lắng, buông lỏng gây bùng phát dịch bệnh trên gia súc gia cầm.