Hình ảnh điện tâm đồ bình thường

     

Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa các điện cực dương và điện cực âm đặt ở các chi và trên thành ngực. Sáu chuyển đạo trong số đó nhìn vào tim theo mặt phẳng đứng dọc (DI, DII, DIII, aVR, aVL, aVF) và sáu chuyển đạo nhìn theo mặt phẳng cắt ngang (sử dụng các chuyển đạo trước tim V1, V2, V3, V4, V5, và V6). Điện tâm đồ 12 chuyển đạo rất quan trọng trong chẩn đoán nhiều bệnh tim mạch (xem Bảng: Phân tích Điện tâm đồ bất thường Phân tích Điện tâm đồ bất thường Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa... đọc thêm ), bao gồm:


Loạn nhịp tim


Thiếu máu cơ tim


Giãn tâm nhĩ


Các tình trạng dẫn đến ngất hoặc đột tử (ví dụ, Hội chứng Wolff-Parkinson-White, Hội chứng QT dài, Hội chứng Brugada).

Bạn đang xem: Hình ảnh điện tâm đồ bình thường


Để hiểu thêm về cách phân tích điện tâm đồ, xem Chương Tổng quan về loạn nhịp tim Chẩn đoán Tim của người bình thường khỏe mạnh đập đều đặn và nhịp nhàng. Các tế bào cơ tim có các tính chất điện học đặc biệt giúp các xung động được hình thành và dẫn truyền trong cơ tim tạo ra các nhát... đọc thêm và Điện tâm đồ trong Hội chứng Động mạch vành cấp ECG Các hội chứng mạch vành cấp tính do tắc nghẽn động mạch vành. Hậu quả phụ thuộc vào mức độ và vị trí của tắc nghẽn và bao gồm từ chứng đau thắt ngực không ổn định đến nhồi máu cơ tim không ST... đọc thêm . Đại học Utah đã xuất bản một cuốn sách Hướng dẫn đọc Điện tâm đồ ("useful ECG tutorial").


Bảng

Bảng

Các thành phần sóng của Điện tâm đồ thường quy


Điện tâm đồ bao gồm sóng P, khoảng PR, phức QRS, khoảng QT, đoạn ST, sóng T và sóng Uxem Hình: Sóng điện tâm đồ. Sóng điện tâm đồ. Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa... đọc thêm ).


Sóng P = hoạt hóa (khử cực) tâm nhĩ. Khoảng PR = khoảng thời gian từ khi khởi đầu khử cực nhĩ cho đến khi bắt đầu khử cực thất. Phức bộ QRS = sự khử cực của tâm thất, bao gồm các sóng Q, R, và S. Khoảng QT = khoảng thời gian từ khi bắt đầu khử cực tâm thất cho đến khi kết thúc tái cực tâm thất. Khoảng RR = khoảng thời gian giữa 2 phức bộ QRS. Sóng T = tái cực tâm thất. Đoạn ST cộng với sóng T (ST-T) = tái cực tâm thất. Sóng U = có thể là hậu khử cực tâm thất (giai đoạn tâm trương thất trái).


*

Sóng P biểu hiện sự khử cực ở tâm nhĩ. Sóng P dương ở hầu hết các chuyển đạo, trừ aVR. Sóng P có thể hai pha ở chuyển đạo DII và V1; trong đó, pha đầu tiên biểu thị khử cực tâm nhĩ phải, và pha thứ 2 đại diện cho khử cực của tâm nhĩ trái.


Sự tăng biên độ của một hoặc cả hai thành phần xảy ra khi giãn tâm nhĩ. Giãn nhĩ phải tạo ra sóng P > 2 mm ở chuyển đạo DII, DIII, và aVF (P phế); giãn nhĩ trái tạo ra sóng P rộng và hai đỉnh ở chuyển đạo DII (P hai lá). Thông thường, trục sóng P nằm giữa 0° và 75°.


Khoảng PR là thời gian từ khi bắt đầu khử cực tâm nhĩ cho đến khi bắt đầu khử cực thất. Thông thường, thời gian này là 0,10 đến 0,20 giây. Khi PR > 0,2 giây, được gọi là nghẽn dẫn truyền nhĩ thất độ 1.


Sóng Q là thành phần âm đầu tiên của phưc bộ QRS. Sóng Q bình thường dài 0.05 giây ở mọi chuyển đạo, trừ V1–3. Sóng Q xuất hiện ở V1 đến V3 là bất thường, biểu hiện tiền sử hoặc hiện tại đang có nhồi máu cơ tim.


Sóng R là thành phần dương đầu tiên của phức bộ QRS. Không có tiêu chuẩn về độ cao và độ rộng một cách tuyệt đối cho sóng R nhưng nói chung khi gặp sóng R cao, có thể là biểu hiện của phì đại thất trái. Thành phần dương thứ 2 nếu có của phức bộ QRS được gọi là sóng R′.

Xem thêm:


Sóng S là sóng âm thứ 2 của phức bộ QRS (nếu trước đó có một sóng Q) hoặc là sóng âm thứ 1 nếu trước đó không có sóng Q nào.


Các hình dạng khác của phức bộ QRS: sóng R đơn dạng, sóng dạng QS (nếu không có sóng R nào), dạng QR (nếu không có sóng S), dạng RS (nếu không có Q), hoặc dạng RSR′. Các dạng sóng này tùy thuộc vào chuyển đạo điện tim, vector và bệnh lý rối loạn nhịp.


Thông thường, thời gian QRS là 0,07 đến 0,10 giây. Thời gian QRS từ 0,10 đến 0,11 giây được coi là nghẽn dẫn truyền nhánh không hoàn toàn hoặc chậm trễ dẫn truyền trong thất không đặc hiệu, tùy thuộc vào hình thái QRS. Thời gian QRS ≥ 0.12 giây được xem là nghẽn dẫn truyền bó nhánh hoàn toàn hoặc chậm trễ dẫn truyền trong thất.


Thông thường, trục QRS trong khoảng 90° đến -30°. Trục QRS từ -30° đến -90° được gọi là trục trái và có thể gặp ở nghẽn dẫn truyền phân nhánh trái trước (-60°) và nhồi máu cơ tim thành dưới.


Trục QRS từ 90° đến 180° được gọi là trục phải. Trục phải có thể gặp ở các bệnh lý gây tăng áp lực động mạch phổi và phì đại thất phải (tâm phế mạn, tắc động mạch phổi cấp, tăng áp lực động mạch phổi). Đôi khi có thể gặp trục phải trong nghẽn dẫn truyền nhánh phải hoặc nghẽn dẫn truyền phân nhánh trái sau.


Khoảng QT là khoảng thời gian từ khi bắt đầu khử cực tâm thất cho đến khi kết thúc tái cực tâm thất. Khoảng QT phải được hiệu chỉnh theo tần số tim bằng công thức:


*


QTc là khoảng QT được hiệu chỉnh. Khoảng RR là thời gian giữa 2 phức hợp QRS. Tất cả các khoảng thời gian được tính theo đơn vị giây. QTc dài có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện xoắn đỉnh Hội chứng QT dài và xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh (Torsades de pointes) là một dạng đặc biệt của nhịp nhanh thất đa hình thái ở bệnh nhân có khoảng QT dài. Xoắn đỉnh được đặc trưng bởi các phức bộ QRS với tần số nhanh, không... đọc thêm . QTc thường khó xác định vì điểm kết thúc của sóng T thường không rõ ràng hoặc liên tiếp bởi sóng U. Nhiều loại thuốc có liên quan đến kéo dài khoảng QT (xem CredibleMeds).


Đoạn ST thể hiện rằng quá trình khử cực cơ tim tâm thất đã hoàn thành. Thông thường, đoạn ST nằm ngang đồng mức với đường đẳng điện như khoảng PR (hoặc TP). Đôi khi nó hơi cao hơn đường đẳng điện một chút.