Đính chính địa chỉ trên sổ hộ khẩu

     
Trước khi lấy chồng, tôi được bố mẹ chia cho thửa đất và đã đứng tên trong sổ đỏ. Hiện tại, tôi đã chuyển hộ khẩu về nơi khác (quê chồng), khi này địa chỉ thường trú đã bị thay đổi. Xin hỏi, tôi có cần phải sửa lại thông tin trên sổ đỏ của mình không và nếu có thì tôi phải làm như thế nào. Rất mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.
*
Nội dung chính

Sổ đỏ là gì? 

Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ...

Bạn đang xem: Đính chính địa chỉ trên sổ hộ khẩu

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."

Như vậy, sổ đỏ là cách người dân dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để gọi. Cho nên, về nguyên tắc thì sổ đó chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

Có phải thay đổi thông tin trên sổ đỏ khi địa chỉ hộ khẩu thay đổi?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận, có nội dung thông tin chung bao gồm: họ tên, năm sinh, số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú.

Và theo điểm g khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định về trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất như sau:

"Điều 17. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất1. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp để trao cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm:...g) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;”

Như vậy, khi địa chỉ thường trú khác với địa chỉ ghi trên sổ đỏ thì không bắt buộc người sử dụng đất phải làm thủ tục thay đổi thông tin địa chỉ ghi trên sổ đỏ mà tùy vào nhu cầu của họ. Và khi bạn có yêu cầu xác nhận thay đổi thông tin ghi trên sổ đỏ thì không cần xin cấp mới sổ đỏ mới và việc này phải được thực hiện đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai (đăng ký xác nhận thay đổi thông tin ghi trên sổ đỏ).

Những gì đã đề cập thì để tránh rắc rối về sau cho việc sử dụng đất và thực hiện các quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất vẫn nên yêu cầu xác nhận thay đổi thông tin trên sổ đỏ cho khớp với thông tin thực tế.

Xem thêm: Getting Started Unit 9 Lớp 6 Cities Of The World, Unit 9: Cities Of The World

Thay đổi địa chỉ trên hộ khẩu

Trình tự thủ đăng ký thay đổi thông tin trên sổ đỏ như thế nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về hồ sơ nộp khi xác nhận thay đổi thông tin về địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, gồm có:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

- Các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động

Theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cách 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu

Cách 2: Không nộp hồ sơ tại UBND cấp xã

- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện; nơi chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ;

Bước 3: Giải quyết yêu cầu;

Bước 4: Trao kết quả.

Như vậy, trong trường hợp bạn thay đổi địa chỉ trên hộ khẩu thì không bắt buộc bạn phải tiến hành thủ tục thay đổi thông tin trên sổ đỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo thuận lợi cho việc sử dụng đất và thực hiện các quyền sử dụng đất sau này thì bạn vẫn nên yêu cầu xác nhận thay đổi thông tin trên sổ đỏ cho khớp với thông tin thực tế.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ đỏ
*

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email phapluat
letspro.edu.vn.com;

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen