Điểm nhấn tiếng anh là gì

     

Điểm nhấn đô thị đem lại hai giá trị cơ bản, một là giá trị về thị giác: để nhận diện, trông thấy, ngắm nhìn, và qua đó đô thị phô diễn được “sức vóc” của mình đó là sự giàu có và thịnh vượng.

Bạn đang xem: Điểm nhấn tiếng anh là gì

Thứ hai, điểm nhấn chính mang lại cho dân cư của nó những giá trị về tinh thần. Nếu đô thị có những điểm nhấn, người ta dễ tìm đường, xác định phương hướng và tính toán khoảng cách khi tìm đến một địa điểm nào đó. Khi đô thị có những điểm nhấn, đời sống đô thị cũng nhờ đó mà trở nên có “xương sống” hơn.

Ban đầu, điểm nhấn “landmark” nghĩa là một đặc điểm địa hình được sử dụng cho các nhà thám hiểm và mọi người để tìm đường đi trong một khu vực.

Bạn đang xem: điểm nhấn tiếng anh là gìBạn đang xem: điểm nhấn tiếng anh là gìBạn đang xem: điểm nhấn tiếng anh là gì
*

Trong cách sử dụng hiện đại, điểm nhấn đô thị bao gồm bất cứ thứ gì có thể dễ dàng nhận ra, chẳng hạn như công trình, di tích, hoặc cấu trúc. Có hai cách hiểu “landmark”.Trong tiếng Anh Mỹ nó là thuật ngữ chính được sử dụng để chỉ những nơi có thể được quan tâm cho khách du lịch do tính năng đáng chú ý về vật chất và ý nghĩa lịch sử. Các điểm nhấn theo nghĩa tiếng Anh thường được sử dụng để nhận định phương hướng thông thường, chẳng hạn giúp đưa ra các hướng.

Nhận thức về điểm nhấn đô thị là một khái niệm được hình thành từ lịch sử đô thị, sau khi mà những điểm nhấn đó đã “có sẵn”. Trong đô thị cổ, những công trình lớn, công trình mang tính biểu trưng quyền lực được chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc phong kiến tạo ra, bởi họ muốn phô trương sức mạnh của mình. Sau này, những nơi đó tạo thành những điểm thu hút = điểm nhấn. Và, các nhà đô thị học sau đó mới nhận thấy, đô thị có giá trị và được nhận diện bởi những “điểm hút” đó. Xã hội hiện đại, những người thiết kế đô thị, các nhà quy hoạch, các nhà quản lý tìm cách tạo ra điểm nhấn dựa trên những bài học từ sự nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của điểm nhấn trong các đô thị cổ đại, điểm thu hút trong cộng đồng.

Như đã nói, bên cạnh việc điểm nhấn đem lại cho không gian đô thị giá trị về thị giác thì giá trị thứ hai mà điểm nhấn mang lại là giá trị về tinh thần. Những khu vực tôn giáo: đền đài, miếu mạo hoặc nơi để thờ cúng, người ta đến đó vào một số dịp trong năm để thỏa mãn những yếu tố tâm linh: để cầu nguyện, để suy tư, để tham dự lễ hội, để bày tỏ những ước nguyện của họ về cuộc sống... đó cũng được coi là những điểm nhấn đô thị. Ngoài ra, cũng không thể loại trừ các khu vực thương mại trong việc hình thành điểm nhấn với những tuyến phố tập trung nhiều siêu thị, cửa hàng cửa hiệu. Tại những thành phố lớn như ở Lon đon có Oxford Street, ở Thượng Hải có Nam Kinh... Tại Hà Nội thì có Hàng Ngang - Hàng Đào, đây là những khu vực thu hút ngày càng đông đảo người dân đến mua sắm, bởi có rất nhiều shop quần áo thời trang. Hay một điểm thu hút mới: đó là đường Thái Hà - Chùa Bộc, người ta đang gọi, đó là một Hàng Đào thứ hai của Hà Nội. Mật độ người tại những khu vực đó tăng lên rất nhiều, do những hành vi thương mại tạo nên. Điều này nằm ngoài những dự tính trong quá trình quy hoạch đô thị.

Ảnh bên : Không gian công viên cây xanh trong khu ở tại Trung Quốc

Không có công thức chung cho điểm nhấn

Các đô thị lớn của các nước phát triển thường có lịch sử phát triển khoảng 300 năm.

Xem thêm: Top 5 Phần Mềm Convert Video Sang Mp4 Bằng Total Video Converter

Chắc chắn một điều rằng, trong quá trinh đó nó luôn có sự chuyển hóa, sự tiến hóa: đó là những cái “xấu xí” được sinh ra và sau đó bị thay thế bởi những nhân tố mới tốt hơn. Với Việt Nam, một số đô thị, hoặc một số tuyến phố được xây đưng mới hoàn toàn thế này, rõ ràng nó chưa có một lần chuyển hóa nào cả thì hiện tượng nhấp nhô, lộn xộn là dễ hiểu. Nên tin tưởng rằng, sau này, khi đã hình thành được phong cách chung, lập tức những gì không phù hợp với tông thể đó sẽ sẽ bị đào thải dần. Nguyên lý trước đây và sau này cũng vậy, đó là nguyên lý của sự tồn tại và phát triển lâu dài. “Cái gì đã tồn tại thì nó hợp lý; cái gì không hợp lý, nó sẽ không tồn tại”. Các công trình xây dựng tiếp theo có thể gây cạnh tranh, để tìm cách nổi lên, sau một thời gian nó sẽ bị chuyển hóa, những tính đối kháng sẽ bị đẩy lùi. Sức đề kháng của đô thị đó được khẳng định bởi thời gian. Vì vậy, người tạo ra điểm nhấn là người phải có một bản lĩnh, một tầm nhìn để mà yên tâm rằng, sau này những công trình khác sẽ bị chuyển hóa và hòa nhập theo các giá trị mà điểm nhấn đã được tạo dựng. Đô thị cũng như một cơ thể sống, có những điều không thể sinh ra ngay, không thể tạo ra tức thì. Ngược lại, nếu điểm nhấn không hoàn thành “nhiệm vụ”, đương nhiên sẽ bị đào thải, đương nhiên là như thế.

Điểm nhấn có thể nhìn nhận ở rất nhiều khía cạnh, sự hình thành cũng ở rất nhiều khía cạnh. Vì vậy, không nên gượng ép để tìm ra một công thức chung để tạo ra điểm nhấn. Điều không thể thiếu đó là khi ở trong đô thị người ta nhận diện ngay ra nó. Điểm nhấn ở đây phải nhìn theo hai chiều. Điểm nhấn chủ quan từ người thiết kế sáng tạo và điểm nhấn được rộng rãi xã hội công nhận. Đây là hai góc nhìn từ hai hướng: người sáng tạo và đa số người thụ hưởng. Đôi khi, hai luồng tư tưởng này không gặp được nhau, gây ra nhiều tranh cãi, bàn luận không đáng có trong xã hội. Tuy nhiên chính lúc này là lúc cần bản lĩnh của người làm nghề.

Lấy ví dụ trong văn học, có những nhân vật như cô Thị Nở tuy hình thức xấu xí, nhưng lại là điểm nhấn của tác phẩm Chí phèo. Không nhất thiết, điểm nhấn là phải đẹp, phải sang trọng, phải chỉnh chu. Đôi khi, nó là sự không hoàn thiện, thậm trí thiếu ngăn nắp, nhưng nó có sức sống, có sức thu hút lớn bởi sự phù hợp với nhiều đối tượng dân cư. Không nên đánh giá nó chỉ bằng nhãn quan của một giai tầng xã hội, mà hãy nhìn nó một cách đời sống hơn, gần gũi hơn.