Chần chừ hay trần trừ

     

Ngữ pháp Việt Nam vô cùng phong phú bởi vậy nên những từ phát âm gần giống nhau khiến nhiều người khó phân biệt. Trong đó, phải kể đến chần chừ và trần trừ là 2 từ thường xuyên xảy ra nhầm lẫn hiện nay. Vậy chần chừ hay trần trừmới đúng chính tả Tiếng Việt. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của letspro.edu.vn để được giải đáp thắc mắc nhé!


Chần chừ có nghĩa là gì?

Chần chừ là một động từ dùng để chỉ hành động trì hoãn, kéo dài thời gian một việc làm nào đó. Từ đó, khiến vụ việc chưa có thể giải quyết hoặc thực hiện một cách chưa được dứt khoát.

Bạn đang xem: Chần chừ hay trần trừ

*

Để hiểu hơn về nghĩa của từ chần chừ bạn đọc có thể tham khảo một số nội dung về từ đồng nghĩa, trái nghĩa và ví dụ sử dụng từ trong câu dưới đây.

Một số từ đồng nghĩa với chần chừ

Sau đây là một số từ đồng nghĩa với chần chừ như: do dự, đắn đo, chần chờ, chậm trễ, lăn tăn, lưỡng lự, phân vân, ngần ngại….

Một số từ trái nghĩa với chần chừ

Sau đây là một số từ trái nghĩa với chần chừ như: dứt khoát, thẳng thắn, rõ ràng, dứt điểm,....

Một số ví dụng sử dụng từ chần chừ trong câu

Động từ chần chừ thường được sử dụng trong một số trường hợp như: chần chừ trước sự lựa chọn, chần chừ khi đưa ra câu trả lời, chần chừ làm việc gì đó,....

Ví dụ:

Cô ấy còn chần chừ không biết nên chọn lựa chiếc váy nàoCậu còn chần chừ gì mà không lựa chọn tới Tokyo làm việcKhông tới đây nhanh còn chần chần chừ gì nữa vậy bạn tôi.

Chần chừ là một từ láy có nghĩa được xuất hiện và ghi chép trong từ điển Tiếng Việt. Đồng thời, đây là một từ được sử dụng đúng trong chương trình giảng dạy, văn bản, tài liệu.

Có thể bạn chưa biết:Giải đáp chật chội hay trật trội mới đúng chính tả Tiếng Việt

Trần trừ có nghĩa là gì?

Trần trừ là một từ không có ý nghĩa không xuất hiện, hay có giải thích nghĩa nào trong từ điển Tiếng Việt từ trước đến nay. Đây là một từ sai chính tả có thể việc viết sai chính tả này là do phát âm sai, nhầm lẫn “ch” và “tr” của một số vùng miền, địa phương.

Giải đáp chần chừ hay trần trừ mới đúng chính tả tiếng Việt

Từ nội dung phân tích ý nghĩa của 2 chần chần và trần trừ trên có thể kết luận “chần chừ” mới là từ viết đúng chính tả. Ngược lại, từ “ trần trừ” là từ viết sai chính tả, không được công nhận trong tài liệu từ điển hay sách vở.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tải Video Không Cần Idm Trên Google Chrome, Tải Nhạc Không Cần Idm Trên Google Chrome

*

Việc nhầm lẫn giữa cách sử dụng 2 từ “chần chừ” và “trần trừ” bắt gặp ở không ít người hiện nay. Phần lớn của việc sử dụng sai này là do từ cách phát âm sai 2 âm “ch” - “tr” của một số tỉnh miền bắc dẫn đến viết sai trong các văn bản.

Điều này không gây hại đến ai nhưng lâu dài lỗi sai chính tả sẽ làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Bởi vậy, nếu bạn còn đang mắc phải lỗi sai này thì hãy cố gắng sửa lỗi này nhé.

Biện pháp khắc phục lỗi sai chính tả

Để có thể khắc phục tốt lỗi sai chính tả “ch”- “tr” và một số âm khác bạn đọc có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

Rèn luyện phát âm chuẩn

Đầu tiên để có thể sửa lỗi sai về chính tả bạn cần luyện được phát âm đúng chuẩn. Việc làm này có cần luyện tập thường xuyên, lâu dài, cố gắng phát âm rõ ràng những từ dễ lẫn lộn từ dễ đến khó.

Phân tích, giải nghĩa của từ

Nếu bạn không phân biệt được các từ phát âm tương tự nhau như thế nào mới đúng thì có thể phân tích nghĩa của từ. Giải nghĩa của từ có thể bằng cách tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đặt câu.

*

Ghi nhớ quy luật chính tả

Đây là một biện pháp khắc phục lỗi sai chính tả hữu hiệu nhất hiện nay. Trong tiếng việt có các quy luật riêng về việc sử dụng các âm đầu, luật trầm-bổng.

Ví dụ như luật sử dụng “tr”- “ch”

Đa số các từ chỉ đồ vật, con vật, hoa quả, danh xưng các mối quan hệ sẽ dùng âm “ch” như: chổi, chén, chăn, chày, chó, chuột, chuồn chuồn, chú, cháu,....

Có thể bạn chưa biết:Chân trọng hay trân trọng? Từ nào mới đúng chính tả

Luyện viết đúng chính tả

Thông qua cách luyện tập viết đúng chính tả các văn bản thường xuyên và thực hành luyện viết cần kiểm tra lại một cách kỹ càng. Từ đó, các lỗi sai sẽ được ghi nhớ và sửa lỗi sai chính tả được thành công.

Hy vọng nội dung của bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc chần chừ hay trần trừ mới đúng chính tả tiếng Việt. Đồng thời, giúp bạn phân biệt và khắc phục những lỗi sai chính tả này. Để có những thông tin thú vị hơn hãy truy cập vào website của chúng tôi nhé.