Tiếng nói của văn nghệ violet

     

Hồi còn nhỏ, mỗi lần nghe các tác phẩm nhạc cổ điển, mình thường nói với bố là “Con chả hiểu tại sao người ta có thể nói về nội dung bản nhạc này dù chả có một ngôn từ nào”. Nghệ thuật đúng là thật trừu tượng. Khi ấy bố mình chỉ nói “Con không cần hiểu, chỉ cần lắng nghe và tự cảm nhận có thấy thích hay không thôi?”. Rồi dần dần, mình cũng có thể cảm nhận tiếng chim hót, tiếng sấm sét, giông bão, thấy tim mình đập nhanh, hay thậm chí rơi nước mắt khi nghe một bản nhạc. Bố mình rất thích đọc sách. Hồi đó, mình vẫn thấp bé, còn những cuốn tiểu thuyết ngoại văn mà bố đọc để mãi trên tầng cao. Đó là những áng văn của văn hào John Steinbeck, như Chùm nho uất hận, phía đông Eden. Mình lớn lên, với hi vọng một ngày nào đó sẽ đủ cao và học ngoại ngữ có thể lấy và đọc được những cuốn sách ấy.

Bạn đang xem: Tiếng nói của văn nghệ violet

Hiện nội dung này đã có trên Podcast Small Step everday. Mời bạn lắng nghe.


Có thể nói, dù không sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, nhưng thưởng thức nghệ thuật đã sớm là một phần trong cuộc sống của mình. Gia đình mình có cuộc sống bình dân, bố mẹ làm văn phòng, thậm chỉ chả ai biết chơi đàn, chả ai có năng khiếu vẽ vời, hát hò. Mình cũng không được tham gia vào lớp học vẽ, học đàn, hay năng khiếu gì từ nhỏ, sau này mình biết chơi Piano là do mình tự học. Thế nên mình mới nghĩ, tiếp xúc với nghệ thuật không cần những đòi hỏi vật chất quá cao siêu, cũng chẳng phải người đi ngắm tranh, nghe opera đều là người sang trọng, mà nghệ thuật ở xung quanh chúng ta, rất bình dị. Từ khi còn là sinh viên ở Hà Nội, mình có một nhóm bạn 3 người gọi là Art-mate. Chúng mình thường hay cùng nhau đi nghe hòa nhạc, các triển lãm tranh, hay đơn giản là ghé qua bảo tàng Mỹ thuật rồi lượn qua hiệu sách Cá Chép xem có tác phẩm nào mới không? Những điều bình dị này lại mang cho cuộc sống của mình một ý nghĩa rất lớn.


*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

Những điều giống nghệ thuật nhưng không phải nghệ thuật

Có 7 loại hình nghệ thuật là hội họa, điều khắc, văn chương, kiến trúc, điện ảnh, âm nhạc và sân khấu. Nhưng trong xã hội ngày này không phải tác phẩm nào cũng là nghệ thuật khi người ta đặt tính giật gân, câu view lên hàng đầu, thậm chí còn truyền bá những điều độc hại. Có những điều mình nhìn thấy rất khó chịu, và thậm chí còn vi phạm đạo đức vẫn diễn ra hàng ngày, còn được đưa vào âm nhạc và phim ảnh. Mình kịch liệt phản đối. Có một lần mình tranh luận với người bạn, người bạn ấy hỏi mình thế nào là đẹp, khi đẹp xấu chỉ là một cảm nhận rất chủ quan. Tuy vậy, mình nghĩ không phải vì thế mà chúng ta có thể đánh đồng cái thiện và cái ác. Nghệ thuật đích thực sẽ đưa người ta đến cái thiện, sự thấu cảm, chữa lành, giá trị nhân văn, tình yêu và ánh sáng, còn nếu những điều chỉ mang lại cho con người sự thù hận, sợ hãi, ghen tị, và xúi giục những hành động xấu thì chúng cần bị lên án và loại bỏ.

Xem thêm: Chuyển Uefi Sang Legacy Asus, Mở Chế Độ Boot Legacy Cho Laptop Asus

Tâm hồn, suy nghĩ của chúng ta được tạo nên bởi chính những điều chúng ta đọc, và xem. Nếu bạn ăn phải thực phẩm không tốt, bạn có thể bị ngộ độc, hay nhẹ thì ốm, mệt mỏi. Nếu thông tin bạn tiếp thu độc hại thì tâm trí bạn cũng sẽ đầy những điều tiêu cực, và thường xuyên bị bủa vậy bởi những suy nghĩ độc hại ấy dẫn đến những hành động sai lầm. Vì thế, nếu muốn sống cuộc đời đầy những hân hoan, niềm vui và hi vọng, chúng ta phải chọn lọc những điều chúng ta tiếp thu. Mình muốn viết một bài về ảnh hưởng của âm nhạc đến tâm trí nhưng bài này dài quá rồi, hẹn bạn lần sau.

Kết luận

Trong cuộc sống này người ta thường bỏ qua những điều mà họ không nhìn thấy lợi ích trước mắt. Thế nên, mới có lắm kẻ hay buông lời chê bai, mà không hiểu được giá trị đích thực của nghệ thuật mang lại cho cuộc sống. Yêu nghệ thuật, không khiến người ta đánh mất lý trí, phi thực tế hay trở nên yếu đuối, mà giúp chúng ta trở nên thông tuệ, tự tin và dũng cảm. Dám sống cuộc đời của riêng mình như một nhân vật chính trong tiểu thuyết bạn yêu chẳng phải là sự dũng cảm hay sao. Hỏi trong cuộc đời này mấy ai đã sống được như vậy.

Cám ơn bạn đã đọc đến đây. Đừng quên theo dõi qua email để không bỏ lỡ nhưng bài viết mới trên blog.