Mắt biếc là như thế nào

     

Đôi mắt của Hà Lan đẹp như thơ, như mộng khiến Ngạn cả đời say mê, ám ảnh. Nhưng đó cũng là đôi mắt của con chim non nóng lòng rời tổ, mải mê bay theo muôn tía nghìn hồng.

Bạn đang xem: Mắt biếc là như thế nào


*

Đôi mắt của Hà Lan đẹp như thơ, như mộng khiến Ngạn cả đời say mê, ám ảnh. Nhưng đó cũng là đôi mắt của con chim non nóng lòng rời tổ, mải mê bay theo muôn tía nghìn hồng.

“Con bé đó dễ thương. Mắt nó đẹp, như mắt biếc”, là bà nội của Ngạn nói vậy khi thấy cháu trai nhắc đến Hà Lan. Cũng từ đó, Ngạn gọi cô bạn mà mình đang cảm nắng là “Mắt biếc”.

Thực ra, tình tiết này trong phim của Victor Vũ đã có chút thay đổi so với truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh. Bởi, trong nguyên tác văn học, từ mắt biếc là của Ngạn. Chính Ngạn đã nhận ra và miêu tả đôi mắt đặc biệt của Hà Lan là “mắt biếc”.


Đạo diễn Victor Vũ: "Tôi từng yêu đơn phương như Ngạn trong Mắt biếc" Trong Signature của Zing.vn, Victor Vũ trải lòng về những khó khăn trong quá trình thực hiện "Mắt biếc". Nam đạo diễn và ê-kíp suýt chút nữa đã bỏ cuộc vì không tìm được hướng đi.

Sức mạnh “ghê gớm” trong đôi mắt Hà Lan

Vẻ đẹp trong đôi mắt của Hà Lan đã được Nguyễn Nhật Ánh định danh từ chính tựa đề tác phẩm: Mắt biếc. Trong quan niệm dân gian của người Việt, đó là đôi mắt có màu xanh biếc, hiếm có và khó tìm.

Nguyễn Nhật Ánh không nói rõ Hà Lan có sở hữu đôi mắt màu xanh biêng biếc hay không. Chỉ biết rằng với Ngạn, “sức mạnh” của Hà Lan nằm ở đôi mắt, sự riêng biệt của Hà Lan là đôi mắt và vẻ đẹp của Hà Lan cũng từ đôi mắt trời cho ấy.

“Đôi mắt có hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác. Đôi mắt đó lúc bấy giờ đã khiến tôi buộc lòng đổi chỗ ngồi với thằng Ngọc và sau này cũng đôi mắt đó làm khổ tôi ghê gớm”, Ngạn bộc bạch.

Hà Lan được miêu tả trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh với đôi mắtcó hàng mi dài, lúc nào cũng mở to.

Ngạn luôn thích nhìn vào đôi mắt đầy sức mạnh ấy. Ngạn soi mình trong đó và vẩn vơ so sánh chúng với những viên bi trong suốt, “những viên bi quý tộc chỉ có bọn học trò trường thầy Phu chúng tôi - những đứa trẻ chỉ quen chơi với những viên bi làm từ trái mù u phơi khô thì đó chỉ là những ước mơ”.

Lớn lên, đôi mắt của Hà Lan lại khiến Ngạn nghĩ đến bầu trời và dòng sông, đến những ước mơ dịu dàng của tình yêu. Dù Ngạn thành thật rằng: “Khi đó tôi không còn đủ can đảm để nhìn lâu vào đôi mắt nó như ngày thơ dại”.

Hà Lan có đôi mắt đẹp như thơ, như mộng. Đôi mắt đã khiến Ngạn cả đời say mê, ám ảnh. Đôi mắt đã hớp hồn Ngạn ngay từ những phút đầu gặp gỡ, đi cùng Ngạn suốt những năm tháng thơ ấuvà làm khổ Ngạn cả cuộc đời.

Trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, mắt biếc của Hà Lan là chi tiết xuyên suốt, đóng vai trò quyết định trong biểu đạt nội tâm của nhân vật Ngạn. Đó cũng là chi tiết đáng nhớ nhất về Hà Lan, khiến cô trở thành nhân vật riêng biệt bậc nhất trong những nhân vật nữ của văn chương Nguyễn Nhật Ánh.

“Nhưng nội sợ, con bé đó sau này sẽ khổ”

Không thể bàn cãi về vẻ đẹp trong đôi mắt biếc của Hà Lan. Đôi mắt ấy đẹp như hòn bi ve, như dòng sông xanh, như bầu trời buổi sớm.

Nhưng, đó cũng là đôi mắt của “con chim non nóng lòng rời tổ, mải mê bay theo muôn tía nghìnhồng và chẳng hay cuộc đời lắm kẻ giương cung”.

Xem thêm: Lời Bài Hát Xin Còn Gọi Nhau Là Cố Nhân (Tân Cổ), Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân

Cũng đôi mắt biếc có sức mạnh “ghê gớm” ấy khiến bà nội của Ngạn sợ, sợ rằng “con bé lớn lên sẽ khổ”. Ngạn cứ lưu trong đầu mà chẳng hiểu tại sao nội mình nói vậy. Ngạn càng không hiểu tại sao nội lại trả lời “Nội cũng mong như vậy” khi Ngạn thốt lên: “Lớn lên, con sẽ lấy Hà Lan làm vợ”.

Phải đến mãi sau này, khi con chim non nóng lòng rời tổ mang tên Hà Lan ấy chịu nhiều đau khổ, thương tổn từ sự bội bạc của người đàn ông sở khanh, Ngạn mới hiểu mong muốn lúc sinh thời của bà nội. Hóa ra, bà muốn Ngạn lấy Hà Lan để đời Hà Lan bớt khổ.

Mong ước của nội đã chẳng thành hiện thực. Trong nguyên tác văn học, là Hà Lan không chọn Ngạn, còn trong bộ phim của Victor Vũ, vừa là Hà Lan không chọn Ngạn, vừa là Ngạnrụt rè, nhút nhát màbỏ qua nhiều cơ hội mở lòng từ Hà Lan.

Cả hai vẫn có thể ngồi cạnh nhau dưới giàn hoa thiên lý, vẫn có thể tinh nghịch đong đưa chân trên những khúc gỗ tròn, nhưng niềm hào hứng ngày nào đã bỏ đi đâu.

“Dường như giữa chúng tôi chẳng còn gì để nói, cứ mỗi lần cất lời là mỗi lần nhận thấy mình ngượng ngập. Giữa trưa hè ngột ngạt, chúng tôi ngồi lặng thinh, trống vắng, ở bên nhau mà nghìn trùng xa cách. Đôi mắt biếc ngày nào, khi dõi theo những cánh chuồn chuồn đang ngẩn ngơ bay bên hàng giậu đổ, em có chạnh lòng tiếc nuối tuổi thơ qua?”.

*

Đôi mắt của Hà Lan trong vườn sim khiến Ngạn cả đời say mê, ám ảnh.

Mối tình đơn phương của Ngạn cùng đôi mắt biếc năm nào cứ mãi lặng lẽ như thế để rồi chuyển thành tình thương, sự bao bọc, che chở cho Trà Long - con gái Hà Lan.

Trà Long lớn lên cũng thừa hưởng đôi mắt biếc trời cho của mẹ, là sự nối dài tình cảm của mẹ. Những tưởng tình yêu của Ngạn sẽ được đáp đền. Nhưng khi nhận ra tình cảm mà bản thân dành cho Trà Long chỉ xuất phát từ bóng hình của Hà Lan, Ngạn quyết định ra đi.

“Vì trái tim nhỏ bé chỉ đủ chỗ dành cho người mẹ yêu dấu của con”, trong phim của Victor Vũ, Ngạn đã để lại dòng thư như vậy trong quyết định giữ trọn vẹn tình yêu với Hà Lan vàđôi mắt biếc năm nào.

Một xử lý mang dấu ấn điện ảnh của Victor Vũ là cuối phim, đôi mắt biếc ấy một lần nữa xuất hiện, long lanh như nước hồ thu. Đó là cảnh Hà Lan khóc, nhìn theo đoàn tàu đã lăn bánh. Vẫn "đôi mắt biếc như thời chưa biết buồn đau".

Victor Vũ đã tìm diễn viên “mắt biếc” như thế nào?

Chuyển thể từ tác phẩm văn học nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh nhưng Victor Vũ có nhiều xử lý, sáng tạo mang tính điện ảnh để làm nên một Mắt biếc độc lập, chinh phục khán giả nhiều ngày qua.

Dù vẫn còn đó những tiếc nuối, không thể phủ nhận, Mắt biếc là tác phẩm khác nhất trong chặng đường điện ảnh đã qua của Victor Vũ. Một trong những điểm đáng khen ngợi nhất của phim là việc đạo diễn đã tìm ra dàn diễn viên sáng giá, hợp vai và biết diễn bằng “đôi mắt”.

Chia sẻ với Zing.vn, đạo diễn Victor Vũ thừa nhận anh từng bị áp lực trong việc casting để tìm ra diễn viên có đôi mắt đẹp, phù hợp với miêu tả của nhân vật trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh.

Nhưng sau đó, nam đạo diễn nhận ra rằng đôi mắt ấy mang giá trị tinh thần nhiều hơn là một chi tiết cụ thể về Hà Lan.

“Quan trọng hơn một đôi mắt đẹp là thần thái của Hà Lan. Do vây, nếu chỉ tập trung cho đôi mắt mà bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng trong một nhân vật như Hà Lan sẽ là thiếu sót”, Victor Vũ nêu quan điểm.

Song, quá trình tuyển chọn diễn viên vẫn nhiều gian nan và áp lực. “Tôi cũng từng nghĩ rằng nếu không tìm được diễn viên phù hợp với phim này thì sẽ dừng dự án. Bởi lẽ, nhân vật trong tác phẩm là một phần ký ức của rất nhiều người, đi tìm những diễn viên phù hợp, có thể thổi hồn vào nhân vật là việc rất khó khăn”, đạo diễn nhấn mạnh.

Theo Victor Vũ, quá trình casting là khâu quan trọng bậc nhất để thực hiện bộ phim. Trên tinh thần đó, ê-kípchọn hướng đi là không nhất thiết phải chọn gương mặt diễn viên tên tuổi cho Mắt biếc.

"Điều đó không có nghĩa là chúng tôi bỏ qua mà là không bị chi phối bởi tên tuổi diễn viên cho dự án. Sự mộc mạc, mới mẻ thôi thúcchúng tôi chọn nhân tố mới. May mắn chúng tôi đã tìm được diễn viên tâm đắc. Không chỉ Trúc Anh mà Trần Nghĩa cũng có đôi mắt biếc, rất đẹp", đạo diễn nói thêm.