Học cầu lông cơ bản

     

Thiên Trường xin chia sẻ với bạn hướng dẫn kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản cho người mới chơi được chúng tôi tham khảo lại từ các HLV. Cùng tìm hiểu và áp dụng tập luyện để nâng cao trình độ cầu lông của mình bạn nhé !

Bạn đang có nhu cầu học chơi cầu lông nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn đã từng lên mạng internet tìm các bài học kỹ thuật đánh cầu lông nhưng nó khó hiểu và áp dụng luyện tập không hiệu quả? Nhằm giúp bạn có thể giải quyết được vấn đề này, hôm nay Thiên Trường Sport xin chia sẻ với bạn hướng dẫn kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản cho người mới tập chơi được chúng tôi tham khảo lại từ các HLV cầu lông có kinh nghiệm lâu năm. Nào, cùng bắt đầu tập chơi cầu lông với Thiên Trường bạn nhé !

*

Kỹ thuật đánh cầu lông

1. Kỹ thuật cầm vợt cầu lông đúng cách.

Bạn đang xem: Học cầu lông cơ bản

Cầm vợt cầu lông đúng cách là bài tập đầu tiên mà người mới tập chơi cầu lông cần phải học và thực hiện được. Cầm vợt đúng cách sẽ giúp người chơi phát huy được tối đa sức mạnh của các khớp (cổ tay, khuỷu tay và vai) để đạt được sự chính xác của đường cầu và điểm rơi của trái cầu. Ngoài ra, cầm vợt chuẩn còn tăng tính linh hoạt trong thực hiện qua lại các động tác đánh cầu phía bên trái và phía bên phải. Cách cầm vợt cầu lông đúng kỹ thuật gồm các bước như sau:

- Cầm thân vợt cầu lông bằng tay trái (làm ngược các hướng dẫn nếu bạn là người thuận tay trái).

- Cầm và nghiêng mặt vợt vuông góc 90 độ so với mặt đất (như hình vẽ).

- Lòng bàn tay nắm cán vợt ở khoảng giữa (hơi lệch về cuối cán vợt). Tư thế cầm cán vợt như đang "bắt tay".

- Các ngón tay ôm nhẹ quanh cán của vợt cầu lông. Ngón cái tựa trên cán vợt, đầu cón cái hướng về phía đầu cán vợt.

- Các ngón trỏ và giữa phải được đặt sao cho thoải mái. Tư thế cầm vợt đúng phải tạo nên được một góc chữ V giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ.

*

Kỹ thuật cầm vợt cầu lông

2. Kỹ thuật giao cầu ngắn trong cầu lông.

Giao cầu ngắn (Short Serve hay Low Serve) là kỹ thuật giao cầu tạo điểm rơi của trái cầu ở phía trước mặt của đối thủ, trong vùng màu xanh (dưới hình) và càng sát lằn ranh giới hạn short serve line càng tốt.

*

Kỹ thuật giao cầu ngắn

Với kỹ thuật giao cầu ngắn trong cầu lông thì có hai cách giao cầu ngắn đó là giao cầu ngắn trái tay (backhand short serve) và giao cầu ngắn thuận tay (forehand short serve).

- Video hướng dẫn giao cầu ngắn trái tay.


Với kỹ thuật giao cầu ngắn khi chơi cầu lông thì nó thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Thường dùng trong kỹ thuật đánh đôi để hạn chế sức tấn công của đối thủ và hy vọng có thể giành được quyền tấn công trước, khi đối thủ buộc phải trả cầu cao lên.

- Khi đối thủ đứng nhận giao cầu khá xa vạch mức chữ T.

3. Kỹ thuật giao cầu dài trong cầu lông.

Xem thêm: Một Gb Bằng Bao Nhiêu Mb Và Sử Dụng Được Trong Bao Lâu? 1 Gb Bằng Bao Nhiêu Mb

Kỹ thuật giao cầu dài (Long Serve) là cách giao cầu tạo điểm rơi của trái cầu ở phía sau lưng của đối thủ và càng sát về giới hạn cuối sân càng tốt. Tuỳ theo trường hợp đánh đơn hay đánh đôi, điểm rơi hợp lệ của giao cầu dài sẽ có những mức giới hạn cuối sân (Long Serve Line) khác nhau. Để thực hiện giao cầu dài thì cũng có hai cách đó là giao cầu thuận tay (Forehand Long or High Serve) và giao cầu trái tay (Backhand Long or High Serve).

- Video hướng dẫn giao cầu dài thuận tay.


Với kỹ thuật giao cầu dài khi chơi cầu lông thì nó thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Thường dùng trong đánh đơn để đẩy đối thủ ra xa về cuối sân.

- Khi muốn dồn ép đối thủ có sức trả cầu yếu, hay đối thủ đã bị mệt.

4. Kỹ thuật đập cầu khi đánh cầu lông.

Đập cầu là một cú đánh mạnh từ trên cao làm cho trái cầu đi nhanh qua phần sân đối phương và theo chiều hướng đi xuống. Đập cầu hoàn toàn khác so với trả cầu sâu về phía sau sân. Để phân biệt một cú đập cầu (Smash) và một cú trả cầu sâu (Lob/Clear) ta xem hình so sánh đường đi của trái cầu dưới đây.

*

So sánh đập cầu với trả cầu ra sau

Có thể nói, điểm ghi được trong trận đánh cầu lông phần lớn đến từ những cú đập cầu. Do đó, nếu không có cú đập cầu tốt thì ta chỉ còn có cách đánh đẩy đưa chờ đối thủ "tự sát" để mình được "ghi điểm". Tuỳ vào hướng cầu đến phía bên thuận (cùng bên tay cầm vợt ) hay bên nghịch (trái với tay cầm vợt ) ta cũng có các cú đánh sau đây:

- Forehand Smash: cú đập thuận tay.

- Backhand Smash: cú đập trái tay.

Video hướng dẫn kỹ thuật đập cầu.


Khi thực hiện kỹ thuật đập cầu thì bạn cần chú ý:

- Phải đánh trái cầu từ phía trên cao và phía trước mặt. Càng đánh cầu trên cao càng tốt vì sẽ rút ngắn thời gian tấn công, điểm rơi của trái cầu càng sát lưới và buộc đối thủ phải ở vào tư thế bị động, chỉ có thể trả cầu bổng hay trả cầu lưới. Đập cầu có dậm nhảy sẽ tạo nên cú đánh uy lực hơn đập cầu thông thường không dậm nhảy.

- Tay cầm vợt đập cầu lúc đầu hơi co, khi tiếp xúc cầu thì vươn thẳng và sau đó đánh tay theo quán tính ra trước để phát huy tối đa sức mạnh của cú đánh.

- Sử dụng cả ba khớp (bả vai, khuỷu tay và cổ tay) trong cú đánh Forehand Smash để đạt sức mạnh lớn nhất.

Tổng kết.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản cho người mới chơi đã được Thiên Trường Sport tham khảo lại từ giáo án của các HLV cầu lông chuyên nghiệp. Hy vọng những kiến thức trên dễ hiểu và bạn dễ dàng áp dụng để tập luyện chơi cầu lông cho mình. Chúc bạn thành công !

Thiên Trường Sport là địa chỉ bán dụng cụ cầu lông dùng cho tập luyện và thi đấu chuyên nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu mua trụ lưới cầu lông thì có thể tham khảo thêm và mua ủng hộ chúng tôi tại lưới cầu lông. Xin cảm ơn !