Yêu là gì thích là gì

     

Thích, yêu và thương đôi khi khoảng cách chỉ là một sợi chỉ mảnh vô hình. Nhiều lúc bạn nghĩ mình đã yêu, nhưng thực ra khoảng cách vẫn ở đó. Tình cảm của họ dành chỉ bạn mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thích. Vậy thích, yêu và thương khác nhau như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của letspro.edu.vn.

Bạn đang xem: Yêu là gì thích là gì

1. Định nghĩa


*
Yêu, thích và thương khác nhau từ cách định nghĩa những loại cảm xúc này.

Yêu, thích, và thương vốn dĩ đã khác nhau trong cách người ta định nghĩa về những kiểu cảm xúc này.

Thích đơn giản là có chút cảm tình với ai đó, thoáng qua, đọng lại khiến bạn có thể buồn vu vơ, cũng có thể khiến bạn khẽ cười rồi lắc đầu ngại ngùng.

Yêu là bước tiếp theo của một mối quan hệ với rất nhiều hành động và cảm xúc phức tạp lẫn lộn như: luôn nghĩ về một ai đó, đôi lúc trong vô thức chợt gọi tên, ghen tuông, hờn giận, cãi vã, nhớ nhung…

Trong khi đó, thương có thể là một hành động còn vượt qua yêu về mức độ thấu cảm nhưng vẫn giữ nguyên cảm xúc yêu thương thậm chí còn yêu hơn những ngày mới bắt đầu mối quan hệ chính thức. Trong một số trường hợp, thương là bước cuối cùng của một tình yêu không thể nào quên.

2. Cảm xúc khi ở bên nhau


*
Yêu là cảm giác cần phải được gắn bó cả đời. 

Thích thì bạn sẽ có cảm giác muốn được ở bên đối phương. Trong khi đó, yêu lại là cảm giác cần phải được gắn bó cả đời. Thương còn mang lại cảm giác sâu nặng hơn yêu bởi đây là động từ được sử dụng khi hai người trong một mối quan hệ đã tương đối hiểu, chấp nhận, tôn vinh, cam kết với nhau.

Cụ thể, nói một cách dễ hiểu, thích là cảm giác muốn được đến gần đối phương. Yêu là không tách ra được. Còn thương thì ở một mức độ gắn bó cao hơn, có thể đi tới cuối những khoảnh khắc cuối cùng của hạnh phúc của một đời người.

Khi gặp người mình thích đơn thuần là vui. Trong khi đó, khi gặp mình yêu bạn có thể mang theo cảm giác hồi hộp. Còn thương ai đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ thực sự thoải mái, hạnh phúc, được yêu thương khi ở bên đối phương.

Xem thêm: Làm Thủ Tục Trực Tuyến Vietjet, Làm Thủ Tục Trực Tuyến Chuyến Bay Vietjet Air

3. Bản chất


*
Bản chất của yêu là sự hy sinh. 

Bản chất của việc thích một ai đó chính là chiếm hữu. Trong khi đó, bản chất của yêu là sự hy sinh. Đối với thương, bản chất của nó là sự chấp nhận, thấu hiểu và yêu một người sâu đậm với mức độ rất lớn.

Có nhiều người còn cho rằng, thích là nhận lại, yêu là cho đi. Bạn có thể thích một người nào đó vì họ khiến bạn vui vẻ với những nguồn năng lượng tích cực, thu hút. Nhưng khi bạn yêu thương một ai đó thật lòng, điều bạn mong muốn chính là khiến đối phương luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

4. Sự thay thế


*
Thích ai đó cũng nhanh như cách hết thích một ai đó.

Do thích một ai đó đôi khi chỉ là cảm xúc thoáng qua, không có tính bền vững nên có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Trong khi đó, bước vào một mối quan hệ chính thức và nghiêm túc với đối phương đồng nghĩa với việc bạn cần học cách chấp nhận bên cạnh những yêu thương cho đi và nhận lại.

Chấp nhận những điểm xấu của nhau, chấp nhận những khác biệt, chấp nhận hoàn cảnh gia đình… Và khi những chấp nhận đạt đến mức thấu hiểu, hai cá thể có cảm giác như hoà làm một thì thương xuất hiện.

5. Sự thể hiện bản thân


*
Khi yêu thật lòng người khác, bạn sẽ có xu hướng muốn cho họ biết và bao dung với con người thật của mình

Thích một ai đó có thể khiến bạn chưa đủ sự tin tưởng để bộc lộ hết con người mình cho đối phương. Tuy nhiên, khi yêu thật lòng người khác, bạn sẽ có xu hướng muốn cho họ biết và bao dung với con người thật của mình, với những lỗi lầm của mình. Bởi con người thật của nhau mà không yêu thì tình yêu đó không thể lâu bền. Thương thậm chí còn mang mức độ sâu hơn khi bạn có thể cảm thông, và yêu luôn những khuyết điểm của đối phương, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ cùng họ.

Cảm xúc của con người là thứ vốn rất khó để gọi tên, định nghĩa bởi nó hoàn toàn thiên về cảm nhận và chiêm nghiệm của mỗi người. Hy vọng những thông tin được letspro.edu.vn đưa ra trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, về những mối quan hệ xung quanh mình mà đôi khi cuộc sống bận rộn hoặc bản thân chưa đủ kinh nghiệm sống khiến bạn bối rối và nhầm lẫn.