Vợ của hoàng tử gọi là gì

     

Nước Anh tiếc thương Hoàng tế Philip

Theo phóng viên TTXVN tại Anh, từ chiều 9/4, hàng trăm người đã tập trung bên ngoài Lâu đài Windsor và Cung điện Buckingham để đặt hoa tưởng niệm Hoàng tế Philip, phu quân của Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhị, vừa qua đời ở tuổi 99, mặc dù đã chính thức được khuyến cáo không nên làm vậy để phòng dịch COVID-19.

Bạn đang xem: Vợ của hoàng tử gọi là gì

Tiếng Việt sử dụng một loạt từ Hán Việt để gọi những người trong hoàng tộc của như: Vua (người đứng đầu trị vì đất nước), hoàng đế (vua của một nước lớn), vương (vua - cách gọi cũ hoặc tước phong cho người trong hoàng tộc hoặc vua chư hầu có công lớn...), hoàng hậu (vợ hoặc vợ cả trong số các vợ của vua), hoàng tử (con trai vua), thái tử (hoàng tử được chọn nối ngôi vua), công chúa (con gái vua), hoàng thân (người có quan hệ họ hàng gần gũi với vua trong hoàng tộc), quốc thích (họ hàng thân thích bên ngoại của vua) v.v…
*

Ngài Philip không thuộc "hoàng thân" nước Anh.

Bạn đang xem: Vợ của hoàng tử gọi là gì

Ông vốn là Hoàng tử của Hy Lạp. Cha ông, ngài Andrew lại là hoàng tử của 2 quốc gia (Hy Lạp và Đan Mạch). Philip chỉ được phong chức Hoàng thân nước Anh (The Prince of Great Britain) vào năm 1947, khi ông chính thức kết hôn với Elizabeth Alexandra Mary, sau này (vào năm 1952) là Nữ hoàng Anh Elizabeth II.Vương tế (vương: vua, tế: con rể) có nghĩa là "con rể của hoàng tộc". Nhưng rõ ràng, nói "vương tế" vẫn là một cách "nói vòng" mang tính giải thích chứ không phải là một từ định danh chính thức (như hoàng hậu: vợ vua).Tiếng Hán (và sau đó dẫn đến tiếng Việt) không có từ chỉ “chồng vua” . Có lẽ đó là một vấn đề mang tính lịch sử.Bởi trong suốt thời kỳ các triều đại Trung Quốc trị vì, không có ai là phụ nữ đứng đầu triều chính. Xã hội phong kiến chỉ chấp nhận con trai mới được kế vị ngai vàng (vua nào không có con trai nối dõi thì phải truyền ngôi cho một người đàn ông khác trong hoàng tộc). Thế cho nên, chỉ có vua đàn ông chứ không có vua đàn bà. Ngoại lệ, có 2 nhân vật quan trọng vào vai đó. Người thứ nhất là Võ Tắc Thiên (624-705), còn gọi là Thiên Hậu (sau lên ngôi Thiên Hoàng), vốn là một phi tần ở Hậu cung của Đường Thái Tông. Người thứ hai là Từ Hy Thái Hậu (1835-1908). Bà vốn là phi tần của Thanh Văn Tông - mẹ đẻ của Thanh Mục Tông.

Xem thêm: Những Câu Thả Thính Bằng Tiếng Anh Cực Cool, Cực Ngầu, Cực Chất!

Bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính (nắm quyền trị nước thay vua) của Triều đình nhà Thanh (cùng với Từ An Thái hậu) khi Đồng Trị Đế lên ngôi. Sau khi Đồng Trị Đế qua đời, Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế lên ngôi, bà lại tiếp tục nhiếp chính. Tuy không mang danh Hoàng đế, nhưng Từ Hy Thái hậu nắm quyền như một vị vua.Có điều là, cả 2 người đàn bà này (Võ Tắc Thiên và Từ Hy Thái Hậu) lên cầm quyền (đứng đầu chế độ quân chủ, tức làm vua), nhưng làm vua “bất bình thường”. Hơn nữa, khi 2 bà nhiếp chính thì chồng của họ đều đã mất. Thành thử, người Trung Quốc cũng không có nhu cầu phải nghĩ ra một từ thích hợp "chính danh" để chỉ người là "chồng vua". Nếu có, hóa ra là thừa nhận phụ nữ có quyền lên ngôi hoàng đế hay sao?Ở các nước phương Tây thì hơi khác, có không ít quốc gia mà người phụ nữ đứng đầu triều chính được chấp nhận. Chẳng hạn, một số nước có chức danh Nữ hoàng (Anh, Nga, Ấn Độ, Hà Lan, Hy Lạp...). Vậy, người ta có một từ định danh, chỉ "chồng nữ hoàng" (tức "chồng của vua nữ") có không? Tiếng Pháp, tiếng Nga thì chưa thấy. Nhưng tiếng Anh thì có từ Prince-Consort/ King-Consort để chỉ nhân vật này. Tuy nhiên, khi dịch sang tiếng Việt thì không có từ tương đương (mà phải dùng các từ như Hoàng thân, Phu quân, Hoàng tế, Vương tế...). Gần đây, học giả Hồ Hải Thụy đề nghị dùng từ Hoàng phu (hoàng: vua, phu: chồng). Có lẽ, đó là cái tên khả dĩ được chấp nhận.