Viết hoa sau dấu hai chấm

     

*
Mục lục bài viết

1. Bỏ viết hoa vì phép đặt câu trong một số trường hợp

Thông tư số 01/2011/TT-BNV

Nghị định số 30/2020/NĐ-CP

1.1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh:

- Sau dấu chấm câu (.)

- Sau dấu chấm hỏi (?)

- Sau dấu chấm than (!)

- Sau dấu chấm lửng (…)

- Sau dấu hai chấm (:)

- Sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”)

- Khi xuống dòng

1.2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề:

- Sau dấu chấm phẩy (;)khi xuống dòng

- Dấu phẩy (,) khi xuống dòng

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhấtcủa một câu hoàn chỉnh:

- Sau dấu chấm câu (.)

- Sau dấu chấm hỏi (?)

- Sau dấu chấm than (!)

- Khi xuống dòng

Bỏ quy định viết hoa trong các trường hợp sau:

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh:

- Sau dấu chấm lửng (…)

- Sau dấu hai chấm (:)

- Sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”)

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề: Sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩy (,) khi xuống dòng

2. Bỏ viết hoa điểm, khoản khi viện dẫn văn bản

Viết hoa trong văn bản - 5 thay đổi so với Thông tư 01 (Ảnh minh họa)

Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Bạn đang xem: Viết hoa sau dấu hai chấm

Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 141 Chương XIV Phần thứ hai Bộ luật Hình sự

Thay vì phải viết hoa cả chữ cái đầu của điểm, khoản như quy định của Thông tư số 01 trước đây thì Nghị định 30 đã bỏ viết hoa điểm, khoản khi viện dẫn văn bản.

Xem thêm: Cách Đổi Mật Khẩu Wifi Fpt Bằng Laptop, Hướng Dẫn Đổi Pass Wifi Modem Fpt

3. Bỏ viết hoa tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

Thông tư số 01/2011/TT-BNV

Nghị định số 30/2020/NĐ-CP

- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi

Ví dụ: đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; đạo Thiên Chúa; đạo Hòa Hảo; đạo Cao Đài… hoặc chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi như: Nho giáo; Thiên Chúa giáo; Hồi giáo…

- Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi

Ví dụ: lễ Phục sinh; lễ Phật đản…

Không quy định


4. Thêm trường hợp viết hoa tên địa lý

Theo điểm c khoản 1 Mục III Phụ lục II Nghị định 30/2020, khi viết hoa tên địa lý, có 02 trường hợp đặc biệt cần lưu ý là Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (thay vì chỉ có trường hợp Thủ đô Hà Nội như trước đây).

5. Thêm trường hợp viết hoa danh từ đặc biệt

Nghị định 30 đã bổ sung thêm quy định viết hoa trong trường hợp danh từ đặc biệt mà Thông tư 01/2011 không quy định. Theo đó, Nhân dân, Nhà nước là 02 danh từ đặc biệt phải viết hoa.