Truyền thuyết các vị thần hy lạp

     

Thần thoại Hy Lạp là một di sản văn hóa của người dân Hy Lạp. Từ lâu, thần thoại Hy Lạp đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của nhân loại. Ban đầu, thần thoại Hy Lạp được truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Nhờ các ghi chép về những câu chuyện được truyền miệng nói trên mà đến ngày nay thần thoại Hy Lạp vẫn được lưu truyền.

Bạn đang xem: Truyền thuyết các vị thần hy lạp

NGUỒN GỐC THẦN THOẠI HY LẠP

Theo nhà thơ và học giả Robert Graves đã viết vào năm 1955: “Thần thoại Hy Lạp có hai chức năng chính”. Chức năng đầu tiên trả lời cho câu hỏi mà trẻ con thường thắc mắc như. Ai là người sáng lập ra thế giới này? Ai là người đầu tiên trên thế giới này? Các linh hồn sẽ đi về đâu sau khi đã rời khỏi trần gian? Còn chức năng thứ hai của thần thoại là để củng cố cho chế độ xã hội đương thời. Đồng thời giải thích cho các phong tục tập quán, nghi lễ truyền thống.


*

Từ lâu, thần thoại Hy Lạp đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của nhân loại.


Những câu chuyện đôi khi bổ sung thêm các lời giải thích về các ý nghĩa biểu tượng. Hoặc các hàm ý khác có thể là hiện đại hoặc cổ điển. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đi tìm những ý nghĩa ban đầu được ẩn giấu trên các hình vẽ trên bình gốm sứ, bức họa,… Hay đằng sau những nghi lễ tôn giáo còn tồn tại đến ngày nay.

TỔNG QUAN

Thần thoại Hy Lạp được biết đến chủ yếu từ những tác phẩm văn học Hy Lạp và các vật phẩm cổ. Tuy nhiên, dựa trên các nguồn tư liệu văn học và khảo cổ học. Thì có khi chúng bổ sung cho nhau nhưng có khi lại hoàn toàn trái ngược nhau. Song nhờ sự hiện hữu của các tập dữ liệu này như một minh chứng chắc chắn rằng nhiều yếu tố trong thần thoại Hy Lạp có nguồn gốc thực tế và lịch sử rõ ràng.

Với sự biến đổi của văn hóa Hy Lạp, thần thoại Hy Lạp có sự thay đổi theo thời gian cho phù hợp. Điều này khiến cho các giai thoại vừa công khai vừa trong những giả định hiểu ngầm của nó. Được ví như là bản ghi chép những biến đổi của thời đại. Nhìn chung, lịch sử thần thoại này có thể chia làm ba hay bốn thời kì lớn.

Thần thoại về nguồn gốc hay nói cách khác, đây là thời đại của các vị thần. Kể về các huyền thoại về nguồn gốc của thế giới, các vị thần và loài người.

Kế đến là thời đại thần và con người sống hòa vào nhau một cách tự do. Truyện trong giai đoạn này kể về những sự tương tác đầu tiên giựa các thần, á thần và loài người.

Và tiếp theo là thời đại của các anh hùng. Đây là thời đại khi mà hoạt động của các vị thần bị hạn chế hơn. Trong đó, truyền thuyết anh hùng cuối cùng và lớn nhất là cuộc chiến thành Troy và hậu chiến. Tuy nhiên, ở giai đoạn hậu chiến được một số nhà nghiên cứu tách ra thành thời đại thứ tư.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGUỒN TƯ LIỆU VỀ THẦN THOẠI HY LẠP

Trong thời đại Hy Lạp cổ xưa, các câu chuyện về thần thánh, nữ thần, anh hùng và quái vật rất quan trọng. Đây được xem là một phần trong cuộc sống hàng ngày. Chúng giải thích mọi điều từ các nghi lễ tôn giáo cho đến hiện tượng thời tiết. Và chúng giải thích mọi thứ về thế giới xung quanh ta.

Thần thoại Hy Lạp hoàn toàn không có một văn bản chính thống như Kinh Thánh. Điều này đã mở đầu cho tất cả các nhân vật thần thoại cũng như câu chuyện về họ. Thay vào đó, các thần thoại Hy Lạp bắt đầu được truyền miệng ở thời kỳ đồ Đồng. Bản Thiên anh hùng ca Iliad và Odyssey được nhà thơ Homer viết vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên. Tư liệu văn học này chủ yếu tập trung vào câu chuyện Đại chiến thành Troy nổi tiếng.

Vào những năm 700 trước Công nguyên, nhà thơ Hesiod đã viết về thuyết nguồn gốc vũ trụ và thần thoại Hy Lạp. Câu chuyện này kể về quá trình sơ khai của vũ trụ. Vũ trụ từ một mớ hỗn độn, qua bàn tay của các vị thần và nữ thần tạo nên. Hình thành nên thế giới được tạo từ các yếu tố Đất, Trời, Biển cả và Địa ngục.

SƠ LƯỢC VỀ CÁC VỊ THẦN TRONG THẦN THOẠI HY LẠP

THẦN HY LẠP NGUYÊN THỦY

Dựa theo các thuyết về các vị thần nguyên thủy của người Hy Lạp cổ đại. Có rất nhiều thần hệ đã được các nhà thơ của Hy Lạp tạo ra. Song mỗi người lại có các giải thích khác nhau về việc ai là vị thần đầu tiên.

Như theo nhà thơ Homer, thần Oceanus và Tethys chính là cha mẹ của tất cả các vị thần. Còn nhà thơ Hesiod tin rằng Chaos là vị thần đầu tiên. Và sau đó lần lượt là thần Gaia, Tartarus, Eros, Erebus, Pontus, Ourea, Chronos, Nyx và Aether. Nhà thơ Orpheus thì Nyx lại là vị thần đầu tiên của thần thoại Hy Lạp. Nyx cũng là vị thần đầu tiên trong tác phẩm “Những con chim” của Aristophanes. Theo tác phẩm thì Nyx đã sinh ra Eros từ một quả trứng. Tiên nữ Thetis là vị nữ thần đầu tiên được nhà thơ Alcman miêu tả trong tác phẩm của mình.

Các nhà tư tưởng và triết gia Hy Lạp cũng xây dựng những thuyết riêng về nguồn gốc vũ trụ với những vị thần nguyên thủy riêng:

Pherecydes của Syros cho rằng Chronos là vị thần đầu tiên trong tác phẩm Heptamychia của mình.

Aphrodite và Ares là những vị thần đầu tiên theo Empedocles. Bởi họ đã tạo nên vạn vật bằng bốn nguyên tố và quyền năng của họ. Quyền năng của họ về tình yêu và xung đột, bất hoà.

Xem thêm: Báo Tuổi Trẻ 24H: Tin Tuc Cập Nhật, Bao Tuoi Tre, Tin Tức, Tin Nóng, Đọc Báo Điện Tử

Trong tác phẩm Timaeus của Platon, đấng sáng tạo đã xây dựng vạn vật theo mẫu mực lý tưởng.

NGƯỜI KHỔNG LỒ TITAN

Trong thần thoại Hy Lạp, Titan là một nhóm các vị thần đầy sức mạnh thống trị suốt thời gian huyền thoại. Những vị thần khổng lồ Titans khởi thủy bao gồm 12 người gắn liền với rất nhiều khái niệm. Như đại dương, trí nhớ, tầm nhìn và quy luật tự nhiên. Titan được dẫn dắt bởi vị thần trẻ nhất trong các vị thần thuộc thế hệ đầu tiên. 12 Titan bao gồm Oceanus, Tethys, Hyperion, Theia, Coeus, Phoebe, Cronus, Rhea, Mnemosyne, Themis, Crus và Lapetus.

Cronus là con út của Uranus (thần bầu trời) và Gaia (mẹ đất), là một trong 12 Titan. Ông đã lật đổ cha mình, đày các Cyclops và Hecatonchire xuống địa ngục. Lo sợ những đứa con của mình sẽ quay lại nổi loạn trừng phạt vì những tội lỗi ông gây ra. Cronus đã nuốt hết cả 5 đứa con gồm Hestia, Demeter, Hera, Poseidon và Hades của mình.


*

Bức họa Rhea đưa hòn đá giả thần Zeus cho Cronus nuốt chửng.


Lúc này, Rhea – vừa là vợ đồng thời cũng là chị gái của ông đã bỏ trốn đến hòn đảo Crete để hạ sinh thần Zeus. Sau khi biết được chuyện về các anh chị của mình. Zeus đã dẫn đầu cuộc chiến chống lại các thần khổng lồ Titan, trong đó có cả Cronus. Nhiều Titan bị cầm tù tại vực thẳm Tartarus dưới tận cùng của địa ngục.

Kể từ đó, các vị thần cũ cũng không còn lưu lại dấu vết của họ trên thế giới này. Một vài thần Titan như Gaia, Rhea, Themis,… đã không chống lại đỉnh Olympus. Và họ trở thành những người đóng vai trò then chốt trong một hệ thống thống trị mới.

MƯỜI HAI VỊ THẦN TRÊN ĐỈNH OLYMPUS

12 vị thần là những vị thần chính cai trị trên đỉnh Olympus. Các vị thần đỉnh Olympus giành quyền thống trị sau khi Zeus lãnh đạo trong trận chiến với các Titan và giành chiến thắng. Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus bao gồm các vị thần:

Zeus (thần bầu trời và sấm sét) là vua của các vị thần và là người cai quản đỉnh Olympus.Hera là nữ thần hôn nhân và gia đình, bà là nữ hoàng của các vị thần.Poseidon là anh của Zeus và là em của Hades. Ông là chúa tể của biển cả, động đất và ngựa.Demeter là nữ thần của nông nghiệp, thiên nhiên, mùa màng. Biểu tượng của sự sung túc.Athena được biết đến là thần chiến tranh chính nghĩa. Ngoài ra, Athena cũng là nữ thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ.Hestia thuộc dòng dõi Titan và là nữ thần của bếp lửa. Tuy nhiên, sau này, Dionysus đã thế chỗ của Hestia trong hệ thống 12 vị thần trên đỉnh Olympus.
*

12 vị thần Hy Lạp là những vị thần chính cai trị trên đỉnh Olympus.


Apollo – thần ánh sáng, tri thức và nghệ thuật.Artemis (nữ thần săn bắn) – con gái của Zeus và Leto, em song sinh của Apollo.Ares trong thần thoại Hy Lạp là vị thần của chiến tranh. Thần Ares được người La Mã cổ đại xem như là thần Mars.Aphrodite là nữ thần của tình yêu và sắc đẹp.Hephaestus – thần thợ rèn và là thợ thủ công của các vị thần.Hemes là người đưa tin của các thần. Ông cũng là thần thương nghiệp và trộm cắp.

THẦN THOẠI HY LẠP VÀ THẦN THOẠI LA MÃ

Thần thoại La Mã là các đức tin của người La Mã cổ đại. Chịu ảnh hưởng lớn của thần thoại Hy Lạp và các nền tôn giáo khác như Ai Cập, Ba Tư. Trong thời đại La Mã cổ đại, thần thoại La Mã mới được sinh qua thông qua việc dung hợp nhiều vị thần Hy Lạp và ngoại lai khác. Điều này xảy ra bởi vì người La Mã ít có các thần thoại của riêng họ. Với sự kế thừa truyền thống thần thoại Hy Lạp. Đã khiến cho các vị thần La Mã tiếp thu những đặc tính của những vị thần Hy Lạp tương đương. Thêm vào sự kết hợp hai truyền thống thần thoại khác nhau. Cùng sự liên hệ của người La Mã với các tôn giáo phương Đông dẫn tới những sự dung hợp hơn nữa.

Thần Zeus và Jupiter là một ví dụ của sự chồng lấn hai thần thoại Hy Lạp và La Mã. Sự thờ cúng Mặt Trời chỉ xuất hiện ở La Mã sau chiến dịch thành công của Aurelianus ở Syria. Các vị thần thánh châu Á Mithras (nghĩa là Mặt Trời) và Ba’al kết hợp với Apollo và Helios thành một Sol Invictus. Apollo dường như ngày càng đồng nhất trong tôn giáo với Helios hay thậm chí Dionysus.

Tuy nhiên các văn bản kể lại các huyền thoại về vị thần Apollo này hiếm khi phản ánh một sự phát triển như vậy. Trên thực tế, thần thoại trong văn học truyền thống ngày càng xa rời khỏi các thực hành tôn giáo.

LỜI VẮN

Thần thoại Hy Lạp từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của người Hy Lạp nói riêng và trên thế giới nói chung. Những câu chuyện về thần thoại vẫn được lưu truyền cho đến nay qua nhiều hình thức. Đặc biệt, thần thoại Hy Lạp đã ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật điêu khắc đá từ bao đời nay.

Cơ sở đá mỹ nghệ Huy Hùng là nơi chuyên cung cấp các sản phẩm được chế tác từ đá mỹ nghệ. Trong đó, những mẫu tượng đá 12 vị thần Hy Lạp luôn là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng. Bởi các sản phẩm này vừa mang giá trị thẩm mỹ cao, vừa có ý nghĩa ẩn chứa đằng sau đó.


*

Mẫu tượng đá thần biển cả Poseidon – một trong 12 vị thần Hy Lạp trên đỉnh Olympus.


Hy vọng bài viết trên đã giúp cho quý khách có thêm được nhiều thông tin về thần thoại Hy Lạp. Nếu quý khách có nhu cầu muốn biết thêm chi tiết về sản phẩm cũng như cách đặt mua hàng. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được chuyên viên tư vấn miễn phí.