Thủ tục làm hộ chiếu ở tphcm

     

Để có thể xuất nhập cảnh – ra vào lãnh thổ Việt Nam với bất kỳ mục đích là gì đi chăng nữa và cũng là yêu cầu bắt buộc phải có khi bạn xin thị thực nhập cảnh (visa) các nước khác thì bắt buộc bạn phải có hộ chiếu ( passport).

Bạn đang xem: Thủ tục làm hộ chiếu ở tphcm

Khá nhiều người khi chuẩn bị xuất cảnh lần đầu tiên đã gặp không ít khó khăn trong vấn đề làm hộ chiếu do không nắm rõ thủ tục làm hộ chiếu như thế nào? Thực chất thủ tục làm hộ chiếu rất đơn giản. Dù bạn là nam hay nữ và đang ở độ tuổi nào cũng đều có thể tự mình thực hiện mà không cần bắt buộc phải liên hệ với một công ty dịch vụ nào để trợ giúp cả trừ khi bạn muốn họ hỗ trợ bạn.

Kornova sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Hộ chiếu là gì?

*
Hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu đơn giản từ A đến Z

Hộ chiếu (tên gọi tiếng Anh là Passport) là một loại giấy tờ tuỳ thân để nhận dạng đặc điểm cá nhân và quốc tịch của người sở hữu. Theo định nghĩa của cơ quan nhà nước, hộ chiếu là Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và được Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài. Còn theo cách hiểu đơn giản thì hộ chiếu là chứng minh thư quốc tế để ra nước ngoài và trở về Việt Nam.

Hộ chiếu Việt Nam sẽ được cấp bởi Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh (Immigration Department) tại tỉnh / thành trung ương của nhà nước Việt Nam.

Trong phạm vi bài viết này, Kornova sẽ chia sẻ thông tin về việc xin cấp mới lần đầu tiên hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.

Thủ tục làm hộ chiếu (Passport)

Hầu hết mọi người khi làm hộ chiếu đều thường thắc mắc “làm hộ chiếu cần những gì?”, “thủ tục làm hộ chiếu đơn giản hay không?” hay “làm hộ chiếu ở đâu?” thì sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ được giải đáp những câu hỏi trên 1 cách đầy đủ từ A đến Z.

Bước 1: Làm hộ chiếu cần những giấy tờ gì?

Thủ tục làm hộ chiếu lần đầu cho người từ 14 tuổi trở lên:Tờ khai xin cấp hộ chiếu: Tờ mẫu X01 (Ban hành theo thông tư số 29/2016/TT-BCA). Tờ khai này bạn phải điền đầy đủ thông tin và ký tên. Nếu người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú tại địa phương trước đó thì mẫu đơn này không cần phải xác nhận của Công an xã, phường hay thị trấn.
*
Tờ mẫu X01 làm hộ chiếu02 ảnh mới chụp, cỡ 4×6 cm ( phông nền trắng chụp không quá 6 tháng.)

Lưu ý về việc khai tờ khai và chụp ảnh: Tại Hà Nội và TP HCM, TP Thủ Đức ……. công dân khai trực tiếp trên trên máy tính và cán bộ phòng Xuất nhập cảnh sẽ chụp ảnh và ghép vào tờ khai ngay, công dân không phải khai vào tờ khai giấy và không phải chụp ảnh trước)

Sổ tạm trú dài hạn KT3 đối với trường hợp người làm hộ chiếu là người ngoại tỉnh và chưa được cấp Thẻ căn cước công dân (Trường hợp đã được cấp Thẻ căn cước công dân thì miễn loại giấy tờ này). Bạn sẽ chuẩn bị 1 bản sao & 1 bản chính sổ KT3 để đối chiếu. Không chấp nhận giấy xác nhận tạm trú. Người ngoại tỉnh có sổ tạm trú tại TPHCM sẽ làm thủ tục tại địa chỉ 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp. HCM.Khi nộp hồ sơ làm hộ chiếu người xin cấp hộ chiếu phải xuất trình CMND/Thẻ căn cước công dân bản gốc để kiểm tra. CMND bản gốc được coi là hợp lệ khi còn thời hạn (cấp không quá 15 năm), không rách nát, số CMND rõ số, không ép dẻo, ép lụa. Thẻ Căn cước công dân có thời hạn được ghi trên thẻ.

Lưu ý: Ảnh chuẩn bị cho thủ tục làm hộ chiếu phải đáp ứng các điều kiện sau:

Ảnh thẻ có kích cỡ 4cm x 6cm, bề ngang ảnh từ 35 đến 40mm.Ảnh chụp không được hơn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ làm hộ chiếuẢnh thẻ chụp yêu cầu không đeo kính.Đầu để trần không được quấn khăn hoặc đội mũ chỉ ngoại trừ 1 số trường hợp (ví dụ người dân tộc thiểu số, người theo đạo Hồi…).Mặt nhìn thẳng, khuôn mặt chiếm 70-80% ảnh và phông nền màu trắng có độ sáng và độ tương phản thích hợp.Không được để tóc mái, kiểu tóc phải gọn gàng và cần để lộ 2 lỗ tai và lộ trán (tương tự như chụp ảnh CMND)Ảnh scan sẽ không được chấp nhậnẢnh làm hộ chiếu trẻ em phải chụp 1 mình và không có ghế sau lưng. Khi chụp nhớ nhìn thẳng, không cười.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu

Nơi nộp hồ sơ:

1. Trường hợp cấp hộ chiếu lần đầu tại Phòng xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố.

– Trường hợp Công dân chỉ có CMND cũ và chưa có Thẻ căn cước công dân: thì nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú. (Trường hợp tạm trú thì cần mang thêm Sổ tạm trú dài hạn, sổ tạm trú KT3 để đối chiếu.

Xem thêm: Blog Truyện Gay Có Thật 100 %,, Truyện Gay Sex Chủ Đề Có Thật

Ví dụ: Công dân có hộ khẩu ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh nếu vẫn dùng CMND cũ (Chưa đổi sang thẻ căn cước mới) thì làm thủ tục ở Hà Nội là số 44 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa hoặc số 6 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Nếu ở TP. HCM thì nộp tại 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. HCM.

 Trường hợp Công dân đã có Thẻ căn cước công dân thì nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi tại tất cả 63 tỉnh thành phố (không phân biệt hộ khẩu). Trong trường hợp này cần xuất trình thẻ căn cước khi làm hộ chiếu. Đây là một quy định mới về việc cấp hộ chiếu đảm bảo sự thuận lợi cho công dân.

Ví dụ: Người có hộ khẩu tại Nghệ An, Hà Tĩnh đang làm việc tại Hà Nội hoặc TP. HCM có thể đến Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an Hà Nội hoặc TP HCM để xin cấp hộ chiếu mà không cần bất cứ giấy tờ gì khác ngoài hồ sơ là tờ khai hộ chiếu, Thẻ căn cước công dân, ảnh chụp.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

2. Trường hợp cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Trong một số trường hợp khẩn cấp người xin cấp hộ chiếu có thể đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh (trụ sở: số 44-46 phố Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội hoặc số 333-335-337 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) với điều kiện phải có các giấy tờ sau:

– Công dân có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám, chữa bệnh;

– Công dân có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;

– Công dân có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

– Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.

Người xin cấp hộ chiếu trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ hoặc nhận hộ chiếu qua đường chuyển phát nhanh/bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).

Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).

Bước 3: Nhận kết quả (hộ chiếu)

Thời gian làm hộ chiếu mất bao lâu? 

Có 1 điều chắc chắn là bạn sẽ không được nhận hộ chiếu ngay lập tức sau khi nộp mà cần phải chờ đợi. Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả theo các quy định như sau:

Thời gian cấp hộ chiếu là không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Không quá 03 ngày làm việc đối với các trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

*
Trên thực tế sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, hộ chiếu sẽ được cấp sau 7 đến 14 ngày

Ngoài việc bạn có thể đề nghị nhận hồ sơ chuyển phát nhanh qua bưu điện thì căn cứ vào giấy hẹn do cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, bạn có thể nhận hộ chiếu trực tiếp tại nơi đã nộp hồ sơ xin cấp. Tuy nhiên hình thức chuyển phát nhanh sau khi làm hộ chiếu xong hiện nay chỉ mới áp dụng tại một số địa phương nhất định.

Và thời gian trả hộ chiếu chỉ trừ ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ ra thì còn lại vẫn là từ thứ hai đến thứ 6 hàng tuần.

Thời hạn của hộ chiếu

Theo Điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 136/2007/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 65/2012/NĐ-CP, hiện có 3 loại hộ chiếu phổ thông cũng là hộ chiếu phổ biến và được làm nhiều nhất hiện nay cho các công dân Việt Nam có quy định thời hạn như sau:

Thời hạn 10 năm: Đối với hộ chiếu cấp cho Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên.Thời hạn 5 năm: Đối với hộ chiếu cấp riêng cho trẻ em Thời hạn 5 năm: Đối với hộ chiếu cấp chung cho Công dân Việt Nam và con của Công dân (
*
Thời hạn của hộ chiếu mọi người nên biết

Ngoài hộ chiếu phổ thông ra, còn có các loại hộ chiếu Việt Nam khác gồm:

Hộ chiếu công vụ (Official Passport) dành cho các quan chức lãnh đạo nhà nước có giá trị sử dụng trong vòng 5 năm ( thường là một nhiệm kỳ). Hộ chiếu công vụ có màu xanh ngọc bích. Người sở hữu hộ chiếu công vụ có quyền ưu tiên đi cổng đặc biệt khi nhập cảnh và hưởng quyền lợi ưu tiên miễn visa theo quy định của nước bạn.Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport) dành cho các quan chức ngoại giao của chính phủ. Loại này cũng có giá trị sử dụng trong vòng 5 năm. Có quyền đi tất cả các nước và đặc biệt là miễn visa theo quy định của nước đến. Loại này có màu đỏ.Hộ chiếu thuyền viên cấp cho công dân Việt Nam là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thuỷ nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải. Cơ quan cấp hộ chiếu thuyền viên là Cục Hàng hải

Tham khảo một số loại lệ phí làm hộ chiếu đang áp dụng hiện nay

Chụp ảnh để làm hộ chiếu từ: 20.000 đ – 30.000 đLệ phí Cấp mới hộ chiếu là: 200.000 đLệ phí Cấp lại hộ chiếu do bị hư hỏng, hết trang trong sổ, bị mất là: 400.000 đLệ phí Gia hạn hộ chiếu là: 100.000 đLệ phí Ghép tách hộ chiếu trẻ em là: 50.000 đLệ phí Thay đổi thông tin là: 50.000 đChuyển phát nhanh: nội tỉnh là: 20.000 đ. còn hộ khẩu ngoại tỉnh là: 30.000 đBao bì để bọc hộ chiếu có thể mua tại quầy nhận hộ chiếu là: khoảng 10.000 đ

Trên đây là tất cả những hướng dẫn chi tiết nhất từ A đến Z để bạn có thể tự mình thực hiện thủ tục làm hộ chiếu phổ thông 1 cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Hi vọng sau khi nắm được những thông tin bổ ích này bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho mình hơn trong việc làm hộ chiếu và sẽ không còn loay hoay với vấn đề “cách làm hộ chiếu” nữa nhé!