Tụng chú đại bi 21 biến bản mới ( có chữ ) rất hay

     

Nổi tiếng với những bài giảng pháp rất hay và dễ hiểu, Thầy Thích Trí Thoát đã được nhiều Phật tử gần xa biết đến. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu đôi nét về chân dung bậc Đại Đức được nhiều người kính trọng này nhé!


Mục lục

1 Tiểu sử thầy Thích Trí Thoát2 Ý nghĩa của Kinh Phật và những bài giảng của thầy Thích Trí Thoát3 Thầy Thích Trí Thoát và những bài giảng dạy Kinh Phật hay nhất4 Thầy Thích Trí Thoát nói gì về việc tụng kinh?

Tiểu sử thầy Thích Trí Thoát

Chân dung Bậc Đại Đức Thích Trí Thoát

*
Thầy Thích Trí Thoát là một trong những bậc Đại Đức nhận được rất nhiều sự yêu mến và kính trọng của Phật tử.

Bạn đang xem: Tụng chú đại bi 21 biến bản mới ( có chữ ) rất hay

Thầy Thích Trí Thoát trụ trì chùa Linh Sơn Tự – Canada

*
Chùa Linh Sơn Tự – Canada nơi thầy Thích Trí Thoát đang trụ trì

Chùa Linh Sơn Tự được thành lập năm 1980, ban đầu chùa được xem là nơi tụ tập riêng tư để thờ phượng cho thế hệ truyền nhân Việt Nam đầu tiên ở Windsor (Canada). Sau đó Chùa Linh Sơn được công nhận chính thức bởi Trụ sở Linh Sơn ở Paris, Pháp vào năm 1990. Chùa được mở rộng 3 lần, cứ mỗi lần mở rộng thì sẽ lớn hơn và tốt hơn. Các cơ sở có từ Windsor & Essex County đến Chatham, Lodon,…

Ngoài việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo hằng năm của Đức Phật thì chùa còn tổ chức các ngày kỷ niệm nữ thần Mercy, ngày của Mẹ Vũ Lan,… cho các tín đồ. Chùa cũng được xem là một trung tâm cộng đồng cho người Đông Nam Á tới để ăn mừng Tết âm lịch, lễ hội Trăng, lễ hội cuối năm,… Trong tương lai chùa sẽ được hoạt động như một cơ sở đào tạo cho Bhikhus và Bhikhunis.

*

Thầy Thích Trí thoát chính là trụ trì của chùa Linh Sơn Tự tại Canada. Ngoài việc giảng kinh Phật ở nước ngoài thì thầy còn về Việt Nam thỉnh giảng cho bà con mình về các bài kinh Phật, cách sống luân thường đạo lý, được đông đảo phật tử đến nghe.

*

Bên cạnh việc giảng Phật Pháp thì thầy còn dành thời gian để trò chuyện với phật tử hay dạy mọi người nấu các món ăn chay.

Có thể nói, thầy Thích Trí Thoát là một trong số những bậc Đại Đức tầm ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi trong nhận thức và tư tưởng của nhiều Phật tử. Thông qua những bài giảng pháp gần gũi, thầy đã chỉ cho nhiều Phật tử cách để tự liên hệ với bản thân mình, lĩnh hội những bài học trong cuộc sống mà ta gặp hàng ngày, làm thế nào để bắt đầu trong lúc khó khăn nhất? làm thế nào để vượt qua sự chán nản để một lòng kiên cường, mạnh mẽ vững bước đến con đường đã chọn?… Hay đơn giản hơn đó là thông điệp mà chúng ta có thể trao đến mọi người qua những món ăn dù đơn giản nhưng tràn ngập tình yêu thương và lòng từ bi.

Ý nghĩa của Kinh Phật và những bài giảng của thầy Thích Trí Thoát

Ý nghĩa của Kinh Phật

Mỗi tập Kinh Phật luôn có những ý nghĩa giáo huấn tùy vào căn cơ của chúng sanh. Có rất nhiều chủ đề trong Kinh Phật, mỗi cuốn lại dạy cho ta những bài học khác nhau. Ngày nay, nhiều người tìm đến Kinh Phật để chữa lành vì họ tin rằng nếu có Đức tin mạnh mẽ thì bệnh tật sẽ chóng khỏi, ý chí scũng tốt hơn. Có người lại cho rằng nếu hiểu đúng Kinh Phật thì họ sẽ tránh được những điều mê tín dị đoan, không bị chết lầm thầy, lầm thuốc. Với họ, tụng kinh chính là một phương pháp tĩnh tâm, giúp lắng đọng tâm trí, xua tan phiền não, hạn chế khởi lên những ham muốn, dục vọng sai trái. Và quan trọng nhất là qua học kinh Phật, nhiều người đã khởi trong mình tư tưởng một lòng không sát sinh để giảm bớt tội nghiệp trong kiếp này và được hưởng phúc về sau.

Những bài giảng Kinh Phật của thầy

Thầy Thích Trí Thoát đã tích cực truyền đạo và giảng Kinh Phật cho phật tử gần xa có duyên hội ngộ bằng nhiều phương tiện từ giảng trực tiếp hay thu vào video. Ngoài ra, nhiều Phật tử vì yêu mến chất giọng ấm áp, gần gũi của thầy cùng những bài học dễ hiểu nên cũng tích cực chia sẻ các bài giảng của thầy trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Do đó, không quá khó để Phật tử quan tâm muốn tìm kiếm những bài giảng này. Một số bài giảng kinh của thầy Thích Trí Thoát rất nổi tiếng đó là:

Kinh A Di Đà, Kinh Địa Tạng, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Chú đại bi tiếng Việt, Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Hán, Niệm Nam Mô Đại Bi Quán Thế âm Bồ Tát, Kinh sám hối hồng danh, Niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Niệm A Di Đà Phật, Quán âm Linh Cảm Chơn Ngôn, Kinh Vu Lan, Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú, Chú Dược Sư, Chú Vãng Sanh.

Thầy Thích Trí Thoát và những bài giảng dạy Kinh Phật hay nhất

Diệu Pháp Liên Hoa

Thầy có 28 buổi giảng về kinh Diệu Pháp Liên Hoa rất hay. Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩa vì nó chứa đầy đủ kiến thức về lý thuyết đại thừa Phật Giáo. Do đó, để thuyết giảng được kinh này cũng đòi hỏi người tu hành phải có một tầm hiểu biết và trí tuệ nhất định, cũng như cần có đủ căn cơ, nhân duyên.

Kinh A Di Đà

Đây cũng là một bộ kinh rất nổi tiếng mà thầy Thích Trí Thoát đã từng thuyết giảng cho hàng ngàn, hàng vạn phật tử xa gần. Kinh A Di Đà có nội dung là những lời giảng dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni và những chánh báo của đức Phật A Di Đà ở miền cực lạc Tây phương. Thông qua 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh của Đức Phật A Di Đà được đề cập trong cuốn kinh sẽ chỉ cho Phật tử pháp môn niệm phật để làm sao sau kiếp sống này được vãng sanh về nơi Cực lạc.

Kinh sám hối hồng danh

*

Sám hối Hồng danh được coi là bộ kinh sám hồi chung dành cho tất cả các Tăng Ni, Phật tử. Bộ kinh này có sự kết hợp của Phật giáo Nguyên thủy đến Phật giáo Đại thừa và Mật tông. Thông qua việc thuyết giảng bộ kinh này, thầy Thích Trí Thoát đã giúp cho người Phật tử hiểu rằng để hiểu và ghi nhớ những lời Phật dạy vào tâm thì trước hết cần phải sám hối sạch nghiệp. Nếu sám hối không sạch thì dù có học Phật pháp, có sám hối thì vào tâm, vào con người mình cũng không thể nào sử dụng được, là tốn công vô ích.

Qua Kinh sám hối Hồng danh, người Phật tử cũng thấy tâm hồn mình yên tĩnh, nhẹ nhàng hơn, có thể liên hệ tốt hơn giữa tâm thức của bản thân và tâm thức của những người thân yêu dù họ đã rời xa nhân thế; để biết hóa giải những thù oán giữa mình và người.

Xem thêm: Lấy Danh Bạ Từ Tài Khoản Google, Cách Lấy Danh Bạ Từ Gmail Trên Máy Android

Kinh Vu Lan

Kinh Vu Lan ghi lại những lời Phật dạy chúng sanh về lòng yêu thương, về bổn phận của người con đối với người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Bài kinh thầy Thích Trí Thoát dạy tuy ngắn nhưng nó nhắc nhở người Phật tử về chữ hiếu, về đạo làm con.

Có thể đạo hiếu ta từng học, đã hiểu, đã từng ghi nhớ nhưng rồi nhiều điều trong cuộc sống xảy ra khiến cho đôi lúc ta lại quên đi. Do đó, nghe lời phật dạy qua Kinh Vu Lan chính là để thấm nhuần hơn về đạo hiếu trong tâm trí, trong hơi thở và mạch máu của ta, để biết ơn công cha nghĩa mẹ sinh thành mà đền đáp trong suốt cuộc đời mình.

Đồng thời Kinh Vu Lan còn mở ra cho chúng ta những con người trong tương lai đi đến giải thoát khổ đau ngay trong kiếp sống hiện tại. Cao hơn nữa chính là tạo nền tảng để kiếp sau được giải thoát hoàn toàn, không bị chi phối trong vòng luân hồi nơi lục đạo nữa.

Niệm Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

Trong niềm tin Phật giáo, Quan Thế âm là một vị Bồ Tát hay hiển linh để giúp đỡ Phật tử trong hoạn nạn. Từ nạn lửa, nạn nước, tai nạn giao thông, hiểm họa trong thiên nhiên cho đến các bênh tật, cầu có con… thì nhiều người cũng có thói quen niệm nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Qua bài giảng về Niệm Nam Mô Đại Bi Quán Thế âm Bồ Tát, thầy Thích Trí Thoát sẽ kể cho ta những câu chuyện về một vị Bồ Tát đại từ đại bi nhưng cũng mở ra cho chúng ta những suy nghĩ đúng đắn hơn về cách cầu xin trong hoạn nạn, về trách nhiệm của người Phật tử trước mỗi lời nguyện cầu. Theo đó, niệm Nam Mô nghĩa là niệm từ trong tâm, để thành tâm đại từ đại bi học hỏi cách đối nhân xử thế như các vị Bồ Tát chứ không phải là niệm để cầu xin rồi để đó và mong lời cầu xin sẽ thành hiện thực.

Vô thường là Vô Thường

Trong bài giảng này của thầy sẽ nói cho người Phật tử biết rằng con người có 5 quá trình không thể kiểm soát được và cũng không ai có thể thay đổi được. Đó là 5 quá trình: già đi, bệnh tật, chết, phân hủy và mất đi.

*

Khác với khái niệm cơ bản của Ấn Độ giáo về sự tồn tại vĩnh cửu và cố hữu của linh hồn và thượng đế, Phật giáo cho rằng mọi sự vật, sự việc trên đời đều vô thường, bất định, không tồn tại mãi mãi và sẽ thay đổi liên tục.

Đức Phật dạy rằng cuộc sống giống như một dòng sông với dòng chảy liên tục của nó. Dòng sông của ngày hôm nay sẽ không bao giờ có thể giống với dòng sông của ngày hôm qua được. Dòng sông của thời điểm này sẽ không giống với dòng sông trong giây phút kế tiếp đó. Kiếp sống của con người và vạn vật cũng vậy, sẽ luôn di chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ điểm này tới điểm khác, một sự vật sự việc này tới một sự vật sự việc khác. Cứ như thế thì sự việc xảy ra hôm nay cũng sẽ chính là kết quả của một chuỗi những hàng động trong quá khứ kết tạo nên. Chúng ta cần phải chấp nhận thực tại rằng sẽ không có gì là mãi mãi, không có gì là trường tồn hay vĩnh cửu trong cuộc sống này.

Thầy Thích Trí Thoát nói gì về việc tụng kinh?

Ý nghĩa của việc tụng kinh

Theo thầy Thích Trí Thoát, nếu người Phật tử dành thời gian rảnh rỗi trong ngày của mình để tìm tới nơi cửa chùa để tụng kinh, nghe giảng đạo, làm công quả… thì trước hết là trong bản thân người đó đã có một niềm tin về Phật. Tiếp theo đó chính là việc người đó dần giác ngộ ra rằng kiếp sống này có sự luân chuyển, có tồn tại nghiệp báo… để có ý thức sống thiện hơn, sống tốt hơn. Đó là lý do người hay tụng kinh cũng có thể làm cho gương mặt sáng ra, hài hòa, nhân hậu hơn, tâm càng thanh tịnh và bớt đa đoan hơn.

Theo thầy Thích Trí Thoát, tụng kinh cũng sẽ giúp chúng ta sẽ rèn luyện đức tính kiên nhẫn, không vội vàng và ngộ ra nhiều điều trong cuộc sống. Đó là sự tỉnh thức, ý chí rèn luyện mình vươn lên, thoát khỏi khổ đau, buông bỏ sân si hận thù, hướng đến sự bình an và thanh thản trong tâm hồn, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn.

Nhiều phật tử tụng kinh thì tin tưởng rằng việc này sẽ được vô lượng công đức. Nhưng theo thầy Thích Trí Thoát, nếu chỉ tụng kinh từ ngày này sang ngày khác nhưng không có sự hành động, không có sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận biết mà sẽ có công đức thì không đúng. Nói khiêm nhường và tế nhị nhất theo Đức Phật thì là: “Khi Phật thuyết kinh Pháp Hoa mà ai nghe cũng được thì hà cớ các hàng Tỳ Kheo hay Cư sĩ không đủ căn hạnh lại phải rút lui?”. Câu này có thể được hiểu rằng khi người Phật tử tụng kinh nhưng trong đầu anh ta có sự thay đổi gì hay không? Nếu không thay đổi, không nhận ra điều gì thì có khi càng tụng càng thêm nghi ngờ, càng tụng càng rối và chỉ tốn thời gian vô ích mà thôi.