Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa

     

Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa? Theo các bác sĩ sản khoa, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là số lần mẹ mang thai và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.

Bạn đang xem: Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa

Thai nhi thường quay đầu lúc nào?

Bắt đầu từ tuần 32-34 của thai kỳ, bác sĩ sẽ khám thăm dò để xác định tư thế nằm của thai nhi. Tư thế thuận lợi nhất để thai nhi dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là đầu hướng xuống phía xương chậu, quay gáy về phía bụng mẹ. Tuy nhiên khi nào thai nhi quay đầu thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì mỗi em bé cũng như tình trạng sức khỏe thể chất của từng thai phụ đều có sự khác biệt.

Trong đó:

Nếu mẹ mang thai lần đầu thì thường thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thai thứ 34 hoặc 35.Với các mẹ mang thai lần 2 thì thai nhi thường quay đầu muộn hơn, từ tuần 36 hoặc 37.Có khá nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần thai thứ 28.

*

Theo các bác sĩ thai nhi chỉ quay đầu duy nhất 1 lần và giữ tới khi mẹ sinh, thông thường khi thai nhi bắt đầu quay đầu thì đây là dấu hiệu để các mẹ biết được thời điểm bé sắp chào đời đang gần kề.

Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa?

Bé lúc này sẽ có kích thước cỡ một quả dừa, nặng khoảng 1,5kg và dài hơn 40 cm tính từ đầu đến gót chân. Thường thì thai nhi sẽ nằm dọc với đầu hướng xuống và chân hướng về khoang ngực của mẹ. Nếu trước đây thai nhi nằm ngôi mông, thì thường em bé sẽ quay đầu sang ngôi chỏm trong tuần thai này.


*

Không ít mẹ bầu mang thai ở tuần thứ 31 nhưng thai chưa quay đầu. Nếu giai đoạn này mà thai chưa ở vị trí ngôi thuận thì có thể coi là hơi muộn so với một thai kỳ bình thường.

Thông thường, thai tuần 28 trở đi sẽ bắt đầu xoay xuống nhưng cũng có những thai nhi quay xuống muộn hơn ở tuần 34-38.

Theo thống kê, đến tuần thứ 30 thai kỳ thì có khoảng 25% thai nhi vẫn giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung người mẹ, không chịu xoay đầu. Thậm chí nhiều trường hợp ở tuần thai 36 vẫn không quay đầu, lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.


Do đó nếu thai nhi 31 tuần mà chưa quay đầu thì mẹ vẫn nên tiếp tục theo dõi theo hướng dẫn của bác sĩ cho đến thời điểm gần dự sinh.

Xem thêm: Cách Đăng Ký 3G Tháng Viettel Tháng, Ngày, Tuần Miễn Phí Data

Thai nhi 31 tuần nếu không quay đầu thì mẹ có sinh thường được không?

Theo Ts. Bs Lê Thị Thu Hà, khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ, nếu đầu thai nhi cúi tốt, mẹ bầu có thể sinh thường bé ngôi mông với cân nặng 3200g); đầu thai nhi ngửa (chụp X Quang thấy khá rõ, hoặc siêu âm cũng có thể đánh giá được); vỡ ối khi chưa vào chuyển dạ, thai suy do sa dây rốn thì cần phải mổ.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, em bé ở ngôi mông nhưng vài hôm nữa thai lại xoay thành ngôi đầu. Vì có những trường hợp, thai tự xoay đầu vào những ngày cuối của thai kỳ, ở tuần thứ 39, tuy nhiên thai lớn thì khó tự xoay.


Gợi ý cách giúp thai nhi 31 tuần quay đầu để mẹ sinh thường dễ dàng 

Theo bác sĩ Hà, mẹ bầu nên thận trọng với việc bác sĩ xoay thai ngoài (gọi là ngoại xoay thai) vì có nguy cơ nhau bong non, suy thai cấp và việc xoay như thế cũng khó thành công.

Có một số cách được cho là có thể giúp thai nhi xoay đầu về vị trí thuận lợi thông qua các bài tập. Nếu em bé của mẹ cũng đang ở vị trí ngôi thai không thuận lợi này, hãy thử can thiệp bằng các cách dưới đây xem.


*

Nằm ngửa và đẩy hông lên cao


Mẹ nằm xuống và gập hai chân lại, từ từ đẩy hông lên cao hơn đầu để cơ thể dốc xuống, tư thế này giúp thai nhi dễ xoay đầu về hướng cao hơn.

Tập Yoga


Có một số động tác yoga được thiết kế dành cho mẹ bầu muốn tự xoay ngôi thai mà mẹ có thể tham khảo ở các lớp yoga. Tuy nhiên, mẹ hãy lưu ý rằng những động tác này phải được thực hiện trong suốt thai kỳ chứ không riêng những tuần cuối.

Đi bơi

Không chỉ có tác dụng rõ rệt trong việc giúp em bé về đúng vị trí “lý tưởng”, bơi lội còn giúp mẹ bầu thư giãn và giảm đi các triệu chứng đau cơ bắp trong thai kỳ. Mẹ có thể bơi trong suốt thai kỳ hoặc bắt đầu từ tuần thai thứ 30.


Bác sĩ Hà cũng khuyên mẹ bầu không nên lo lắng nhiều về ngôi thai. Việc mổ lấy thai hiện nay là tương đối an toàn, nếu đến ngày sinh mà vẫn là ngôi mông thì bác sĩ sẽ khám và đánh giá xem có thể cho sinh thường hay mổ. Điều quan trọng nhất là cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, an toàn.

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!