Thái giám cuối cùng của trung quốc

     

Các vụ tranh đấu chốn thâm cung ở các triều đại Trung Quốc xưa luôn thu hút được sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt những tình tiết này còn được tạo dựng để tạo thành rất nhiều bộ phim kinh điển.

Bạn đang xem: Thái giám cuối cùng của trung quốc

Nếu bạn đã từng rùng mình khi thấy các phi tần đấu đá nhau đáng sợ thế nào trong phim thì những lời kể của vị thái giám cuối cùng thời nhà Thành về các bí ẩnđằng sau việc hầu hạ phi tần mỹ nữ khi về đêmsẽ còn khiến bạn phải run rẩy nhiều hơn nữa .

*
Thái giám luôn là nhân chứng sống bị "bắt nạt" nhiều nhất ở trong cung. Ảnh minh hoạ - Nguồn ảnh: Kknew.cc

Thái giám, cung nữ - đối tượng thấp cổ bé họng nhất trong cung

Thái giám và cung nữ luôn là tầng lớp nhỏ bé thấp hèn nhất ở trong Tử Cấm Thành. Cũng chính vì thế mà cuộc sống, sinh mệnh của họ so với cỏ rác không hơn là bao. Trong các bộ phim chúng ta có thể thấy có rất nhiều công công, thái giám giảo hoạt, thế nhưng trên thực tế thái giám và cung nữ vẫn luôn là đối tượng khiêm tốn, nhát gan.

*
Phận tôi tớ như cung nữ và thái giám luôn phải chịu cảnh chờ hình phạt đáng sợ ụp tới đầu mình bất cứ lúc nào. Ảnh minh hoạ: Kan.china.com

Cũng chính vì thế mà khi không thể làm hài lòng các phi tần thì cung nữ và thái giám luôn phải chịu những hình phạt vô cùng đáng sợ. Thậm chí nếu người đó không may khiến cho phi tần bực bội thì mạng nhỏ của mình cũng khó để giữ được.

Hầu hạ phi tần về đêm: Đầy căng thẳng, lo sợ

Vào thời điểm đêm tối, thay vì say giấc nồng thì những vị thái giám và cung nữ còn căng thẳng gấp bội lần khi thực hiện công việc hầu hạ chủ tử của mình.

Theo dòng ký ức của ông Tôn Diệu Đình, cũng là vị thái giám cuối cùng còn sót lại từ thời nhà Thanh thì ngay từ ban đầu vào cung, do chưa thể nắm bắt hết các luật lệ nên các ông thường xuyên bị đổ lỗi oan từ phi tần và các cung nữ, thái giám lâu năm. Đáng sợ là có nhiều người mất mạng oan chỉ vì bị đổ cái tội "không phục vụ chủ tử chu đáo" lên đầu.

*
Chân dung vị thái giám cuối cùng thời nhà Thanh. Nguồn ảnh: Miinaa.com

Thử nghĩ xem chúng ta hiện tại ban ngày làm việc thì ít nhất cũng phải có thời gian ban đêm để ngủ nghỉ lấy sức. Thế nhưng những vị thái giám cung nữ này hoàn toàn không có một phút giây nghỉ ngơi. Sau một ngày làm việc vất vả họ vẫn phải lê thân xác này để canh giữ.

Bí ẩn nguyên nhân thái giám lâu năm có thể tránh hình phạt của phi tần khi hầu hạ về đêm

Chính những sự đau đớn, tủi nhục phải chịu đựng nên vị thái giámTôn Diệu Đình rất tò mò là tại sao những thái giám lâu năm có thể quen được với cường độ công việc cao tới như vậy. Sau rất nhiều cách lấy lòng và nịnh nọt thì bí ẩn đó cũng được khám phá.

Xem thêm: So Sánh Airpod 1 Vs 2, Phân Biệt Airpods Fake, Cách Phân Biệt Airpods 1 Và 2

Thì ra để không ngủ gật thì những vị thái giám, cung nữ này đã để trong giày của mình một ít Thương Nhĩ Tử - một trong những loại thảo dược trị bệnh hô hấp hiệu quả. Thương Nhĩ Tử khi chín sẽ có gai và rất cứng, chính vì thế nếu chẳng may ngủ gật thì bàn chân của thái giám và cung nữ sẽ bị chạm vào gai loai cây này, những cơn đau nhói đột ngột sẽ giúp họ duy trì sự tỉnh táo.

*
Thương Nhĩ Tử. Nguồn ảnh: Yaozui.com

Video:5 vị thái giám có 1-0-2 trên màn ảnh, khiến khán giả chết mê chết mệt

Cách này quả thực có chút khó chịu đối với thân thể, nhưng so với các hình phạt khi chẳng may ngủ quên thì chẳng thấm là bao, chính vì vậy mà phương pháp này đã lưu truyền qua rất nhiều đời thái giám, cung nữ trong các triều đại xưa.

Sau đóTôn Diệu Đình có nói lại cho rất nhiều bạn bè cùng là thái giám và cung nữ để họ ít bị chịu phạt hơn. Sau này bằng khả năng của mình thậm chí ông còn được thăng tới chức Thái giám Tổng quản.

Kết

Thời điểm hiện tại các triều đại xưa đã chấm dứt,Tôn Diệu Đình cũng có thể lấy lại được tôn nghiêm, quyền lợi của một con người được đất nước công nhận và bảo vệ, thế nhưng nghĩ lại những gì đã xảy ra trong quá khứ ông vẫn không khỏi có nhiều xúc động.

Từ những câu chuyện này ta mới thấy được chế độ triều đại Trung Quốc ngày xưa độc quyền thế nào, ác độc ra sao. Từ đó cũng đủ để cho chúng ta nhận thức được hạnh phúc hiện tại cần được trân trọng.

Thái giám hay còn được biết đến rất nhiều cái tên khác như hoạn quan, công công,..trong lịch sử Trung Quốc thì đã có từ thời Tây Chu được nhập cung để thực hiện những công việc như chạy vặt, truyền lệnh vua, quét dọn phòng ốc, chăm sóc vua quan, phi tần,...

Thái giám vốn chỉ là những quan thuộc nội đình đương nhiên không thể tham gia chính sự. Tuy nhiên vì là đối tượng hầu cận cho vua chúa nên thái giám cũng có rất nhiều người nắm được chức vị cao và được hoàng đế tin dùng. Thậm chí có nhiều triều đại thái giám có thể lộng quyền từ đó nắm được cụng diện chính trị và phế vua.