Thai 34 tuần ít đạp

     

Thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không? Thai 34 tuần gò cứng bụng? Mang thai 34 tuần tuổi là thời điểm mẹ cần chuẩn bị tinh thần cho việc sinh nở. Lúc này, thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện và sẵn sàng để đến với thế giới mới. Một số bé trở nên hiếu động và đạp rất nhiều như thể muốn ra ngoài lắm rồi. Hiện tượng đó có nguy hiểm không? Hãy cùng letspro.edu.vn tìm hiểu mẹ nhé!


*

Thai 34 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 34 tuần có kích thước khoảng 45,3cm và nặng từ 2,2kg trở lên, tương đương một trái dưa gang. Vậy với câu hỏi thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn thì câu trả lời là 2,2kg.

Bạn đang xem: Thai 34 tuần ít đạp

Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

Một số mẹ đi khám về thấy con chỉ được suýt soát 2 cân thôi thì lo lắng, sợ rằng con bị bé. Đúng là hiện tại so với mức cân chuẩn con hơi nhỏ, nhưng còn hơn 1 tháng nữa con mới ra đời, con sẽ tăng thêm nhiều cân trong giai đoạn cuối nên mẹ hãy cố gắng ăn nhiều để giúp con tăng cân thêm nhé.

Thai 34 tuần là mấy tháng?

Khi mang thai 34 tuần nghĩa là mẹ và bé đang ở tháng thứ 8, thuộc tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ.

Thai 34 tuần phát triển như thế nào?

So với thời kỳ đầu mang thai, hình hài của em bé dường như đã hoàn thiện trọn vẹn. Qua hình ảnh siêu âm thai 34 tuần, chúng ta sẽ thấy được từng bộ phận trên cơ thể, từng cử động nhỏ của bé trong túi ối.

Lúc này, lớp lông tơ mịn bao bọc toàn bộ cơ thể bé ở giai đoạn trước đã bắt đầu rụng dần. Bầu 34 tuần cũng là giai đoạn bé đã nuốt rất nhiều nước ối và hình thành phân su trong bụng. Khi sinh ra, bé sẽ đào thải lượng phân su này ra ngoài.

Hoạt động của tim, hệ tuần hoàn của bé ở mức ổn định nhất. Đặc điểm thú vị là bé bắt đầu có xu hướng tụt xuống thấp hơn so với bình thường. Lúc này, đầu bé quay hướng xuống dưới theo hướng của cổ tử cung. Đây là sự chuẩn bị thuận lợi để bé sẵn sàng ra đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đầu của bé không xoay được, gọi là ngôi thai ngược. Bác sĩ sẽ hỗ trợ để thực hiện việc bé xoay ngôi tốt hơn. Trong một số trường hợp, nếu bé vẫn “nhất quyết” không xoay ngôi ở tuần cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ đẻ mổ.

*

Siêu âm thai 34 tuần

*

*

*

Những thay đổi ở mẹ bầu mang thai 34 tuần

Khác với ba tháng đầu và ba tháng giữa, người mẹ chỉ cảm thấy ốm nghén, bụng vẫn nhỏ thì đến 3 tháng cuối này, mẹ lại cảm thấy cơ thể nặng nề khó chịu hơn.

Dưới đây là những triệu chứng mẹ bầu thường gặp khi mang thai 34 tuần:

Mẹ mất ngủ

Bụng mẹ to hơn dẫn đến mất ngủ, bởi cân nặng thai nhi 34 tuần đã tăng lên rất nhiều. Đó là lý do vì sao các bà mẹ mang thai ở giai đoạn 34 - 35 tuần luôn cảm thấy nặng nề khó chịu.

Bụng to quá làm mẹ bầu khó khăn trong việc vận động, tìm tư thế ngủ hợp lý. Đồng thời, áp lực từ bụng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình di chuyển, xoay người. Đây là giai đoạn nhạy cảm và nặng nề nên việc mẹ mất ngủ thường xuyên cũng không có gì đáng lo ngại.

Mang thai 34 tuần - mẹ đau lưng nhiều hơn

Sức ép lên cột sống là một trong những đặc điểm của mẹ bầu. Đó là lý do vì sao mẹ mang thai tuần 34 luôn luôn cảm thấy đau lưng, đau chân, nhức mỏi phần hông. Chỉ số thai nhi 34 tuần càng lớn càng tạo nên sức ép cho hệ xương cột sống. Nếu cảm thấy đau lưng thường xuyên, đó là dấu hiệu bình thường của người mang thai. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng đau buốt kéo dài, không thể cử động hay thay đổi tư thế, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám.

Phù nề chân tay nghiêm trọng

Thai 34 tuần có thể dẫn tới hiện tượng phù nề do mẹ tăng cân, tích nước làm cho bàn chân, bàn tay, thậm chí cả mặt bị phù to lên. Điều này khiến cho việc vận động cũng trở nên khó khăn hơn. Tình trạng phù nề có thể là dấu hiệu bình thường của những người mang thai tuần 34 nhưng cũng có thể là biểu hiện của chứng bệnh tiền sản giật. Mẹ bầu cần phải theo dõi sát sao để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ.

Đi tiểu nhiều

Bất cứ người phụ nữ nào mang thai cũng phải đối mặt với tình trạng đi tiểu liên tục. Đó là do tử cung tăng nhiều lần về kích thước, chèn ép lên bàng quang khiến cho diện tích của bàng quang nhỏ đi. Sự phát triển của thai nhi tuần 34 khiến hiện tượng đi tiểu xuất hiện dày đặc. Muốn có được giấc ngủ ngon, mẹ hãy hạn chế uống nước và sử dụng những thực phẩm nhiều nước vào ban đêm.

Xem thêm: Cách Tạo Hình Bong Bóng Dài Đơn Giản, Cách Tạo Hình Bong Bóng Dài Nghệ Thuật Đơn Giản

Hiện tượng thai nhi 34 tuần đạp nhiều

Khá nhiều bà bầu thắc mắc rằng liệu thai nhi 34 tuần đạp nhiều có nguy hiểm không. Thực tế, việc thai nhi liên tục cử động trong bụng là điều rất bình thường. Ở tuần 34, bé đã tương đối lớn và có sức hơn nên những cú đạp cũng mạnh, dễ cảm nhận hơn. Thông thường, tần suất đạp của con ở trong bụng ổn định từ ngày này qua ngày khác. Nếu như thấy dấu hiệu bất thường, bé đạp ít hoặc đạp nhiều hơn so với những ngày trước đó, mẹ cần đến kiểm tra ở các cơ sở y tế.

Bác sĩ sẽ sử dụng một loại máy đo chuyên dụng để kiểm tra thai máy. Biện pháp này sẽ giúp đánh giá được chính xác sự bất thường trong thai kỳ. Bé đạp ít, đạp yếu có thể là dấu hiệu của chứng suy thai. Bé đạp quá nhiều, bất thường lại là nguy cơ sinh non hoặc một số bệnh lý khác mà mẹ chưa biết đến.

Thai 34 tuần gò cứng bụng?

Trong thai kỳ, có hai loại gò bụng khác nhau mà mẹ cần phải phân biệt, đó là gò sinh lý và gò chuyển dạ. Những cơn gò sinh lý diễn ra liên tục từ tuần thứ 15 cho tới trước khi sinh. Còn những cơn gò chuyển dạ chỉ xuất hiện khi có dấu hiệu sinh con. Cơn gò sinh lý hầu hết không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Nó chỉ xuất hiện trong vài giây với tần suất ổn định rồi biến mất. Cơn gò sinh lý không gây đau, không gây giãn nở cổ tử cung.Mặc dù gò sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, nhưng tình trạng gò diễn ra liên tục, tần suất cao cũng cần được kiểm tra kịp thời.

Ngược lại, thai 34 tuần gò cứng bụng và đau liên tục, đau thành từng cơn và dồn dập hơn, đi kèm rỉ nước ối, có thể là cơn gò chuyển dạ. Điều này có nghĩa người mẹ đang trong giai đoạn đầu của quá trình sinh con, cần phải đến ngay bệnh viện để nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ. Cơn gò chuyển dạ khá dễ nhận biết vì chúng gây ra cảm giác đau tức, thúc xuống bên dưới và cơn đau càng ngày càng dài.

*

Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu 34 tuần

Những lời khuyên của bác sĩ dưới đây sẽ giúp ích cho bà bầu 34 tuần trong quá trình chờ đợi em bé chào đời.

Khi đi ngủ mẹ hãy nằm nghiêng sang bên trái hoặc bên phải, miễn sao cảm thấy thoải mái nhất. Hạn chế nằm ngửa bởi sức ép lên bào thai sẽ khiến bé khó chịu.Sử dụng một chiếc gối để kê bụng, giảm áp lực. Trong trường hợp phải ngồi nhiều, hãy kê một chiếc gối mỏng ở sau lưng giúp cho cột sống cảm thấy dễ chịu hơn.Mẹ bầu hãy thử một số động tác tập luyện nhẹ nhàng tại nhà để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, tập luyện cũng là phương pháp giúp cho quá trình sinh thường diễn ra thuận lợi, bớt đauDuy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không ăn quá nhiều, không sử dụng những loại chất kích thích hay đồ ăn khó tiêu. Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để đảm bảo hệ tiêu hóa làm việc tốt nhất.Uống nhiều nước để nước ối được sạch, trong.Hạn chế xoa bụng nhiều khiến cho thai nhi di chuyển liên tục làm thay đổi ngôi thai hoặc làm cho vòng hoa quấn cổ.Mỗi tuần nên đi kiểm tra sức khỏe thai nhi 1 lần. Thông qua hệ thống máy móc, siêu âm, xét nghiệm bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời những bất thường cần xử lý.Chuẩn bị tâm lý cho việc sinh con: Tư thế nằm của thai nhi 34 tuần tuổi có sự thay đổi rất nhiều nên cũng khiến mẹ cảm thấy cực kỳ khó chịu. Bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện cũng nên được kiểm tra kịp thời. Thai 34 tuần đã nằm ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 và cũng là lúc mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh con.

Thai giáo tuần 34 – Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Chỉ 4 – 6 tuần nữa thôi, mẹ và bé sẽ được gặp nhau. Lúc này, các cơ quan của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh, và ngoại hình của bé đã rất giống một em bé sơ sinh. Đặc biệt, bộ não của bé đang phát triển mạnh mẽ và có khả năng nhận thức tốt những tương tác từ bên ngoài. Mẹ hãy tiếp tục thai giáo cho bé ở giai đoạn này nhé.

Thai giáo với ngoại ngữ: Mẹ có thể thai giáo ngoại ngữ cho bé với nhiều hình thức như học ngoại ngữ, đọc truyện ngoại ngữ, nghe nhạc ngoại… Mẹ không bắt buộc phải thai giáo cho bé với một ngoại ngữ nào đó, mà nên chọn ngoại ngữ mình yêu thích nhất. Đó có thể là tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Trung… miễn sao mẹ cảm thấy thoải mái và hứng thú nhất. Có một cách thai giáo ngoại ngữ vừa hiệu quả vừa thư giãn thường được nhiều mẹ bầu lựa chọn, đó là xem phim. Mẹ hãy thử xem sao nhé! Thai giáo ngoại ngữ là hình thức thai giáo trí tuệ và tri thức rất được mẹ Do Thái khuyến khích và rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.“Xoa dịu” bé yêu: Thai 34 tuần là thời điểm thai nhi đã lớn hơn, mẹ bầu thường cảm thấy nặng nề hơn. Mẹ có thể gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này. Đặc biệt, đây là thời điểm nhiều bé thường “hiếu động” và đạp nhiều, khiến mẹ mệt mỏi hơn. Mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với bé nhé. Hãy nói với bé rằng mẹ đã mệt rồi, hai mẹ con hãy cùng nghỉ ngơi nhé. Mẹ sẽ hát hoặc đọc truyện cho bé nghe.Tăng thêm rau củ quả cho bữa ăn: Thai 34 tuần, mẹ và bé đang cùng nhau ở tháng thứ 8. Đây là thời điểm các triệu chứng ốm nghé, sợ ăn đã qua đi. Mẹ và bé có thể cùng nhau thưởng thức nhiều món ăn ngon. Nhưng cũng vì vậy, một số mẹ có thể ăn quá nhiều khiến đầy bụng, khó tiêu, táo bón; và gây khó chịu cho bé yêu. Để hạn chế điều này, mẹ hãy thêm nhiều rau củ quả vào bữa ăn của mình nhé. Điều này giúp cung cấp thêm nhiều chất xơ và vitamin cho mẹ, hạn chế tăng cân quá kiểm soát, ngăn ngừa chứng táo bón. Đây là hình thức thai giáo dinh dưỡng mẹ nên lưu ý trong giai đoạn này.

Thai 34 tuần sinh được chưa?

Một nỗi lo khác của nhiều mẹ, đó là việc sinh non. Sinh non được chia làm 3 cấp độ là cực non, rất non và non vừa. Và con sinh tuần thứ 34 thuộc cấp độ sinh non vừa, nghĩa là không quá trầm trọng nên mẹ đừng lo quá nhé. Lúc này hệ thần kinh trung ương và phổi của con đều trong quá trình hoàn thiện, khả năng sống của con khi sinh ra là rất cao.

Các bác sĩ sẽ thăm khám cho con cẩn thận đề phòng trường hợp con có biến chứng. Và với bé sinh non thường miễn dịch sẽ yếu hơn một chút, mẹ và gia đình có thể sẽ vất vả hơn trong việc chăm con những tháng đầu tiên. Tuy nhiên chỉ cần được chăm sóc tốt thì sức khỏe của con sau này cũng không thua kém gì các bạn sinh đủ tháng đâu ạ, nên mẹ hãy lạc quan lên nhé!

Trên đây là những thông tin cơ bản về thai 34 tuần tuổi và cách thai giáo phù hợp. Mẹ hãy tiếp tục theo dõi letspro.edu.vn để có những kiến thức bổ ích và trải nghiệm vui vẻ nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 nhé!

---

letspro.edu.vn là app Thai giáo phong phú nhất trên thị trường với hơn 3000 hoạt động Thai giáo. letspro.edu.vn được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên letspro.edu.vn đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải letspro.edu.vn miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv