Sự trần trụi trong trắng

     

Thu mua phế liệu – hay còn được gọi là thu mua đồng nát, thu mua ve chai. Đó là cái nghề của cha ông chúng ta đã để lại, gắn liền với tiếng rao của bà đồng nát đầu ngõ. Và trong suy nghĩ của cả xã hội này nghề thu mua phế liệu chẳng phải là hạng cao sang hay quan trọng gì.

Bạn đang xem: Sự trần trụi trong trắng

Từ xa xưa gia đình của chúng tôi thu mua phế liệu tận nơi bằng các hình thức thủ công khổ cực để phục vụ nhu cầu thải phế phẩm ra thị trường của khách hàng. Rong ruổi trên mọi con đường. Âm thầm thu gom, làm sạch môi trường xanh để cho con cháu đời sau 1 cuộc sống yên ả và cho khách hàng 1 nguồn thu nhập ổn định là cả 1 sự cố gắng lâu bền của chúng tôi.

Phát triển và lớn mạnh dần theo thời gian, các hình thức mua phế liệu đó bắt đầu chuyển mình hơn theo sự phát triển của công nghệ. Và mọi công việc trở nên hiện đại hơn, chuyên nghiệp hơn, áp dụng máy móc chuyên chở khiến quy trình thu mua phế liệu trở nên nhanh gọn hơn nên con người cũng đỡ vất vả.

Chính vì những lý do trên, chi phí bốc xếp cũng giảm xuống rất nhiều, ngành này bắt đầu lại dễ làm hơn và đem lại giá trị kinh tế và thu nhập cao hơn cho nhiều hộ gia đình.

Các công ty, xi nghiệp, doanh nghiệp có sự chuyển mình khi bắt đầu kinh doanh phế liệu để kiếm thêm thu nhập và biến ngành này thành ngành nóng của xã hội

Dưới đây công ty thu mua phế liệu Bảo Minh sẽ nêu ra 13 sự thật trần trụi về ngành thu mua phế liệu mà chúng ta chưa hề biết tới.

*
Thu mua phế liệu, sự trần trụi trong trắng của nghề

1. Nghề thu mua phế liệu hơn 90% là mức độ dân trí thấp, nguồn gốc từ nông dân

Khi đến với nghề, Họ bắt đầu từ những người lao động cực khổ từ thợ hồ, làm nông, nghề chài lưới hay bốc vác. Họ không hề biết đến phế liệu là gì hay phế liệu tiếng anh là gì?. Việc khó khăn trong cuộc sống đã ép họ phải bỏ xứ ra đi làm ăn từ 2 bàn tay trắng với 1 chút ý chí tự thân lập nghiệp, và không được học hành nhiều, không được đào tạo tại các trường kinh doanh 1 cách bài bản. Nhưng đời đã dạy họ trưởng thành, bù vào những thiệt thòi đó là sự cố gắng không ngừng nghỉ của họ và nững người này làm việc bằng chân tay rất tốt.

2. Cân sai, cân lệch nên mới mua được giá quá cao so với thị trường

Do sơ sót của khách hàng tỏng việc kiểm tra quản lý hoặc 1 số cá nhân vì lợi nhuận đồng ý với sai sót để cho những người đi buôn và thu mua phế liệu cố tình cân sai, cân lệch, bỏ mã khi cân… và dẫn đến việc họ mua với giá khá cao, có khi cao hơn cả giá nhập tại các vựa nên những đơn vị mua phế liệu làm ăn chân chính không thể cạnh tranh nổi về mặt giá cả.

*
cân phế liệu nhiều sai sót cũng là mối bận tâm

3. Giá ve chai thay đổi mỗi ngày

Việc giá ve chai thay đổi mỗi ngày làm cho kẻ khóc người cười. Nếu không cập nhật thường xuyên, vốn lại ít không đủ khả năng ôm hàng sẽ làm cho những người mới bắt đàu khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn.

4. Ngành kinh doanh phế liệu cạnh tranh rất khốc liệt

Hiện tại mỗi ngành đều có 1 mắt xích quan trọng khác nhau. Ngành phế liệu cũng vậy, các ông trùm trong ngành luôn có mối quan hệ và mố lái lớn với các đầu nậu nước ngoài, các đoanh nghiệp sản xuất thép lớn nhỏ nên giá cả thu mua luôn cao hơn các công ty, vựa nhỏ. Các ông trùm này có quan hệ tốt với các cơ sở, cá nhân, chính quyền để bao xô các rủi ro trong ngàn.

5. Giá phế liệu nào cũng có thể mua được

Với yêu cầu hiện nay của khách hàng, nhiều lúc cũng vì lòng tự trong, chiến lược kinh doanh và uy tín trong nghề, những người thu mua phế liệu chấp nhận thu mua phế liệu giá cao, lấy công để làm lời, có khi 1 lô hàng chỉ vài trăm ngàn hoặc 1 triệu bạc họ vẫn chấp nhận lam lũ nặng nhọc mấy ngày trời chỉ để lấy mối hàng và giữ uy tín. Vậy nên để cạnh tranh trong môi trường phế liệu này với người mới non kinh nghiệm khởi nghiệp là cực kì khó khăn.

6. Làm mù mờ trong việc phân biệt chủng loại hàng hóa

Vì mặt hàng phế liệu cũng rất phong phú nên để phân biệt loại hàng và định giá chính xác, thẩm định giá nhanh chóng, người thu mua phế liệu rất rành nhưng những người bán thì chưa chắc như vậy. Nhờ vào ưu thế này, 1 số vựa phế liệu hoặc cá nhân đi buôn không uy tín cố tình cung cấp sai thông tin để phân loại nhầm mặt hàng và mua giá cao hơn làm khách hàng mất hàng, bán nhầm hàng mà không hề biết cứ tưởng được bán giá cao như vậy là gặp đơn vị tốt rồi.

*
phế liệu khá khó phân biệt

7. Người thu mua phế liệu không ngại khó, không ngại bẩn, cần cù vượt khó khăn.

Xem thêm: 5 Bí Quyết Học Tiếng Anh Dành Cho Người Mới Bắt Đầu Học Tiếng Anh

Những con người đã bước vào nghề buốn phế liệu là những người lao động chân chính, họ không ngại hôi thối, không sợ bẩn thỉu như suy nghĩ của nhiều người. Tuy họ làm việc trong môi trường dơ bẩn, khắc nghiệt và khá ô nhiễm nhưng chưa bao giờ họ thấy khó chịu hay là mặc cảm vì điều đó. Bởi nguồn doanh thu chính của gia đình họ là đây, cơm gia đình họ ăn và sinh hoạt, tiền mua sữa cho con họ, cho bố mẹ già ở quê và em út ăn học cũng từ những ngày bốc xếch cực khổ đó. Nên với họ nghề mua phế liệu này là hy vọng xương máu nên họ luôn làm việc bằng tất cả tinh thần cố gắng cao nhất.

8. Thu mua phế liệu từ những thứ rác thải cơ bản nhất đến những thứ có giá trị cao hơn nhiều.

Khi khởi nghiệp không có vốn, mọi thứ thật khó khăn, những ban đầu họ không đủ chi phí, họ đi thu gom từ những thứ rác thải nhỏ nhất và tiết kiệm nó, cố gắng gom nhặt, dành dụm từng ngày cho tới khi họ có đủ nguồn vốn để mua những thứ lớn hơn, có giá trị cao hơn.Thời gian trôi qua, khi họ có được lòng tin của các chủ vựa lớn hay có chỗ đứng trong làng nghề và được mượn tiền mua hàng hoặc được gối đầu. May mắn hơn họ nhận được sự đầu tư vốn từu các địa gia ngành đi trước để làm ăn và mua về bán lại cho vựa.

9. Nghề phế liệu đã được áp dụng máy móc và công nghệ hiện đại hơn

Việc sử dụng xe cẩu, xe cạp, xe nâng, các loại máy cắt xẻ gió đá, xe chuyền, xe vận chuyển chuyên nghiệp đã giúp cho khó khăn nặng nhọc giảm đi 1 phần trong ngành và đẩy nhanh hơn tiến độ thu mua tại các cơ sở. Người thu mua phế liệu cũng có thể làm việc với năng suất lớn hơn rất nhiều.

10. Ngành xuất khẩu phế liệu đang phát triển thịnh vượng mang lại nhiều hy vọng

Hiện nay Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á đang là 1 địa chỉ lớn hàng năm có xuất khẩu hàng ngàn tấn phế liệu ra Trung Quốc, nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước khác. Và tất nhiên, chúng ta là thị trường nhập khẩu phế liệu lớn thứ nhì khu vực Đông Nam Á sau Trung Quốc.

Vựa ve chai mua ve chai bắt đầu kinh doanh không cần vốn

Việc khởi nghiệp không cần vốn đang là vấn đề trăn trở của nhiều người. Việc bắt đầu kinh doanh không cần vốn nên nghề này được lựa chọn bởi nhiều người nghèo.

12. Cái nghề phế liệu bần hàn trong mắt mọi người đang giúp nhiều cá nhân thành đại gia phế liệu

*
Nhiều đại gia phế liệu xuất hiện

Bởi từ định nghĩa phế liệu là tất cả những vật chất bị thải loại trong quá trình sản xuất kinh doanh, nên chúng chưa hề được đánh giá đúng giá trị hay được coi trọng. Vậy nên nhờ cái cách nhiều người không coi trọng các mặt hàng phế liệu, họ xem chúng chỉ là “rác thải” nên việc thu mua chúng đã mang lại nhiều giá trị cho những người buôn phế liệu.

Và thời gian cứ trôi, Sau thời gian làm việc cực khổ sẽ được đổi lại những giá trị kinh tế lớn hơn. Nhiều người đi buôn phế liệu đã mua được những thứ ” bỏ đi ” của xã hội và việc này đã làm cho họ giàu lên nhanh chóng như buốn bán đồng đen, đồng thau, xi bạc, xi vàng phế liệu chẳng hạn.

13. Có cơ sở thu mua phế liệu là điều cần thiết của 1 công ty lớn.

Việc bắt đầu kinh doanh thì không cần bãi hay vốn, nhưng khi đã lớn mạnh, bạn cần có 1 cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn uy tín để khách hàng tìm tới và buôn bán, giao thương cũng như chứa hàng để sau này bán tận dụng.

Khi bạn đang bỏ chúng đi và không coi trọng chúng, giá trị chúng mang lại có thể là lợi ích kinh tế của nhiều người. Vậy nên, hãy trân trọng phế liệu và tìm 1 đơn vị lớn uy tín, xứng đáng để bán phế liệu và thu lại những giá trị cao nhất nhé.