Phim giờ vàng: quá tệ với “anh chỉ có mình em”

     
Đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong những cố gắng gần hơn với cuộc sống đời thường, đã đưa hương lạ vào để tránh sự quen mòn cho khẩu vị khán giả, nhưng Anh chỉ có mình em (30 tập, phát sóng vào giờ vàng trên kênh HTV7 lúc 21h thứ năm đến chủ nhật hằng tuần) vẫn chưa cho khán giả cảm giác thỏa mãn như mong đợi.

Bạn đang xem: Phim giờ vàng: quá tệ với “anh chỉ có mình em”

Bạn đang xem: Phim anh chi co minh em ngoc diep

1. Nếu xác định đối tượng phục vụ là nhóm khán giả ưa thích phim Hàn thì nội dung phim có thể tạm chấp nhận được: Mối tình tay ba giữa Tú - Y Đamri - Thủy Tiên với nét tính cách 3 nhân vật được "kịch hóa" quá mạnh. Nhưng nếu cho rằng đối tượng phục vụ là khán giả trẻ hoặc dân trí thức thì Anh chỉ có mình em chưa đủ sức thuyết phục. Vấn đề ở đây, các trí thức trẻ (sinh viên) trong phim đã không chinh phục được những trí thức trẻ ngoài đời. Nói theo anh Hùng Cường, sinh viên Trường đại học Kinh tế thì: "Lớp tôi có không ít sinh viên đến nhập học từ các nơi xa như Đắk Lắk, Gia Lai, Cà Mau... nhưng các bạn ấy đều thông minh, lanh lẹ và hòa vào cuộc sống thành thị rất nhanh".

Xem thêm:


*

Minh Tú (do Ngọc Diệp đóng) và Y Damri (Võ Thành Tâm đóng) trong phim Anh chỉ có mình em - (Ảnh: CTV)

Chúng ta không thể nhìn phim truyền hình Việt với cái nhìn "vạch lá tìm sâu", soi mói từng sai sót như khi xem các phim kinh điển của thế giới. Nhưng không phải vì thế mà hời hợt và dễ dãi. Nếu điện ảnh truyền hình trong nước không tự vượt lên chính mình thì việc khán giả thể hiện quyền lựa chọn (bằng cách bấm sang các kênh chiếu phim nước ngoài) là sự tất yếu. Người xem khó chấp nhận khi chất lượng phim vẫn cứ bình chân như vại. Sự thất vọng dành cho Anh chỉ có mình em có một phần là vì phim chưa thoát khỏi những lỗi có phần "truyền thống" trước đó. Việc thu tiếng trực tiếp vẫn tiếp tục làm phim giảm đi vẻ đẹp cần phải có của lời thoại. Dường như, đạo diễn đã chú trọng nhan sắc hơn khả năng thoại của diễn viên. Tú (Ngọc Diệp đóng) có một nhan sắc ưa nhìn cùng với Y Đamri (Thành Tâm đóng) thành một cặp thanh mai trúc mã nhưng nếu nghe hai người thoại thì thực sự rất... ngại. Dù rất cố gắng nhưng phải vừa diễn tốt vừa thoại tốt đã là một "nhiệm vụ bất khả thi" với họ. Chưa thể đòi hỏi sự hoàn hảo nhưng ít nhất cũng là nét chỉn chu trong xây dựng chi tiết và nhân vật. Ở chỗ này, Anh chỉ có mình em thiếu thuyết phục với các khán giả khó tính vì những chi tiết sai về học hành, thi cử và thực tế đời sống. Y Đamri nói rằng anh luôn được xếp hạng nhất trong lớp ở các cấp học nên được tuyển thẳng vào đại học là chi tiết hoàn toàn thiếu chính xác... Tú quá "đầu gấu" so với nét chịu thương chịu khó của một cô sinh viên nghèo vượt khó, ăn mặc lại đẹp và đeo nhiều trang sức, nhà trọ có cả ti vi và ấm nấu nước xịn. Ai bảo cô nghèo? Thủy Tiên điệu đàng và ngây thơ đến khó chịu, cứ như một học sinh mẫu giáo hơn là một cô sinh viên đã đi du học và tốt nghiệp đại học ở nước ngoài về. Hai nhân vật Đại Bự và Hào hoàn toàn thiếu sức thuyết phục. Lối hành xử của họ không giống sinh viên cũng chẳng giống "cò" hoặc xã hội đen.

3. Những góc máy thẳng tưng một chiều, hễ đến đoạn "tâm lý" là zoom vào cận cảnh. Người dựng phim cứ đến thoại của nhân vật nào thì lấy cận cảnh mặt nhân vật đang thoại mà cho khán giả xem là những cái gây khó chịu cho khán giả. Họ cũng cần được biết phản ứng của nhân vật đối diện nữa chứ! Chất Tây Nguyên được khắc họa bằng trang phục chưa đủ mà còn phải bằng lối nói, giọng điệu, bằng quan sát tỉ mỉ và nỗ lực thật nhiều. Phim có không gian suối thác Tây Nguyên, có khung cửi dệt thổ cẩm, có những phong tục, những đêm đốt lửa uống rượu cần là điều đáng trân trọng. Nhưng càng trân trọng hơn, nếu nhà làm phim chịu đầu tư hơn trong lời thoại của các nhân vật người dân tộc.

Với tinh thần cầu thị, mong phim truyền hình Việt Nam phát triển, hẳn các nhà làm phim cũng đồng ý rằng con đường đi đến trái tim khán giả đích thực phải là sự hoàn thiện không ngưng nghỉ. Để ngày nào đó, khán giả không phải nói rằng "vẫn chưa như mong đợi của chúng tôi".