Những cái tên dân tộc hay

     
Người Thái có nhiều họ khác nhau. Họ Lò không ăn thịt chimTáng Lò ( vật tổ). Họ Quang kiêng ăn thịt hổ...

Bạn đang xem: Những cái tên dân tộc hay


Đồng bào Thái thờ cúng tổ tiên, trời, đất, cúng bản Mường,không theo tôn giáo nào.Văn hoá nghệ thuật Thái rất độc đáo rạng rỡ với nghệ thuật " MúaXoè", " Múa Nón" , Khèn Thái, Pí Pặp, Quăm Khắp (Hát).
Các tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như "Sống Trụ SonSao " (Tiếng dặn người yêu - như Truyện Kiều) mà Nguyễn Khôi đã chuyển dịchrất thành công sang thơ Song thất lục bát, tái bản nhiều lần ), Khun Lua - Nàngủa, Em bé - Nàng Hổ ( như Tấm Cám của người Kinh.
Nhìn chung người Thái là dân tộc phát triển trồng lúa nước, dệt thổ cẩm, làm được súng săn...Thường được goi là "người Kinh" ở miền Núi. Có rất nhiều nhà hoạt độngchính trị, tướng tá , văn nghệ sỹ khá nổi tiếng.
Người Thái có các họ: Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà, cầm, Chẩu,Chiêu, Đèo, Hoàng, Khằm, Leo, Lỡo, Lềm, Lý, Lò, Lô, La, Lộc, Lự, Lường, Mang,Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngu, Nho, Nhọt, Panh, Pha, Phia, Quàng, Sầm, Tụ, Tày, Tao,Tạo, Tòng, Vang, Vì, , Sa, Xin, .
Người Thái có một số dòng họ quý tộc ( thường là các họ lớn) tuỳ theo từng nơi đó là Cầm, Bạc, Xa, Đèo, Hà, Sầm, Lò...
Xưng hô hàng ngày của người Thái thường không gọi tên tục củanhau Thưòng là hai ngưôi "Cu-mưng (như ủa- nỉ của Tàu, Toa- moa của Pháp,hiểu đơn giản như Tao-Mày - tôi- anh (chị).
Thường gọi "dựa" con: Đàn ông là ải nọ..., ảikia..., người tôn trọng nhất gọi là "ải ộ", anh là "ảiluông", bác là "ải lung" rồi "ải thẩu"; đàn bà là Êm (ếm)nọ..., Êm kia, già nhất là Êm thẩu.
Các vị chức sắc xưa thì gọi là Tạo nọ, Tạo kia hay Phìa nọ,Phìa kia (con cháu những người này cũng được tôn trọng gọi là Tạo con...,Nàng... già là bà Nàng...)
Sau năm 1945 bà con dân tộc được đổi tên mới, đặt tên khôngtheo truyền thống mà phù hợp với đời sống văn minh hiện đại. Ví dụ nhà văn nhàthơ lấy bút danh như Tòng ín là Ban Pún (Hoa ban nở).
Dân tộc Thái có Huyền thoại về dòng Họ: Sau nạn hồng thuỷ,chỉ còn sống sót một cặp vợ chồng. Người vợ có một thỏi đồng liền đem ra nấu vàđúc thành dụng cụ. Quá trình đúc đồng được chia làm mấy giai đoạn như: lúc đầulàm đồng nguyên, sau nấu gọi là lô, muốn tăng sức nóng thì phải quạt, rồi đảoquấy đều, sau đó thành nước loãng, đem luyện lại, tô luyện thành công cụ rắn chắc.
Vì vậy khi sinh con, họ đặt cho con đầu lòng mang họ Tông(đồng), con thứ hai là Ló nay gọi là Lò (lô), con thứ ba họ Ví (quạt), con thứtư họ Quá (quàng), con thứ năm họ Đèo (đồng thành nước), con thứ sáu họ Liếng(đã luyện) nay gọi chệch là Lường, con thứ bày họ Cả (tôi luyên rắn thành côngcụ), nay gọi là Cà.
Theo nghiên cứu thì nét đắc sắc văn hoá dùng họ và đặt têncó thể thấy ở Thanh Hoá, Nghệ An và Lai Châu.
Người Thái Trắng ở Lai Châu rất chú trọng lễ đặt tên chocon. Đồng bào cho rằng: Trẻ con mới sinh do vía yếu, không muốn người lạ lênnhà người ta gài vào đầu cầu thang một cành lá xanh và giắt tấm phên đan mắtcáo (Ta Leo). Đến ngày trẻ đầy tháng (Hết Hoóng) làm lễ cúng đầy tháng và cũnglà lúc đặt tên cho trẻ. Cách đặt tên không trùng với tên gọi ông bà họ hàng nộingoại là được.

Xem thêm: Những Bức Hình Ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm Bồ Tát, 50+ Hình Ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát Đẹp Nhất


Người Thái ở Thanh Hoá có câu tục ngữ: "Người có họ,cây có vườn (con mi họ, co mi xuân). Người Thái gọi là "Chao" cónghĩa là nòi giống.
Người Thái theo phụ quyền (huyết thống cha), ở Việt nam ngườiThái mang cả tên họ gốc và tên phiên âm sang tiếng Việt, ví dụ Chao Lộc là họ Lục.Đó cũng là nét văn hoá Thái trong cộng đồng 54 dân tộc Việt nam.
*

Êđê có nghĩa là người sống trong rừng tre. Dân tộc Ê Đê cótrên 270 nghìn người , cư trú tập trung ở Đắc Lắc, Gia Lai, Khánh Hoà và PhúYên.Các nhóm địa phương gồm:Rađe Đe, Kpa, Adham, Krung, Ktul, Đlie, HrueBlô, Epan, Mdhuna, Bih.
Về kinh tế đồng bào này làm nương rẫy , nhóm Bih làm ruộngnước dùng trâu giẫm đất thay cho cày cuốc, ngoài ra là chăn nuôi, săn bắn , dệt...
Tổ chức đời sống chặt chẽ. Làng gọi là " Buôn",các địa danh gọi tên rất gợi như " Buôn chư mơ ga " 9 nghĩa là làngnúi lửa., Sông Đực, Sông Cái , Sông Tóc... Gia đình theo mẫu hệ, chủ nhà là phụnữ. Con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. đàn ông ở nhà vợ. Nếuvợ chết mà bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải về ở với chịem gái mình. Nếu chết, được chôn bên người thân của mẹ đẻ.
Nhà ở của người Êđê là nhà sàn và nhà sài. Trang phục màuchàm có điểm các hoa văn sặc sỡ. đàn bà mặc váy áo, đàn ông đóng khố mặc áo.Ngày xa có tục cà 6 răng cửa hàm trên. Người Êđê rất thích uống rượu cần, đặcbiệt là vào các dịp lễ tết. Về tín ngưỡng, thờ nhiều thần linh. Người Êđê cókho tàng văn hoá đồ sộ to lớn như các sử thi "Khan Đam San", cồngchiêng cũng rất nổi tiếng, đã được Unesco công nhận là văn hoá phi vật thể củanhân loại.
Người Êđê có Lễ đặt tên. Khi đứa trẻ sinh ra trong vòng mộttháng, gia đình sửa soạn đồ cúng để làm lễ đặt tên cho trẻ. Thầy cúng hướng dẫngia đình chuẩn bị lễ vật. Họ quan niệm: Khi mới sinh ra, con người cha có hồn,nên lúc đặt tên là lúc nhập hồn cho đứa trẻ. Gia đình sẽ chọn rất nhiều têntrong dòng tộc của ông bà nội ngoại, tên những người tài giỏi, có uy tín được lấyđể đặt tên cho đứa trẻ. Ý nghĩa việc này là mong trẻ mới sinh ra được nhập hồncủa một trong những người tài giỏi của dòng họ. Muốn làm được như thế , ngườitrong nhà khi đi mời thày cúng sẽ nói trước với thày cúng những tên dự kiến đóđể thày cũng nhập tâm. Lễ vật cho lễ đặt tên thường là một con gà, một ché rượu.Lễ được tổ chức vào đêm khuya, khoảng 11-12 giờ đêm, khi cả buôn đã đi ngủ thìbắt đầu làm lễ. Ché rượu được đặt vào cột chính gian trước, lễ vật đặt phía đông.Thày cúng ngồi đối diện với ché rượu, quay mặt về phía đông để cúng.
Thầy khấn: "Ơ Yàng, hiện giờ gia đình đã dâng lên mộtcon gà, một chén rượu để làm lễ đặt tên cho con. Mời tất cả các Yàng về uống rượu,ăn thịt, giúp đỡ cho trẻ ăn no, chóng khoẻ, không khóc. Mời các ông, các bàtrong dòng tộc của gia đình: Mảng, Ma Choá, Mí Thơ, Mí Thơm, Ma Đam ... về ănthịt, uống rượu , giúp đỡ cho trẻ lớn...". Thày cúng khấn đến tên nào, đứatrẻ không thấy khóc lại tỏ ý thích thúc (vui) thì gia đình sẽ lấy tên đó để đặttên cho trẻ. Khi cúng xong, cả gia đình và thày cũng sẽ ăn cơm, ăn thịt gà, uốngrượu. Sau khi ăn uống xong thì toàn bộ xương, lòng, lông gà, cơm dư thừa sẽ đượcgói lại cẩn thận, ché rượu úp xuống, bỏ lại gian khách (tiếng ÊĐê là Gah) củagia đình đúng 3 ngày. Sở dĩ làm thế, bởi người Êđe quan niệm rằng con người khimới sinh còn rất yếu ớt, mới được nhập hồn người chết còn rất mỏng, nên phải giữtất cả những lễ vật đã cúng đúng 3 ngày rồi mới mang đi thả xuống suối. Khi đóhồn mớí nhập hoàn toàn vào trẻ mới sinh.
Adrâng, Ayun, Ayun C, Ayun Tul H, Wing Atul, Atul Buon Yah,Buon Krong , Duot, Eban, Eban Rah Lan, Eman, Emo, Enoul, Hđok, Hrue, Hmok,Hwing, Jdrong, Ktub, Kebour, Knul, Kpa, Kpor, Ksor, Ktla, Ktul, Mjao, Mlo, MloDuon Du , Mlo Hut, Mlo Ksei, Nie Blo, Nie Buon Dap, Nie Buon Rit, Nie Cam , NieMkriek, Nie Mla, Nie Mlo, Nie Sieng, Nie Sor , Nie Sok , Nie To, Nie Trang ...
Xin có ví dụ :
. Nam: Y Ngong Nie Dam ( 4 chữ này có nghĩa là Trai-Tên-Họ- Chi họ)
. Nữ: Hlinh Mlo Duon Du ( 4 chữ này có nghĩa là Gái- Tên-Họ-Chi họ)
Người Êđê xưng hô : Khi vợ chồng có con thì gọi theo têncon. Tục này có ở nhiều dân tộc, kể cả người Kinh, ví ma Thuột có nghĩa là Bốthằng Thuột. Chính về thế mới có tên " Buôn Ma Thuột ) tức là làng bố thằngThuột, nên nay có thành phố Buôn Ma Thuột. Còn nếu gọi Ban mê Thuột là gọi theotiếng Lào có nghĩa là mẹ thằng Thuột.
*

Dân tộc Chăm có trên 132 nghìn người. Sống ở Ninh Thuận (50%), Bình Thuận, An Giang, Đồng Nai, Sài Gòn. Người Chăm là cư dân bản địa lâuđời.Đồng bào trồng lúa nướcthâm canh có trình độ cao. Các nghề thủ công như đồ gốm , dệt thổ cẩm rất nổitiếng.
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ. Mỗi làng có từ 1000 đến 8000người.Văn hoá nghệ thuật rấtphong phú với các sử thi, lễ hội, mua hát, ca nhạc... Tháp Chăm là công trìnhthờ cúng đặc sắc của người Chăm.
Cũng như địa danh làng Palei Chăm , tên người của dân tộcChăm thường có hai (2) tên : tên khai sinh theo hộ khẩu tương tự như người Kinhvà tân dân tộc.Các họ Chăm : Bá,Bạch , Báo, Bố, Chế, Dương, Đàng, Đạo, Đạt, Đổng, Fatimah, Hàm, Hán, Hứa, Kiêu,La, Lâm,Lộ, Lu, Ma, Mohâmch, Miêu, Nại, Não, Nguyễn, Ông (ôn), Phú, Qua, QuảngĐại, Samách, Tài, Từ, Thanh, Thập, Thị (nữ), Thiên Sanh, Thiết, Thổ, Trà,Trương, Trượng, Văn.Ví dụ Tênthường gọi là Phú Trạm (tên dân tộc là Inrasa), Chế Bồng Nga (Ceibingu), ChếMân (SimhavarmanIII), Phạm Phật (Bhadravarman).