Những bộ phim tâm lý hay nhất mọi thời đại

     

Những bộ phim tâm lý không chỉ giúp bạn giải trí mà còn đưa bạn vào sâu trong tâm trí con người, khám phá những điều bạn chỉ có thể tưởng tượng khi xem phim. Hãy cùng khám phá Top 10 bộ phim tâm lý đáng xem nhất mọi thời đại trong bài viết này nhé!


Một Tâm Hồn Đẹp - A Beautiful Mind (2001)

*

Đạo diễn: Ron HowardDiễn viên: Russell Crowe, Ed Harris, Jennifer Connelly, Christopher Plummer, Paul Bettany, Adam Goldberg, Josh Lucas, Anthony Rapp, Jason Gray-Stanford, Judd Hirsch

Chiến thắng thuyết phục với bốn giải Oscar năm 2002, bộ phim là câu chuyện đầy nghị lực và đáng ngưỡng mộ về John Nash - nhà bác học phi thường của thế kỷ 20. A Beautiful Mind của đạo diễn Ron Howard tái hiện toàn bộ chặng đường gian nan của John Nash, từ khi còn là một sinh viên khoa Toán trường Princeton tới khi đứng trên bục vinh quang này. Trong giây phút tỏa sáng ấy, giáo sư John Nash tìm ra câu trả lời cho phương trình vĩ đại nhất trong cuộc đời mình - phương trình của tình yêu.

Bạn đang xem: Những bộ phim tâm lý hay nhất mọi thời đại

Nhân vật chính của A Beautiful Mind được lấy nguyên mẫu từ nhà bác học nổi tiếng người Mỹ - John Nash. Ông được coi là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 với những cống hiến to lớn trong nhiều lĩnh vực: kinh tế thị trường, sinh học tiến hóa, trí tuệ nhân tạo… “Nguyên lý trò chơi” ông từng đề xuất trong bản luận án tiến sĩ vẻn vẹn 28 trang khi ông 22 tuổi đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Mặc dù được cả thế giới ngưỡng mộ với trí tuệ siêu phàm, trong cuộc sống đời tư, John Nash lại là một người bất hạnh. Ông mắc chứng tâm thần phân liệt dẫn đến gia đình nhiều lần tan tác, chia ly. Cả đời ông chìm trong những con số, những công thức toán học và mắc chứng hoang tưởng nặng. Sinh viên trong trường Princeton thường nhắc đến hình ảnh một vị giáo sư già vẫn hay lang thang trong sân trường cười nói một mình, thỉnh thoảng dừng lại hà hơi lên cửa kính và cắm cúi viết những con số, những công thức toán học.

Lời Thú Tội - Confessions (2010)

*

Đạo diễn: Nakashima TetsuyaDiễn viên: Matsu Takako, Okada Masaki

Không phải tự nhiên mà Confessions (Kokuhaku) trở thành niềm tự hào của người Nhật khi có mặt trong vòng loại Oscar lần thứ 83. Đây không chỉ đơn thuần là bộ phim tâm lí, kinh dị chỉ tập trung gây sợ hãi với những cảnh máu me mà thứ khiến ta sợ ở đây chính là “lòng người”.

Confessions đã khắc hoạ thực tế vấn nạn bạo lực học đường với bối cảnh một lớp học với những con người vô cảm, cợt nhả, hèn nhát. Dù có nghe đến cái chết của một đứa trẻ vô tội, họ vẫn bỏ ngoài tai, lạnh lùng vì cho rằng đó không phải là chuyện của mình cho đến khi biết mình có thể nhiễm HIV mới có chút phản ứng. Những cô cậu mới lớn ấy không chỉ bàng quan trước bi kịch của người khác mà còn thản nhiên gây nên bi kịch cho người khác bằng những trò bắt nạt quái gở của chính mình.

Nguy hiểm hơn họ còn cho mình cái quyền thực thi công lí khi coi sự bắt nạt của mình là “đáng đời” cho hai kẻ sát nhân. Trái ngược với “phe bắt nạt”, trong lớp vẫn có những con người dửng dưng, vô cảm, bàng quan không hẳn vì thương xót cho cái chết của cô bé mà chỉ đơn giản họ “lười” để tâm kể cả cái chết kia hay việc bạn cùng lớp bị bắt nạt. Mà mối đe dọa lớn hơn cả những kẻ đang cười cợt bắt nạt người khác kia lại chính là sự thờ ơ, vô cảm.

Bài Học Của Ác Quỷ - Lesson Of The Evil (2012)

*

Đạo diễn: Miike TakashiDiễn viên: Hideaki Itō, Takayuki Yamada

Bộ phim Bài học của quỷ có thể nói là tác phẩm do đạo diễn Miike Takashi hoàn thành trong giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp. Từ câu chuyện cho đến sự phát triển của nhân vật cũng là một điểm thú vị của bộ phim. Nhịp phim chậm rãi cũng đã làm rất tốt trong việc từ từ bộc lộ tính cách thật sự của nhân vật chính.

Phim bắt đầu khi giáo viên trẻ Seiji Hasumi tới dạy tại trường trung học Shinko Academy. Tại đây, Seiji được cả học sinh lẫn đồng nghiệp yêu mến và tôn trọng. Thế nhưng, sau một vài vụ việc kỳ lạ xảy ra, một nữ sinh 17 tuổi tên Reika Katagiri luôn có cảm giác nghi ngờ vị giáo viên mới đáng kính này. Dần dà, cô phát hiện ra rằng hắn bị mắc bệnh tâm thần và nhiều người hắn quen trước đây đã bị chết.

Xem thêm: U22 Việt Nam U22 Brunei - Tag: U22 Việt Nam Vs U22 Brunei Tại Sea Games 30

Để giải quyết một số vấn đề trong trường học như bạo lực, lạm dụng, các "phụ huynh quái vật" (cụm từ chỉ những vị phụ huynh bảo vệ con cái mình quá mức và hoạnh hoẹ lại trường học), Seiji đã quyết định lần lượt giết từng học trò của mình. “Bài học” này tuy khác với những bài học trên lớp đơn thuần, nhưng chắc chắn sẽ ghim chặt vào trí não khán giả bởi nội dung và hình ảnh khó quên.

Anh chàng hàng xóm - The Boy Next Door (2015)

*

Đạo diễn: Rob CohenDiễn viên: Jennifer Lopez, Ryan Guzman

Những mối tình lệch tuổi không phải là một đề tài xa lạ của Hollywood, nhưng hiếm khi lại được khai thác theo hướng ly kỳ, giật gân như “The Boy Next Door”.

Cô giáo Claire Peterson (Jennifer Lopez) sống độc thân cùng cậu con trai Kevin sau khi ly dị người chồng ngoại tình. Một ngày nọ, anh chàng đẹp trai Noah Sandborn (Ryan Guzman) sống ở nhà kế bên đến và kết bạn với Kelvin, khiến cô giáo Claire thổn thức bởi thân hình vạm vỡ cùng khả năng cảm thụ văn học đáng ngạc nhiên của cậu. Trong một phút yếu lòng, cô giáo ngã vào vòng tay của chàng trai trẻ chỉ hơn con mình vài tuổi. Sau đêm “lầm lỡ” ấy, Claire muốn cắt đứt mối quan hệ với Noah, nhưng chàng trai thì quyết tâm theo đuổi cô đến cùng. Ban đầu là những biểu lộ tình cảm thái quá, dần dần sự khủng bố của Noah khiến cho cô giáo Claire lâm vào tình trạng nguy kịch, có thể đánh mất cả gia đình lẫn sự nghiệp.

Kịch tính trong mạch truyện của The Boy Next Door không đến từ sự mới lạ trong đề tài, bởi mô-típ “quý ông bí ẩn giết người” từng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim khác. Điều khiến người xem cảm thấy ám ảnh chính là việc tình cảm mà Noah dành cho Claire hoàn toàn chân thực, nhưng lại bị biến chất bởi tâm lý méo mó của gã. Noah sẵn sàng làm mọi thứ, kể cả giết người để “bảo vệ” cho người trong mộng, cũng như đau đớn đến điên loạn khi bị “phản bội”.

Lồng Chim - Bird Box (2018)

*

Đạo diễn: Susanne BierDiễn viên: Sandra Bullock, Trevante Rhodes

Bird Box là phim kinh dị – tâm lý, nói về hậu tận thế, nội dung cơ bản không khó hiểu nhưng con quái vật trong phim khiến nhiều người bối rối. Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Josh Malerman xuất bản năm 2014, bộ phim có mở đầu rất hứa hẹn. Một bà mẹ dữ dội nói với hai đứa trẻ, rằng chúng sắp dấn thân vào chuyến hành trình nguy hiểm và không bao giờ (nhấn mạnh), không bao giờ được gỡ tấm bịt mắt ra.

Năm năm về trước, bà chị này - tên là Malorie - chán nản với việc mang thai ngoài ý muốn tới mức chẳng thèm quan tâm đó là trai hay gái. Trong một lần đi siêu âm, Malorie và chị gái Jessica gặp ngay đại hoạ. Thế giới bị tấn công bởi những con quái vật mà chỉ cần nhìn thấy chúng là con người tức khắc mất trí và tự tử theo cách tàn bạo nhất. Jessica đã không may nhìn thấy chúng và trở nên hoảng loạn rồi lao đầu vào ô tô mà chết. Malorie được cưu mang bởi một nhóm người lẩn trốn trong ngôi nhà trên phố. Họ sau đó đã đi tới ý tưởng bịt mắt lại để khỏi phải thấy lũ quái vật, thế nhưng điều đó cũng khiến bản thân phơi mình trước những nguy hiểm rình rập.

Việc bị mất đi thị giác trong Bird Box khiến nhiều người liên tưởng tới việc bị tước đi thính giác của A Quiet Place. Không chỉ có vậy, hai bộ phim cũng tập trung vào nỗ lực cứu sống cả gia đình của một bà mẹ, sự hy sinh của người cha và tất nhiên, cao trào là cảnh vượt cạn giữa hiểm nguy. Bird Box không bắt chước A Quiet Place, nhưng chắc chắn đã không thể làm được nhiều như những gì tác phẩm của Paramount tác động tới khán giả.