Nhà máy đường nông cống

     
Chính trị Mặt trận Xã hội Kinh tế Tiếng dân Văn hóa Thể thao Pháp luật Quốc tế Sức khỏe Khoa học

Công ty cổ phần Mía đường Nông Cống (Thanh Hoá) bỗng dưng trừ phăng 2,9 tỷ đồng tiền bán mía nguyên liệu của người dân vào khoản nợ mà họ không hề hay biết. Và hơn 6 tháng trôi qua, nhiều hộ dân ở xã Công Chính, huyện Nông Cống phải đi gõ của các cơ quan chức năng để nhờ… đòi nợ, nhưng hiện vẫn chưa có kết quả.

Đã hơn 6 tháng nhưng người dân xã Công Chính vẫn chưa được thanh toán tiền bán mía.Bạn đang xem: Nhà máy đường nông cống

Bỗng nhiên bị… nợ

Theo phản ánh của người dân xã Công Chính cho biết: Đã hơn 6 tháng nay, kể từ khi thu hoạch và bán xong số mía nguyên liệu cho Cty Cổ phần Mía đường Nông Cống (MĐ Nông Cống), họ vẫn chưa nhận được tiền thanh toán. Khi người dân đến đòi tiền thì được đại diện phía MĐ Nông Cống cho biết, toàn bộ số tiền mía nguyên liệu là 2,9 tỷ đồng đã được khấu trừ vào khoản nợ mà Cty Yên Mỹ đã nợ họ trước đó. Việc làm “tréo ngoe” này khiến đời sống của người dân trồng mía gặp muôn vàn khó khăn, thậm chí là mất niềm tin vào cây mía.

Bạn đang xem: Nhà máy đường nông cống

Đánh bùn sang ao

Trao đổi với báo chí về sự việc nêu trên, ông Nguyễn Trọng Hải- Tổng giám đốc MĐ Nông Cống cho biết: Việc nợ 2,9 tỷ đồng tiền mua mía nguyên liệu vụ ép 2018-2019 của bà con trồng mía tại Công Chính là có thật. Ông Hải cho rằng: “Vụ mía 2018-2019, chúng tôi có nợ Cty Yên Mỹ (không phải nợ người dân) tiền mua mía nguyên liệu 2,9 tỷ đồng, nhưng phía Cty này cũng đang nợ chúng tôi 2,2 tỷ đồng. Khoản nợ 2,9 tỷ này là nợ của Cty Yên Mỹ chứ chúng tôi không nợ người dân trồng mía. Sau khi đối trừ công nợ, chúng tôi có nợ Cty Yên Mỹ 700 triệu đồng và bên đó cũng đã lấy một nửa, hiện chỉ còn nợ khoảng 300-400 triệu đồng”- ông Hải khẳng định.

Xem thêm: Cách Bổ Sung, Thay Đổi Thông Tin Thuê Bao Viettel Tại Nhà, Cách Đăng Ký Thông Tin Thuê Bao Trả Trước

Nói là vậy, nhưng khi được hỏi trong hợp đồng, MĐ Nông Cống ký trực tiếp với đại diện các hộ dân, tại sao lại không trả tiền trực tiếp cho họ, ông Hải lý giải: “Năm chủ hợp đồng trên là đội trưởng các đội sản xuất của Cty Yên Mỹ, được Cty này ủy quyền ký hợp đồng với nhà máy. Cty Yên Mỹ giao khoán đất cho người dân để sản xuất. Vì thế, chúng tôi sẽ trả tiền cho Cty Yên Mỹ và họ có trách nhiệm phải trả tiền cho người dân”- ông Hải thông tin.

Trước việc trừ nợ của MĐ Nông Cống, ông Mai Văn Nho, nguyên là Giám đốc Nông trường Yên Mỹ, hiện là Phó giám đốc Cty Yên Mỹ cho biết: Khoản nợ 2,2 tỷ đồng giữa Cty Yên Mỹ với nhà máy đường là đúng. Tuy nhiên, người dân thuê đất của Cty Yên Mỹ trồng mía và ký hợp đồng mua bán nguyên liệu mía với MĐ Nông Cống là hợp đồng dân sự giữa 2 bên, không liên quan đến Cty Yên Mỹ. “Còn số tiền nợ 2,2 tỷ đồng là nợ từ nhiều năm trước, chúng tôi đã chốt khoanh nợ và có lộ trình trả nợ cho phía MĐ Nông Cống. Việc nợ giữa 2 Cty thì chúng tôi phải ngồi lại với nhau, tìm hướng giải quyết, nếu cần thiết thì đưa ra tòa. Còn đối với các hộ dân không có nợ thì MĐ Nông Cống phải thanh toán ngay”- ông Nho khẳng định.

Về vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Văn Tuấn- Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết: Trước những bức xúc của người dân phản ánh, ngày 3/10, UBND huyện Nông Cống đã có buổi làm việc với cả 3 bên để tìm cách tháo gỡ khó khăn cho người dân. Tuy nhiên tại buổi làm việc này, hai Cty vẫn không tìm được tiếng nói chung. Quan điểm của huyện là người dân không nợ, do đó MĐ Nông Cống phải thanh toán tiền cho người dân. Đồng thời, 2 Cty phải có phương án báo cáo Hội đồng quản trị để tìm tiếng nói chung. Ông Tuấn nói: “Chậm nhất đến ngày 30/11 phải có tiền thanh toán tiền mía cho người dân”.