Luật xuất nhập cảnh năm 2017

     

Điều kiện để người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

MỤC LỤC VĂN BẢN
*

QUỐC HỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 47/2014/QH13

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2014

LUẬT

NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆTNAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật nhập cảnh,xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Bạn đang xem: Luật xuất nhập cảnh năm 2017

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạmvi điều chỉnh

Luật này quy định nguyên tắc, điềukiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài nhập cảnh, xuấtcảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lýnhà nước Việt Nam, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhập cảnh, xuấtcảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

Luật này áp dụng đối với người nướcngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhànước Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Luật này, những từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Người nước ngoài là ngườimang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh,xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

2. Giấy tờ xác định quốc tịchnước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặcLiên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đâygọi chung là hộ chiếu).

3. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩmquyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và đượccơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.

4. Nhập cảnh là việc ngườinước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

5. Quá cảnh là việc ngườinước ngoài đi qua hoặc lưu lại khu vực quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế của ViệtNam để đi nước thứ ba.

6. Xuất cảnh là việc ngườinước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

7. Tạm hoãn xuất cảnh là việcngười có thẩm quyền của Việt Nam quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đốivới người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

8. Buộc xuất cảnh là việcngười có thẩm quyền của Việt Nam quyết định người nước ngoài phải rời khỏi lãnhthổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

9. Cư trú là việc người nướcngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.

10. Cửa khẩu là nơi ngườinước ngoài được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

11. Thị thực là loại giấy tờdo cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnhViệt Nam.

12. Chứng nhận tạm trú làviệc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định thời hạn người nước ngoài đượcphép tạm trú tại Việt Nam.

13. Thẻ tạm trú là loại giấytờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoạigiao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và cógiá trị thay thị thực.

14. Thẻ thường trú là loạigiấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cưtrú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

15. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnhlà cơ quan chuyên trách thuộc Bộ Công an làm nhiệm vụ quản lý nhập cảnh, xuất cảnh,quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

16. Đơn vị kiểm soát xuất nhậpcảnh là đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh,quá cảnh của người nước ngoài tại cửa khẩu.

17. Cơ quan có thẩm quyền cấpthị thực của Việt Nam ở nước ngoài gồm cơ quan đại diện hoặc cơ quankhác của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự.

Điều 4. Nguyêntắc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú

1. Tuân thủ quy định của Luật này,các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan hoặc điều ước quốc tế màViệt Nam là thành viên.

2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toànxã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

3. Bảo đảm công khai, minh bạch,thuận lợi cho người nước ngoài; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý hoạt động nhậpcảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

4. Người nước ngoài có nhiều hộchiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tạiViệt Nam.

Điều 5. Cáchành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở người nước ngoài và cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theoquy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nướcngoài tại Việt Nam.

2. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cáckhoản thu trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan; sách nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh,quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuấtcảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

4. Cung cấp thông tin, tài liệusai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

5. Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh,quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

6. Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn,cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh,cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Điều 6. Thu hồi,hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuấtcảnh, cư trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp

Người nước ngoài có hành vi vi phạmquy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 5; khoản 3 Điều 21; điểm b khoản 2 Điều44 của Luật này thì bị thu hồi, hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh,cư trú tại Việt Nam.

Chương II

THỊ THỰC

Điều 7. Giá trịsử dụng và hình thức của thị thực

1. Thị thực có giá trị một lần hoặcnhiều lần và không được chuyển đổi mục đích.

2. Thị thực được cấp riêng cho từngngười, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổiđược cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

3. Thị thực được cấp vào hộ chiếuhoặc cấp rời.

Điều 8. Ký hiệuthị thực

1. NG1 - Cấp cho thành viên đoànkhách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủtịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

2. NG2 - Cấp cho thành viên đoànkhách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủtịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, TổngKiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tươngđương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương.

3. NG3 - Cấp cho thành viên cơquan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộcLiên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

4. NG4 - Cấpcho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơquan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chứcliên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quanlãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diệntổ chức liên chính phủ.

5. LV1 - Cấp cho người vào làm việcvới các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốchội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trậnTổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểmtoán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy,thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6. LV2 - Cấp cho người vào làm việcvới các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam.

7. ĐT - Cấpcho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại ViệtNam.

8. DN - Cấpcho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

9. NN1 - Cấp cho người là Trưởngvăn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoàitại Việt Nam.

10. NN2 - Cấp cho người đứng đầuvăn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổchức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên mônkhác của nước ngoài tại Việt Nam.

11. NN3 - Cấp cho người vào làm việcvới tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thươngnhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tạiViệt Nam.

12. DH - Cấp cho người vào thực tập,học tập.

13. HN - Cấp cho người vào dự hộinghị, hội thảo.

14. PV1 - Cấp cho phóng viên, báochí thường trú tại Việt Nam.

15. PV2 - Cấp cho phóng viên, báochí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

16. LĐ - Cấpcho người vào lao động.

17. DL - Cấp cho người vào du lịch.

18. TT - Cấp chongười nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấpthị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài làcha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

19. VR - Cấp cho người vào thăm ngườithân hoặc với mục đích khác.

20. SQ - Cấp cho các trường hợp quy địnhtại khoản 3 Điều 17 của Luật này.

Điều 9. Thời hạn thị thực

1. Thị thực ký hiệuSQ có thời hạn không quá 30 ngày.

2. Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạnkhông quá 03 tháng.

3. Thị thực ký hiệu VR có thời hạnkhông quá 06 tháng.

4. Thị thực ký hiệuNG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạnkhông quá 12 tháng.

5. Thị thực ký hiệuLĐ có thời hạn không quá 02 năm.

6. Thị thực ký hiệuĐT có thời hạn không quá 05 năm.

7. Thị thực hết hạn, được xem xét cấpthị thực mới.

8. Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lạiquốc tế ít nhất 30 ngày.

Điều 10. Điều kiệncấp thị thực

1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trịđi lại quốc tế.

2. Có cơ quan, tổchức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3Điều 17 của Luật này.

3. Không thuộc các trường hợp chưacho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luậtnày.

4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấpthị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

a) Người nước ngoài vào đầu tư phảicó giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

b) Người nước ngoài hành nghề luật sưtại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

c) Người nước ngoài vào lao động phảicó giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

d) Người nước ngoài vào học tập phảicó văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Điều 11. Các trườnghợp được cấp thị thực rời

1. Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực.

2. Hộ chiếu của nước chưa có quan hệngoại giao với Việt Nam.

3. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

4. Vì lý do ngoại giao, quốcphòng, an ninh.

Điều 12. Cáctrường hợp được miễn thị thực

1. Theo điềuước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạmtrú theo quy định của Luật này.

3. Vào khukinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

4. Theo quy định tại Điều 13 củaLuật này.

5. Người ViệtNam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế docơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, concủa họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thịthực theo quy định của Chính phủ.

Điều 13. Đơnphương miễn thị thực

1. Quyết định đơn phương miễn thịthực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quan hệ ngoại giao với ViệtNam;

b) Phù hợp với chính sách phát triểnkinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;

c) Không làm phương hại đến quốcphòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

2. Quyết định đơn phương miễn thịthực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơnphương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1Điều này.

3. Căn cứ quy định của Điều này,Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.

Điều 14. Cơquan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh ngườinước ngoài

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời,bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 10của Luật này, bao gồm:

a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chínhphủ;

b) Thường trực Ban Bí thư Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủtướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Bộ trưởng và tươngđương; Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương;

c) Các ban, cơ quan, đơn vị trựcthuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ,cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

d) Tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương;

đ) Cơ quan trung ương của tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

e) Doanh nghiệp được thành lậptheo pháp luật Việt Nam;

g) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơquan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chứcliên chính phủ tại Việt Nam;

h) Văn phòng đại diện, chi nhánh củathương nhân nước ngoài; văn phòng đại diệntổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chứcchuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;

i) Tổ chức khác có tư cách phápnhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;

k) Công dân Việt Nam thường trú ởtrong nước, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú.

2. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnhngười nước ngoài phải phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định hoặc giấy phép hoạt động đượccấp. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, người nước ngoài có thẻ thườngtrú hoặc thẻ tạm trú được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thăm vàphải có giấy tờ chứng minh quan hệ với người được mời, bảo lãnh.

Điều 15. Thủtục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan có thẩm quyền của BộNgoại giao

1. Người nước ngoài thuộc diện quyđịnh tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này thông qua cơ quan, tổ chứcmời, bảo lãnh gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền của BộNgoại giao.

2. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnhngười nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Luật này thông báobằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao để chỉ đạo cơ quan cóthẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực, nếu thuộc diệnphải có thị thực, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

3. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnhngười nước ngoài quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 8 của Luật này trực tiếpgửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho cơ quan quảnlý xuất nhập cảnh. Sau 02 ngày làm việc, nếu cơ quan quản lý xuất nhập cảnhkhông có ý kiến thì cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao trả lời cho cơquan, tổ chức mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thựccủa Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực, nếu thuộc diện phải có thị thực.

4. Trườnghợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế thì cầnnêu rõ cửa khẩu, thời gian nhập cảnh và lý do đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu.

5. Sau khi nhận được văn bản trả lờicủa cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh ngườinước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thịthực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

6. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp thịthực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ởnước ngoài phải thanh toán với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao khoản cướcphí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.

Điều 16. Thủtục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

1. Người nước ngoài không thuộc diệnquy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này phải thông qua cơ quan,tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bảnđề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

2. Trước khi làm thủ tục mời, bảolãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chứckhác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh củathương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tạiViệt Nam phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theohồ sơ, bao gồm:

a) Bản sao có chứng thực giấy phéphoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;

b) Văn bản giới thiệu con dấu, chữký của người có thẩm quyền của tổ chức.

Việc thông báo chỉ thực hiện một lần,khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnhxem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thôngbáo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

4. Sau khi nhận được văn bản trả lờicủa cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh ngườinước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thịthực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

5. Trườnghợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, cơ quanquản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quyđịnh tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật này; trong thời hạn 12giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật này.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghịcấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của ViệtNam ở nước ngoài phải thanh toán với cơquan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thịthực.

Điều 17. Cấpthị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài

1. Trong thời hạn 01 ngày làm việckể từ ngày nhận được chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và hộchiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này,cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực.

2. Trườnghợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, sau khinhận được thông báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh, người nướcngoài thuộc diện phải có thị thực nộp hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực vàảnh tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trẻ em dưới14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với chahoặc mẹ hoặc người giám hộ không phải làm đơn xin cấp thị thực trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặcngười giám hộ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan cóthẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ởnước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.

3. Người đứng đầu cơ quan có thẩmquyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực có giá trị không quá30 ngày cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường,du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trườnghợp sau đây:

a) Người có quan hệ công tác vớicơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con củahọ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sởtại;

b) Người có công hàm bảo lãnh củacơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

4. Sau khi cấp thị thực đối vớitrường hợp quy định tại khoản 3 Điều này,người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phảithông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chịu trách nhiệm về việc cấp thịthực.

Điều 18. Cấpthị thực tại cửa khẩu quốc tế

1. Người nước ngoài được cấp thịthực tại cửa khẩu quốc tế trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất phát từ nước không có cơquan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam;

b) Trước khi đến Việt Nam phải điqua nhiều nước;

c) Vào Việt Nam tham quan, du lịchtheo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức;

d) Thuyền viên nước ngoài đang ởtrên tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu khác;

đ) Vào để dự tang lễ thân nhân hoặcthăm người thân đang ốm nặng;

e) Vào Việt Nam tham gia xử lý sựcố khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc vì lý do đặcbiệt khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

2. Người nước ngoài được cấp thịthực tại cửa khẩu quốc tế nộp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế,khai tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh tại đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh.Trẻ em dưới 14 tuổi được khai chung với tờ khai đề nghị cấp thị thực của cha hoặcmẹ hoặc người giám hộ trong trường hợp cóchung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

3. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnhkiểm tra, đối chiếu với thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiệnviệc cấp thị thực.

Xem thêm: Giai Điệu Tự Hào Tháng 12 - Danh Sách Các Tập Của Giai Điệu Tự Hào

Điều 19. Cấpthị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoạigiao

1. Người nước ngoài đang tạm trú tạiViệt Nam có nhu cầu cấp thị thực mới phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời,bảo lãnh để làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩmquyền của Bộ Ngoại giao.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời,bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thựckèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tạicơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩmquyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thị thực.

Chương III

NHẬP CẢNH

Điều 20. Điềukiện nhập cảnh

Người nước ngoài được nhập cảnhkhi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trịđi lại quốc tế và thị thực.

Người nước ngoài nhập cảnh theo diệnđơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;

2. Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều21 của Luật này.

Điều 21. Cáctrường hợp chưa cho nhập cảnh

1. Không đủ điều kiện quy định tạikhoản 1 Điều 20 của Luật này.

2. Trẻ em dưới 14 tuổi không cócha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.

3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thậtđể được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.

4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặcmắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưaquá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuấtcó hiệu lực.

6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Namchưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.

7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.

8. Vì lý do thiên tai.

9. Vì lý do quốc phòng, an ninh,trật tự, an toàn xã hội.

Điều 22. Thẩmquyền quyết định chưa cho nhập cảnh

1. Người đứng đầu đơn vị kiểm soátxuất nhập cảnh quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 21 củaLuật này.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết địnhchưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quyđịnh tại khoản 7 Điều 21 của Luật này.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy địnhtại khoản 8 Điều 21 của Luật này.

4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởngBộ Quốc phòng quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản9 Điều 21 của Luật này.

5. Người có thẩm quyền ra quyết địnhchưa cho nhập cảnh có thẩm quyền giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về quyết định của mình.

Chương IV

QUÁ CẢNH

Điều 23. Điềukiện quá cảnh

Người nước ngoài được quá cảnh khicó đủ các điều kiện sau đây:

1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trịđi lại quốc tế;

2. Vé phương tiện phù hợp với hànhtrình đi nước thứ ba;

3. Thị thực của nước thứ ba, trừtrường hợp được miễn thị thực.

Điều 24. Khuvực quá cảnh

1. Khu vực quá cảnh là khu vực thuộccửa khẩu quốc tế, nơi người nước ngoài được lưu lại để đi nước thứ ba.

2. Khu vực quá cảnh do cơ quan cóthẩm quyền quản lý cửa khẩu quốc tế quyết định.

Điều 25. Quácảnh đường hàng không

1. Người nước ngoài quá cảnh đườnghàng không được miễn thị thực và phải ở trong khu vực quá cảnh tại sân bay quốctế trong thời gian chờ chuyến bay.

2. Trong thời gian quá cảnh, ngườinước ngoài có nhu cầu vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình dodoanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức thì được xét cấp thị thực phùhợp với thời gian quá cảnh.

Điều 26. Quácảnh đường biển

Người nước ngoài quá cảnh đường biểnđược miễn thị thực và phải ở khu vực quá cảnh tại cửa khẩu cảng biển trong thờigian tàu, thuyền neo đậu; trường hợp có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịchtheo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức thì đượcxét cấp thị thực phù hợp với thời gianquá cảnh; trường hợp có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu khác thì được xét cấp thịthực ký hiệu VR.

Chương V

XUẤT CẢNH

Điều 27. Điềukiện xuất cảnh

Người nước ngoài được xuất cảnhkhi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trịđi lại quốc tế;

2. Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạmtrú, thẻ thường trú còn giá trị;

3. Không thuộc trường hợp bị tạmhoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật này.

Điều 28. Cáctrường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh

1. Người nước ngoài có thể bị tạmhoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợpsau đây:

a) Đang là bị can, bị cáo, ngườicó nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện,người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động,hành chính, hôn nhân và gia đình;

b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bảnán, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;

c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộpthuế;

d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính;

đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh.

2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụngđối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấpchứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp.

3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnhkhông quá 03 năm và có thể gia hạn.

Điều 29. Thẩmquyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạmhoãn xuất cảnh

1. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Việntrưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịchHội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạmhoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy địnhtại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này.

2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuếquyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều28 của Luật này.

3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết địnhtạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28của Luật này trong trường hợp sau đây:

a) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an;

b) Theo đề nghị của Chánh án Tòaán nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương.

4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởngBộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tạiđiểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

5. Người có thẩm quyền ra quyết địnhtạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạmhoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Người ra quyết định tạm hoãn xuấtcảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điềukiện tạm hoãn không còn.

6. Quyếtđịnh tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giảitỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và côngbố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện.

7. Sau khi nhận được quyết định tạmhoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơquan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Điều 30. Buộcxuất cảnh

1. Người nước ngoài có thể bị buộcxuất cảnh trong trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn tạm trú nhưngkhông xuất cảnh;

b) Vì lý do quốc phòng, an ninh,trật tự, an toàn xã hội.

2. Thẩm quyền quyết định buộc xuấtcảnh như sau:

a) Cơ quan quản lý xuất nhập cảnhquyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quyđịnh tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởngBộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Chương VI

CƯ TRÚ

Mục 1: TẠM TRÚ

Điều 31. Chứngnhận tạm trú

1. Đơn vị kiểmsoát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh bằnghình thức đóng dấu vào hộ chiếu hoặc đóng dấu vào thị thực rời với thời hạn nhưsau:

a) Thời hạn tạm trú cấp bằng thờihạn thị thực; trường hợp thị thực còn thời hạn không quá 15 ngày thì cấp tạmtrú 15 ngày; trường hợp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ thì cấp tạm trú không quá 12tháng và được xem xét cấp thẻ tạm trú;

b) Đối với người được miễn thị thựctheo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thời hạn tạm trú cấp theoquy định của điều ước quốc tế; nếu điều ước quốc tế không quy định thời hạn tạmtrú thì cấp tạm trú 30 ngày;

c) Đối với người được miễn thị thựcvào khu kinh tế cửa khẩu thì cấp tạm trú 15 ngày; vào đơn vị hành chính - kinhtế đặc biệt thì cấp tạm trú 30 ngày;

d) Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thìcấp tạm trú 15 ngày;

đ) Đối với người nước ngoài có thẻthường trú hoặc thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì không cấp tạm trú.

2. Người nước ngoài được tạm trú tạiViệt Nam trong thời hạn chứng nhận tạm trú được cấp.

3. Thời hạn tạm trú có thể bị cơquan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trongtrường hợp người nước ngoài vi phạm phápluật Việt Nam.

Điều 32. Cơ sởlưu trú

Cơ sở lưu trú là nơi tạm trú củangười nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam,bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoàilàm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặccơ sở lưu trú khác theo quy định của phápluật.

Điều 33. Khaibáo tạm trú

1. Người nước ngoài tạm trú tại ViệtNam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưutrú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công annơi có cơ sở lưu trú.

2. Người trực tiếp quản lý, điềuhành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếukhai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấnhoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địabàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đếncơ sở lưu trú.

3. Cơ sở lưu trú du lịch là kháchsạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnhCông an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạmtrú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trựctiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử côngkhai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương.

4. Người nước ngoài thay đổi nơi tạmtrú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạmtrú theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 34. Tạmtrú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển,khu vực biên giới và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

1. Người nước ngoài được tạm trú ởcơ sở lưu trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinhtế ven biển và thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định tại Điều 33 của Luậtnày.

2. Người nước ngoài không được tạmtrú tại khu vực cấm, khu vực tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đấtliền; vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển. Trườnghợp tạm trú tại cơ sở lưu trú trong khu vực biên giới hoặc thị trấn, thị xã,thành phố, khu du lịch, dịch vụ, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khu kinhtế khác có liên quan đến khu vực biên giới thì khai báo tạm trú theo quy định tạiĐiều 33 của Luật này. Cơ quan tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoàicó trách nhiệm thông báo cho đồn biên phòng nơi có cơ sở lưu trú.

Điều 35. Giahạn tạm trú

1. Người nước ngoài đang tạm trú tạiViệt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời,bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩmquyền của Bộ Ngoại giao.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời,bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị gia hạn tạmtrú kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nướcngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với các trường hợp quy địnhtại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này, tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnhđối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩmquyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú.

Điều 36. Cáctrường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú

1. Người nước ngoài là thành viêncơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tếthuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệuNG3.

2. Người nước ngoài được cấp thịthực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạmtrú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.

Điều 37. Thủtục cấp thẻ tạm trú

1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trúbao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổchức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;

b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trúcó dán ảnh;

c) Hộ chiếu;

d) Giấy tờchứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật này.

2. Giải quyết cấp thẻ tạm trú nhưsau:

a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơquan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồsơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoạigiao;

b) Cơ quan,tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú chongười nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này tạicơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặcnơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩmquyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.

Điều 38. Thờihạn thẻ tạm trú

1. Thời hạnthẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất30 ngày.

2. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3,LV1, LV2, ĐT và DH có thời hạn không quá 05 năm.

3. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1,NN2, TT có thời hạn không quá 03 năm.

4. Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ vàPV1 có thời hạn không quá 02 năm.

5. Thẻ tạm trú hết hạn được xemxét cấp thẻ mới.

Mục 2: THƯỜNGTRÚ

Điều 39. Cáctrường hợp được xét cho thường trú

1. Người nước ngoài có công lao,đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước ViệtNam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

2. Người nước ngoài là nhà khoa học,chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

3. Người nước ngoài được cha, mẹ,vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

4. Người không quốc tịch đã tạmtrú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

Điều 40. Điềukiện xét cho thường trú

1. Người nước ngoài quy định tạiĐiều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sốngtại Việt Nam.

2. Người nước ngoài quy định tạikhoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đềnghị.

3. Người nướcngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tụctừ 03 năm trở lên.

Điều 41. Thủtục giải quyết cho thường trú

1. Người nước ngoài đề nghị chothường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin thường trú;

b) Lý lịch tư pháp do cơ quan cóthẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

c) Công hàm của cơ quan đại diện củanước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thườngtrú;

d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiệnđược xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;

e) Giấy bảo lãnh đối với người nướcngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.

2. Trong thời hạn 04 tháng kể từngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú;trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưngkhông quá 02 tháng.

3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnhcó trách nhiệm thông báo bằng văn bản kếtquả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báongười nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

5. Trong thời hạn 03 tháng kể từkhi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơquan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơixin thường trú để nhận thẻ thường trú.

Điều 42. Giảiquyết cho thường trú đối với người không quốc tịch

1. Người không quốc tịch quy địnhtại khoản 4 Điều 39 của Luật này nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnhCông an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tạm trú. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin thường trú;

b) Giấy tờchứng minh đã tạm trú liên tục tại ViệtNam từ trước năm 2000 và đủ điều kiệntheo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luậtnày.

2. Thủ tục giải quyết cho ngườikhông quốc tịch thường trú thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5Điều 41 của Luật này.

Điều 43. Cấpđổi, cấp lại thẻ thường trú

1. Thẻ thường trú do Công an tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương cấp. Định kỳ 10 năm một lần, người nước ngoàithường trú phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thườngtrú để cấp đổi thẻ. Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị cấp đổi thẻ thườngtrú;

b) Thẻ thường trú;

c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực,trừ trường hợp người không quốc tịch.

2. Trườnghợp thẻ thường trú bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nộidung ghi trong thẻ, người nước ngoài thường trú phải làm thủ tục cấp lại thẻ tạiCông an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú. Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị cấp lại thẻ thườngtrú;

b) Thẻ thường trú, trường hợp thẻthường trú bị mất phải có đơn báo mất;

c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực,trừ trường hợp người không quốc tịch;

d) Giấy tờ chứng minh nội dungthay đổi ghi trong thẻ thường trú.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từngày nhận đủ hồ sơ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nướcngoài thường trú cấp lại thẻ.

Chương VII

QUYỀN, NGHĨAVỤ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI; QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN MỜI,BẢO LÃNH NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM

Điều 44. Quyền,nghĩa vụ của người nước ngoài

1. Người nướcngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:

a) Được bảo hộ tính mạng, danh dự,tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thờigian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Người có thẻ tạm trú được bảolãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng,con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời,bảo lãnh người đó đồng ý;

c) Người có thẻ thường trú được bảolãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;

d) Người đang cư trú hợp pháp tạiViệt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm ngườithân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạnchế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;

đ) Thuyền viên trên các tàu, thuyềnnhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trungương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnhkhỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;

e) Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệmkỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diệntổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ đượclao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấyphép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sởgiáo dục;

g) Người đang học tập tại các trườnghoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp laođộng nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

h) Người không quốc tịch thườngtrú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân;

i) Ngườikhông quốc tịch cư trú tại ViệtNam có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xétcấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

2. Người nước ngoài nhập cảnh, xuấtcảnh, cư trú tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật Việt Nam;tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;

b) Hoạt động tại Việt Nam phải phùhợp với mục đích nhập cảnh;

c) Khi đi lại phải mang theo hộchiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tạiViệt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Người nước ngoài thường trú nếuxuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểmsoát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

Điều 45. Quyền,trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời,bảo lãnh có các quyền sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức được thành lậphợp pháp tại Việt Nam được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động;

b) Công dân Việt Nam thường trú ởtrong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng,con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm;

c) Công dân Việt Nam thường trú ởtrong nước được bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thườngtrú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời,bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:

a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh ngườinước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật này;

b) Hướng dẫn, giải thích cho ngườinước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa,phong tục, tập quán của Việt Nam;

c) Thực hiện trách nhiệm bảo lãnhtheo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giảiquyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh;

d) Phối hợp với cơ quan chức năngvề quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thờigian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạmtrú cho người nước ngoài;

đ) Làm thủ tục với cơ quan quản lýnhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảolãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề,lĩnh vực đó;

e) Thông báo bằng văn bản cho cơ quanquản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhậpcảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thờigian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nướcngoài xuất cảnh.

Chương VIII

TRÁCH NHIỆM CỦACÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỀ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜINƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 46.Trách nhiệm của Chính phủ

1. Thống nhất quản lý nhà nước vềnhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Quy địnhcơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cưtrú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 47.Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủchủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quanngang bộ liên quan thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Chủ trì xây dựng và trình cơquan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm phápluật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại ViệtNam.

3. Tổ chức thực hiện các văn bảnquy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoàitại Việt Nam.

4. Cấp giấy tờ cho phép nhập cảnh,xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

5. Kiểm soátnhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu quốc tế theo quy định của phápluật.

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

7. Ban hànhcác loại mẫu giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tạiViệt Nam.

8. Thống kê nhà nước về nhập cảnh,xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

9. Thực hiện hợp tác quốc tế theothẩm quyền, đề xuất cơ quan có thẩm quyền việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tếvề nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 48.Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện hoạt động quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh,quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Thực hiệncấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực; cấp, hủy bỏ thẻ tạm trú; gia hạn tạmtrú cho người nước ngoài theo quy định của Luật này.

3. Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấpthị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quy định của pháp luật liên quan đếnnhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

4. Đề xuất cơ quan có thẩm quyềnviệc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cưtrú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 49.Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Phối hợp vớiBộ Công an thực hiện hoạt động quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cưtrú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Kiểm soátnhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật; cấp, sửađổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định của Luậtnày.

3. Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luậtvề nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam tạicửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

Điều 50.Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ

Bộ, cơ quan ngang bộ không thuộcquy định tại Điều 48 và Điều 49 của Luật này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ