Lỗi không nhận ổ cứng ngoài

     

Ổ cứng gắn ngoài của bạn không hiển thị hoặc không được nhận dạng trong Windows? Thực hiện theo hướng dẫn của letspro.edu.vn dưới đây để sửa lỗi này.


Thông thường ổ đĩa có thể tháo rời, ổ đĩa flash USB hoặc ổ cứng gắn ngoài chỉ cần cắm vào cổng USB trên máy tính là Windows sẽ tự động nhận diện để bạn có thể sử dụng. Nhưng đôi khi bạn không thấy ổ cứng ngoài hiển thị trên máy tính sau khi kết nối vào máy tính.

Bạn đang xem: Lỗi không nhận ổ cứng ngoài

Lỗi này có thể do một số nguyên nhân như sự cố phân vùng trên ổ đĩa ngoài, sử dụng định dạng ổ đĩa sai, cổng USB bị hỏng hoặc sự cố trình điều khiển trong Windows. Trong trường hợp xấu nhất, ổ đĩa có thể hỏng. Hãy cùng letspro.edu.vn tìm hiểu cách kiểm tra và khắc phục lỗi này.

Đảm bảo ổ đĩa gắn ngoài được bật nguồn

Đây là bước sơ bộ, nhưng đáng để kiểm tra. Gần như mọi ổ đĩa flash và nhiều ổ cứng gắn ngoài không yêu cầu nguồn điện riêng mà sử dụng nguồn điện qua cổng USB.

*

Tuy nhiên, một số ổ đĩa gắn ngoài cho máy tính để bàn có cáp nguồn chuyên dụng hoặc ít nhất là một công tắc nguồn vật lý.

Nếu trường hợp này xảy ra với bạn và ổ cứng ngoài không hiển thị, có thể sự cố là do cáp nguồn. Hãy thử cắm vào một ổ cắm điện khác hoặc đổi cáp nếu có thể. Kiểm tra đèn nhấp nháy trên thiết bị để biết chắc nó vẫn hoạt động trước khi tiếp tục.

Làm gì khi ổ cứng gắn ngoài vẫn không hiển thị?

Kiểm tra trong Disk Management

Mở công cụ Disk Management bằng cách, bấm tổ hợp phím Windows + X(hoặc kích chuột phải vào menu Start) để mở menu Power User và chọn Disk Management.

*

Ngoài ra bạn cũng có thể mở hộp thoại Run bằng cách bấm tổ hợp phím Windows + R và nhập diskmgmt.msc vào khung trống rồi bấm nút OK để mở tiện ích này.

*

Cửa sổ Disk Management hiển thị sẽ cho phép bạn xem tất cả các ổ đĩa cứng được kết nối với máy tính, cùng với đó là thông tin dung lượng, định dạng phân vùng ….

Trong cửa sổ này bạn cũng sẽ thấy ổ cứng gắn ngoài được liệt kê, có thể bên dưới ổ đĩa chính và bất kỳ ổ đĩa thứ cấp nào. Ngay cả khi nó không xuất hiện trong This PC vì không chứa bất kỳ phân vùng nào nên chỉ hiển thị ở đây dưới dạng Removable.

Nếu nhìn thấy ổ đĩa cứng gắn ngoài ở đây, hãy chuyển xuống mục "Tạo một ổ đĩa mới" ở bên dưới. Đây sẽ là bước để phân vùng hoặc định dạng ổ cứng gắn ngoài đúng cách để Windows và các thiết bị khác có thể truy cập.

Nếu ổ đĩa ngoài vẫn không hiển thị trong cửa sổ Disk Management, hãy tiếp tục thực hiện bước tiếp theo dưới đây để kiểm tra.

Thử cổng USB và máy tính khác

Vấn đề có thể không nằm ở thiết bị mà là do cổng kết nối đang sử dụng để kết nối thiết bị với máy tính. Rút ổ đĩa cứng khỏi cổng USB hiện tại và thử cắm vào một cổng khác trên máy tính. Nếu nó hoạt động ở một cổng USB nhưng không hoạt động ở một cổng USB khác, có nghĩa cổng USB đó đã hỏng.

Nếu kết nối ổ đĩa cứng gắn ngoài vào bộ chia USB, hãy thử kết nối trực tiếp với máy tính. Một số bộ chia USB không cung cấp đủ năng lượng cho ổ đĩa ngoài hoạt động.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu ổ đĩa gắn ngoài không hiển thị trong Disk Management ngay cả khi đã thử cả hai cách này? Thật khó để biết chắc chắn liệu ổ đĩa bị hỏng hay máy tính đang gặp sự cố.

Nếu có một máy tính khác gần đó, hãy thử cắm ổ đĩa cứng đó sang máy khác để kiểm tra xem có nhận diện không. Nếu ổ đĩa không hiển thị trên bất kỳ máy tính nào thì ổ đĩa đó có khả năng đã hỏng.

Khi thử kết nối với một máy tính khác, hãy nhớ kiểm tra xem ổ đĩa đó có xuất hiện trong Disk Management hay không, hay chỉ là không hiển thị trong This PC thôi.

Khắc phục sự cố trình điều khiển

Nếu ổ đĩa gắn ngoài hiển thị trên các máy tính khác hoặc bạn không có máy tính khác để kiểm tra thì Windows có thể gặp sự cố trình điều khiển với thiết bị. Bạn có thể kiểm tra bằng Device Manager.

Xem thêm: “Bỏ Túi” 3 Cách Khôi Phục Lại Thư Mục Đã Xóa Trong Thùng Rác Hiệu Quả

Mở hộp thoại Run bằng cách bấm tổ hợp phím Windows + R và nhập devmgmt.msc vào khung trống rồi bấm nút OK để mở tiện ích này.

Trong cửa sổ Device Manager hiển thị, mở rộng danh mục Disk drivesvà kiểm tra xem có thiết bị nào có dấu chấm than màu vàng bên cạnh không. Nếu thấy biểu tượng chấm than, nghĩa là ổ đĩa cứng đó có vấn đề về trình điều khiển.

Kích chuột phải vào thiết bị gặp sự cố > Properties và xem thông báo lỗi. Thông báo lỗi này có thể giúp khắc phục sự cố, bạn có thể tìm kiếm trên Google xem thông báo lỗi đó khắc phục như thế nào.

*

Trên thực tế các vấn đề về trình điều khiển thường khó khắc phục. Nếu sự cố không nhận ổ đĩa cứng gắn ngoài gần đây, hãy thử sử dụng tính năng khôi phục hệ thống System Restore để khôi phục các thay đổi.

Nếu cách này không hiệu quả, có thể thử kích chuột phải lên thiết bị đang gặp sự cố > Update Driver để Windows 10 tự động tìm, tải và cài đặt trình điều khiển mới nhất cho thiết bị đó.

Tuy nhiên cách này hiếm khi Windows tìm được trình điều khiển mới cho các thiết bị thông thường như ổ đĩa flash. Thay vào đó, bạn có thể truy cập trang web của nhà sản xuất để biết trình điều khiển cụ thể cho ổ cứng gắn ngoài của mình.

*

Ngoài ra menu Driver của ổ cứng gắn ngoài trong Device Manager còn có một vài lựa chọn khác như nút Roll Back Driver để hoàn nguyên mọi bản cập nhật trình điều khiển gần đây, có thể sẽ không ảnh hưởng nếu tính năng khôi phục hệ thống không hoạt động.

Cách cuối cùng là sử dụng nút Uninstall để xóa thiết bị khỏi hệ thống. Hy vọng rằng khi khởi động lại, Windows sẽ cài đặt lại trình điều khiển và cấu hình chính xác khi bạn kết nối lại ổ đĩa.

Tạo một ổ đĩa mới

Nếu thiết bị của bạn xuất hiện trong Disk Management, bây giờ cần khởi tạo ổ đĩa để có thể sử dụng được. Nếu ổ đĩa cứng di động hiển thị trong Disk Management là Unallocated thì cần tạo một phân vùng mới trên đó để Windows có thể sử dụng. Bằng cách kích chuột phải vào bất kỳ đâu trên không gian Unallocated > New Simple Volume để bắt đầu tạo một phân vùng mới.

*

Nếu ổ đĩa đã được phân vùng (không hiển thị Unallocated) và bạn vẫn không thể nhìn thấy, hãy đảm bảo ổ đãi đã được đặt tên. Thường điều này sẽ được Windows thực hiện tự động, nhưng nếu bạn đã xóa ký tự ổ đĩa theo cách thủ công, ổ đĩa có thể không truy cập được trong Windows.

*

Để thay đổi ký tự ổ đĩa, kích chuột phải vào phân vùng của ổ đĩa di động và chọn Change Drive Letter and Paths. Nếu thiết bị chưa được gán ký tự, bấm nút Add để chọn. Nếu ký tự đó đã có, bấm nút Change để chọn một ký tự khác.

Định dạng ổ đĩa

Nếu ổ đĩa cứng di động đã được phân vùng, nhưng vẫn không thể truy cập vào, có thể nó đã được phân vùng bằng hệ thống tệp khác.

Ví dụ bạn có thể đã định dạng ổ đĩa bằng hệ thống tệp XFS từ Linux hoặc APFS trên máy Mac. Windows không thể đọc các hệ thống tệp này, vì vậy cần định dạng lại ổ đĩa bằng hệ thống tệp NTFS mới hơn hoặc FAT32 cũ hơn để Windows có thể nhận ra.

*

Để định dạng lại một phân vùng trong Disk Management, kích chuột phải vào ổ đĩa đó và chọn Format. Khi định dạng, bạn có thể đặt tên mới cho ổ đĩa, mục Allocation unit size chọn Default, giữ nguyên tùy chọn Perform a quick format và quan trọng nhất là File system.

Nếu là ổ đĩa flash dung lượng nhỏ, có thể chọn định dạng là FAT32. Nhưng định dạng này có nhược điểm là không thể lưu các tệp lớn hơn 4GB và chỉ hỗ trợ ổ đĩa dung lượng tối đa 2TB. Dù vậy FAT32 lại tương thích với tất cả các loại thiết bị như máy ảnh, trình phát đa phương tiện, thiết bị chơi game …

Trong khi NTFS là chuẩn hiện đại cho Windows và nhiều thiết bị cũ hơn không tương thích với NTFS. Vì vậy nên định dạng FAT32 cho ổ đĩa flash và thẻ SD, trong khi NTFS chỉ dành cho ổ cứng gắn ngoài dung lượng lớn.

Ngoài ra còn hai tùy chọn hệ thống tệp khác. exFAT là hệ thống tệp của Microsoft hỗ trợ các tệp lớn hơn FAT32, nhưng không tương thích rộng rãi và FAT từ rất lâu đời và không còn được sử dụng.

Như vậy, bạn chỉ cần thực hiện theo tất cả các giải pháp mà letspro.edu.vn hướng dẫn ở trên khi ổ cứng gắn ngoài không hiển thị trong Windows sẽ giải quyết hầu hết các vấn đề về nhận dạng ổ đĩa sẽ gặp phải. Chúc bạn thành công!