Lễ vu lan là gì

     
Ông Nguyễn Tiến Trọng – Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ thăm Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kon Tum Ban Tôn giáo tổ chức Đại hội Chi bộ Ban Tôn giáo lần thứ II, nhiệm kỳ 2022-2025 Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đấu tranh xóa bỏ tà đạo Hà mòn trên địa bàn tỉnh Họ đạo Kon Tum thuộc Hội thánh Cao Đài Tây Ninh tổ chức Đại hội Nhơn sanh cấp cơ sở nhiệm kỳ 2022 - 2027 Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh nhân dịp Lễ Phật đản Phật lịch 2566-Dương lịch...
search
info GIỚI THIỆU
1. Cơ cấu tổ chức BTG
- Quá trình hình thành và phát triển
- Chức năng nhiệm vụ
- Tổ chức bộ máy
2. Các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh
3. Các cơ sở, tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh
4. Các tổ chức tôn giáo được cấp đăng ký, công nhận tổ chức

info TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
- Luật Tín ngưỡng - Tôn giáo
- Luật đất đai
- Luật xây dựng
- Luật giáo dục
- Thủ tục hành chính liên quan đến Tín ngưỡng, Tôn giáo
- Hỏi đáp chính sách tín ngưỡng, tôn giáo

*
*
*
*
*
*

public Liên kết website
Chọn liên kếtCổng Thông tin điện tử tỉnhVăn phòng UBND tỉnhSở Kế hoạch và Đầu tưSở Công thươngSở Nông nghiệp - PT Nông thônSở Khoa học và Công nghệSở Ngoại vụSở Thông tin và Truyền thôngSở Giao thông - Vận tảiSở Tài chínhSở Tư phápSở Lao động - TBXHSở Văn hóa -TT DLSở Xây dựngSở Tài nguyên và Môi trườngThành phố Kon TumHuyện Đăk HàHuyện Kon RẫyHuyện Kon PlôngHuyện Ia H'DraiHuyện Đăk TôHuyện Ngọc HồiHuyện Tu Mơ RôngHuyện Đăk GleiHuyện Sa Thầy
*

THƯỜNG THỨC TÔN GIÁO
LỄ VU LAN - NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA

Lễ Vu Lan (ngày rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm)là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảmvàlòng biết ơn.

Bạn đang xem: Lễ vu lan là gì

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổtiên.Lễ Vu Lan của Phật giáo đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt, là cuộc lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Nguồn gốc lễ Vu Lan

Lễ hộiVu lanxuất phát từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Theo kinh Vu Lan Bồn,Lễ Vu Lan phát xuất từ thời Đức Phật; Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên - một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.

Kinh "Vu Lan Bồn" có ghi lại: ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề còn quá sânsivà bởi ác nghiệp còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Kiền Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Phật.

Đức Phật dạy rằng: "Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ".

Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật,cung thỉnh chư Tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày15/7 âm lịch.

Xem thêm: Israel Ra Mắt Thiết Bị Nhìn Xuyên Tường Giá 200 Usd, Thiết Bị Radar Xuyên Tường

Sau đó, mẹ của Ngài được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm". Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

*

Tổ đình Trung Khánhchuẩn bị mừng lễ Vu Lan

(Ảnh minh họa)

Ý nghĩa thờ cúng

Lễ Vu Lan trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa,không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế; đây cũng là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, thoát sanh.Vì thế, ngoài mâm cúng ông bà,tổ tiên trong nhà thì vào lễ Vu Lan mọi người còn cúng thêm mâm ngoài trời gọi là cúng chúng sinh dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.

Đối với Phật giáo, trong dịp lễ Vu lan, phật tử thườngcầu siêu cho người đã khuất,làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...

*

Cúng chúng sinh ngoài trời trong lễ Vu Lan

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, trongdịp lễ Vu Lan,khi đến chùa các phật tử sẽđược cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏtượng trưngcho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ. Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nềnnếp gia phong, anh em hòa thuận.

Ngày nay,Đại lễ Vu Lanđã được hiểu với ý nghĩa rộng hơn:Kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức, đó là: Tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các Anh hùngliệt sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người.

Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau./.