Hình ảnh đèn giao thông

     
Đèn giao thông không phải là thiết bị xa lạ với người tham gia giao thông. Hằng ngày chúng ta vẫn nhìn thấy những chiếc đèn xanh, đỏ, vàng… hiện hữu ở đường bộ, đường sắt hay tại các bến phà. Vậy có những loại đèn giao thông nào? ý nghĩa theo từng màu sắc ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết của chúng tôi dưới đây nhé!

Đèn giao thông không phải là thiết bịxa lạ với người tham gia giao thông. Hằng ngày chúng ta vẫn nhìn thấy những chiếc đèn xanh, đỏ, vàng… hiện hữu ở đường bộ, đường sắt hay tại các bến phà. Vậy có những loại đèn giao thông nào? ý nghĩa theo từng màu sắc ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết của chúng tôi dưới đây nhé!

1. Đèn giao thông là gì?

Đèn giao thông hay còn có tên gọi khác là đèn tín hiệu giao thông, đèn điều khiển giao thông, hay đèn xanh đèn đỏ, là một thiết bị được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn (thường là ngã ba, ngã tư đông xe qua lại).

Bạn đang xem: Hình ảnh đèn giao thông

*

2. Lịch sử ra đời của đèn giao thông

Lịch sử của đèn giao thông bắt nguồn đầu tiên từ chiếc đèn tín hiệu dành cho tàu hỏa vào tháng 10 năm 1868. Lúc đầu, nó thắp sáng bằng khí gas và cần người điều khiển. Thời điểm này, tín hiệu giao thông chưa có đèn vàng và thay nó là chiếc còi hú vang khi cần.

Người ta đặt hệ thống đèn ngay bên tòa nhà quốc hội Anh ở Luân Đôn. Chúng lắp ở đây để báo hiệu cho những đoàn tàu đi ngang qua. Trên cây cột hình khuỷu tay có hai chiếc đèn: một màu đỏ và một màu xanh dùng cho ban đêm. Đèn đỏ nghĩa là dừng lại còn đèn xanh là chú ý.

Tháng 8 năm 1914, công ty tín hiệu giao thông ra đời tại Mỹ và chịu trách nhiệm lắp đèn tại các ngã tư bang Ohio. Điều đặc biệt là khi đó đèn tín hiệu vẫn chưa có đèn vàng nên khi chuyển trạng thái, cảnh sát lại bấm chiếc còi hú vang báo cho các lái xe biết.

Đến năm 1920, đèn tín hiệu mới có đủ ba màu: xanh, đỏ, vàng; do sĩ quan cảnh sát Williams Post, sống tại thành phố Detroit sáng chế ra. Năm 1923, Gerrette Morgan đã được nhận bằng phát minh đèn tín hiệu giao thông, mặc dù ông không phải người trực tiếp làm nên cuộc cách mạng đèn tín hiệu hiện đại.

Năm 1950, đèn tín hiệu xanh đỏ được sử dụng rất rộng rãi ở Canada và phát triển nhanh chóng trên thế giới. Ngày nay, hệ thống đèn tín hiệu hiện đại hơn nhiều, có tính năng đặc biệt là chụp hình những xe vượt đèn đỏ.

*

Bên cạnh đó nhiều nước phát minh hết sức thú vị như đèn 4 chế độ ở Anh, New Zealand, Phần Lan v.v. Đèn từ đỏ chuyển sang đỏ và vàng rồi đến xanh và về lại vàng. Trạng thái đỏ và vàng báo cho các lái xe biết rằng đèn xanh sẽ sáng lên trong một khoảng thời gian rất ngắn nữa.

3. Phân loại đèn giao thông và ý nghĩa

Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến tất cả các loại đèn giao thông dùng cho mọi loại đường sắt, đường bộ hay đường thủy. Mỗi loại đèn giao thông sẽ mang một ý nghĩa, đảm nhận một chức năng khác nhau. Trong đó, người ta phân loại theo màu đèn và ký hiệu bên trong của thiết bị. Cụ thể có những loại đèn giao thông sau:

3.1 Loại 3 màu: xanh, đỏ, vàng

*

- Đèn xanh: Được phép đi.

- Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ.

+ Khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

+ Tín hiệu vàng nhấp nháy: Báo hiệu được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

- Đèn đỏ: Báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

3.2 Loại 2 màu: Dành cho người đi bộ

Loại 2 màu có hai màu xanh, đỏ. Ý nghĩanhư sau:

*

- Đỏ: Đèn đỏ có nghĩa là "không được sang đường". Nó có hình ảnh người màu đỏ đang đứng yên hoặc chữ "dừng lại". Khi gặp đèn đỏ, người đi bộ phải đứng yên trên vỉa hè. Khi người đỏ nhấp nháy nghĩa là sắp được sang đường, người đi bộ phải chuẩn bị sang phía bên kia đường.

- Xanh: Đèn xanh có nghĩa là "được phép sang đường". Nó có hình ảnh người màu xanh đang bước đi hoặc chữ "sang đường". Khi gặp đèn xanh, người đi bộ được phép sang đường. Khi đèn xanh nhấp nháy, người đi bộ phải khẩn trương sang nốt quãng đường còn lại.

Xem thêm: That Kiem Anh Hung Tap 5 Cuoc Thi Tam Dai Cat Quot P1 Quot, That Kiem Anh Hung Tap 5

3.3 Đèn đếm lùi

*

Đèn đếm lùi là loại đèn lắp đặt bổ sung bên cạnh đèn tín hiệu chính. Đèn đếm lùi được hiển thị bằng một con số đếm ngược với những màu sắc khác nhau. Khi đèn đếm đến “0” là lập tức chuyển màu đèn chính. Đèn đếm lùi có thể có số 0 ở hàng chục hoặc không có.

3.4 Đèn dành cho người đi xe đạp (đèn phụ bổ sung)

Đèn giao thông cho người đi xe đạp là loại đèn dành cho xe đạp dắt ngang qua đường. Loại đèn này có biểu tượng hình chiếc xe đạp, được gắn ở phía bên trái hoặc bên phải cột đèn để báo hiệu cho người đi xe đạp biết.

*

Loại đèn này thường chỉ lắp đặt ở đường dành cho xe đạp, cũng có 3 màu xanh, đỏ, vàng và ý nghĩa như trên. Đôi khi, có loại chỉ có 2 màu xanh, đỏ mà không có màu vàng (những đoạn đường vắng xe cộ) hoặc chỉ có màu vàng độc lập để cảnh báo người đi xe đạp. Loại này được lắp đặt ở những quốc gia có nhiều xe đạp.

3.5 Đèn tín hiệu phụ hình mũi tên

Nếu ở cột đèn tín hiệu giao thông chính được lắp đặt thêm tín hiệu đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện tham gia giao thông chỉ được phép di chuyển khi tín hiệu đèn phụ hình mũi tên bật sáng. Tín hiệu phụ hình mũi tên cho phép rẽ trái cũng đồng nghĩa với việc được phép quay đầu.

*

Trong trường hợp đèn phụ mũi tên màu xanh bật sáng cùng tín hiệu đèn vàng hoặc đèn đỏ thì người điều khiển phương tiện giao thông các loại được phép đi theo hướng của mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đến từ các hướng khác đang được ưu tiên đi.

Trong trường hợp đèn phụ mũi tên màu đỏ bật sáng cùng với tín hiệu đèn chính màu xanh thì người điều khiển phương tiện không được đi theo hướng tín hiệu đèn mũi tên. Người tham gia giao thông cần phải chú ý để đi đúng làn đường chờ rẽ cho hướng đường bị cấm.

3.5 Dạng tín hiệu xanh đỏ không nhấp nháy để điều khiển giao thông ở khu vực đường sắt, phà, cầu

*

- Đèn xanh sáng: các phương tiện được phép đi.

- Đèn đỏ sáng: các phương tiện phải dừng lại.

3.6 Loại đèn đỏ nhấp nháy hai bên thường gặp ở những nơi giao nhau với đường sắt

*

- Đèn bật sáng: mọi phương tiện lưu thông trên đường phải dừng lại.

- Đèn tắt: phương tiện được phép di chuyển.

3.7 Dạng đèn 2 hộp được trên ở từng làn đường riêng biệt

Nhằm điều khiển từng loại phương tiện riêng biệt tham gia giao thông trên từng làm đường riêng và có thể áp dụng đèn tín hiệu 2 hộp treo trên từng làn đường:

- Tín hiệu đèn xanh: cho phép chạy ở làn đường được mũi tên chỉ.

- Tín hiệu đèn đỏ: cấm chạy ở làn đường được mũi tên chỉ.

Trong trường hợp cả hai tín hiệu đèn đều tắt: Cấm tất cả các loại phương tiện đi vào làn đường trên nếu làn đường được đánh dấu bằng vạch 1.9:

Lưu ý: Vạch 1.9 có kí hiệu 2 hai vạch liên tiếp đứt khúc song song màu trắng nhằm quy định ranh giới làn xe dự trữ để tăng làn cho chiều xe có lưu lượng giao thông lớn. Làn đường này có thể thay đổi hướng xe bằng tín hiệu đèn xanh đỏ.

Nhưvậy bài viết của chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin về đèn giao thông và giải thích ý nghĩa của từng loại đèn. Bạn hãy tham khảo thật kỹ để nắm được từng loại đèn giao thông, khi lưu thông trên đường tránh phạm luật nhé.