Hải dương là ở đâu

     
Hải Dương Địa lý Diện tích Dân số (2016)  Tổng cộng  Mật độ Dân tộc
*
Tỉnh Hải Dương
Tỉnh
Tọa độ: 20°56′00″B 106°19′00″Đ / 20,93333°B 106,31667°ĐTọa độ: 20°56′00″B 106°19′00″Đ / 20,93333°B 106,31667°Đ
1656,0 km²
 
2.463.890 người1
1488 người/km²
Việt
 Vị trí Hải Dương trên bản đồ Việt Nam
Hành chính Quốc gia
*

Bạn đang xem: Hải dương là ở đâu

*

Xuất xứ tên gọi Hải Dương: Hải là biển. Dương là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về". Tên gọi Hải Dương chính thức có từ năm 1469 3 . Thời phong kiến, Hải Dương là một miền đất rất rộng lớn. phía tây đến Bần Yên Nhân (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía đông đến vùng biển (nay thuộc thành phố Hải Phòng), phía nam từ Lực Điền đến cầu Tràng (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía bắc từ Trạm Điền xuống núi Tam Ban, Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Miền đất Hải Dương luôn ở vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong "Dư địa chí", Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là phên giậu phía đông của kinh thành Thăng Long.

Nhà Lý đổi thành lộ Hồng, sau đổi thành lộ Hải Đông. Nhà Trần đổi lại thành lộ Hồng, rồi lại đổi thành lộ Hải Đông. Sau đó đổi làm 4 lộ: Hồng Châu thượng, Hồng Châu hạ và Nam Sách thượng, Nam Sách hạ, còn gọi là Nam Sách Giang.

Thời kỳ thuộc Minh (1407-1427), thuộc hai phủ Lạng Giang và Tân An. Năm 1469, đổi làm thừa tuyên Hải Dương. Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đổi làm xứ Hải Dương

Xem thêm: 10 Ca Khúc Nhạc Xuân Hải Ngoại Hay, Bạn Nhất Định Phải Nghe, Những Bài Hát Hay Nhất Về Mùa Xuân


Giao chiến tại thành Hải Dương giữa thực dân Pháp và quan binh Hải Dương. Khi Adrien-Paul Balny d"Avricourt chỉ huy quân Pháp đi trên chiến hạm Espignole đổ bộ đánh chiếm Hải Dương trong Chiến tranh Pháp-Đại Nam diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884
Năm Cảnh Hưng thứ 2 - 1741, vua Lê Hiển Tông chia làm 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Đông Triều và An Lão; Nhà Tây Sơn đem phủ Kinh Môn đổi thuộc vào Yên Quảng. Năm 1802, vua Gia Long đem Kinh Môn thuộc về trấn cũ và lệ thuộc vào Bắc Thành. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi Thượng Hồng làm phủ Bình Giang, Hạ Hồng làm phủ Ninh Giang, còn hai đạo Đông Triều và An Lão thì đặt làm hai huyện. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) chia thành một hạt độc lập và đổi làm tỉnh Hải Dương gồm 5 phủ 19 huyện. Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia 2 huyện Tứ Lộc và Ninh Thành thành các huyện như cũ.6 Ngày 17 tháng 2 năm 1997, chia các huyện Cẩm Bình, Kim Môn, Nam Thanh thành các huyện như cũ.8

Mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hoá, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Ðồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),... Văn hoá Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Chỉ trong một không gian chừng 5 km2 đã có hàng chục di tích lưu giữ những kỷ niệm về 3 danh nhân vĩ đại của đất nước và thế giới. Ðó là Trần Hưng Ðạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá, Chu Văn An - "người thầy của muôn đời"; cùng An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn) đã trở thành những huyền thoại của non sông đất Việt.