Rượu đế ở mỹ

     


MỤC LỤC VĂN BẢN
*

QUỐC HỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 44/2019/QH14

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2019

LUẬT

PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Phòng, chốngtác hại của rượu, bia.

Bạn đang xem: Rượu đế ở mỹ

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Luật này quy định biện pháp giảm mứctiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia;quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chốngtác hại của rượu, bia.

Điều 2. Giảithích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đâyđược hiểu như sau:

1. Rượu là đồ uống có cồn thựcphẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loạinguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quảhoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

2. Bia là đồ uống có cồn thựcphẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủyếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.

3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH vàcó tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thựcphẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấptính.

4. Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thểtích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịchở 20 °C.

5. Tác hại của rượu, bia là ảnhhưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộngđồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hộikhác.

6. Nghiện rượu, bia là tình trạnglệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượnguống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.

7. Sản xuất rượu thủ công làhoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiếtbị công nghiệp.

8. Sản xuất rượu công nghiệplà hoạt động sản xuất rượu bằng máy móc, thiết bị công nghiệp.

Điều 3. Chínhsách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Thực hiện đồng bộ các biện phápphòng, chống tác hại của rượu, bia.

2. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáodục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại củarượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện phápphòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanhniên, phụ nữ mang thai.

3. Bảo đảm nguồn lực cho công tácphòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hạicủa rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt độngphòng, chống tác hại của rượu, bia.

4. Khuyến khích nghiên cứu khoa học,phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệmới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.

5. Khen thưởng tập thể, cá nhân cóthành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Điều 4. Quyền vànghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Được sống trong môi trường khôngchịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.

2. Được cung cấp thông tin phù hợp,chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chấtlượng và tác hại của rượu, bia.

3. Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạmpháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người cóthẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu,bia.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật vềphòng, chống tác hại của rượu, bia.

Điều 5. Các hànhvi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, épbuộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu,bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu,bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, ngườilao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viênuống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc,học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thôngmà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độtrở lên.

8. Cung cấp thông tin không chínhxác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

9. Khuyến mại trong hoạt động kinhdoanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độtrở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chấthỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thựcphẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồngốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

11. Kinh doanh rượu không có giấyphép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyểnrượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ,nhập lậu rượu, bia.

13. Các hành vi bị nghiêm cấm khácliên quan đến rượu, bia do luật định.

Chương II

BIỆN PHÁP GIẢM MỨCTIÊU THỤ RƯỢU, BIA

Điều 6. Mục đích,yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu,bia

1. Thông tin, giáo dục, truyền thôngnhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại đểphòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng,an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.

2. Việc thông tin, giáo dục, truyềnthông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Chính xác, khách quan và khoa học;

b) Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cậnvà hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp vớitruyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán; chú trọngđối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức,hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.

Điều 7. Nội dungthông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Chính sách, pháp luật của Nhà nướcvề phòng, chống tác hại của rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng,chống tác hại của rượu, bia; các chế tài xử phạt và vận động cá nhân, tổ chứctuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

2. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân vàtrách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hạicủa rượu, bia.

3. Tác hại của rượu, bia; tác hại củarượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các mức độ nguy cơkhi uống rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.

4. Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượngkhông nên uống rượu, bia; độ tuổi không được uống rượu, bia.

5. Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹnăng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu,bia.

6. Vận động hạn chế uống rượu, bia vàkhông điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu,bia.

7. Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sảnxuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

8. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫnhộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất,đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuấtrượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đíchkinh doanh.

Điều 8. Hình thứcthông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Thực hiện trực tiếp; tư vấn, hướngdẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu.

2. Thông qua phương tiện thông tin đạichúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.

3. Thi tuyên truyền, tìm hiểu.

4. Chiến dịch truyền thông.

5. Lồng ghép trong việc giảng dạy, họctập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trong hoạt động vănhóa, nghệ thuật, thể thao; trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng vàcác thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

Điều 9. Trách nhiệmtrong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có tráchnhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông quy định tại các điều 6, 7 và8 của Luật này.

2. Chính phủ quyđịnh trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chốngtác hại của rượu, bia và việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, biatrong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình.

Điều 10. Địa điểmkhông uống rượu, bia

1. Cơ sở y tế.

2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảngdạy, học tập, làm việc.

3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng,vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắtbuộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

5. Cơ sở bảo trợ xã hội.

6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm đượcphép kinh doanh rượu, bia.

7. Các địa điểmcông cộng theo quy định của Chính phủ.

Điều 11. Quản lýviệc khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ

Tổ chức, cá nhân thực hiện khuyến mạirượu, bia có độ cồn dưới 15 độ phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy địnhkhác của pháp luật về khuyến mại.

Điều 12. Quản lýviệc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quảngcáo rượu, bia phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của phápluật về quảng cáo.

2. Quảng cáo không thể hiện các nộidung sau đây:

a) Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyếnkhích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành,thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinhviên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

b) Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểutượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, họcsinh, sinh viên; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi hoặc hình ảnh của người chưa đủ18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia.

3. Không thực hiện quảng cáo trên cácphương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:

a) Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sảnphẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữmang thai;

b) Phương tiện giao thông;

c) Báo nói, báohình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thờigian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong cácchương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trườnghợp khác theo quy định của Chính phủ;

d) Phương tiệnquảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiệnquảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng,vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Quảng cáo phảicó cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia.

5. Quảng cáotrên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuốivà thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểmsoát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truycập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.

6. Chính phủ quyđịnh chi tiết điểm d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Điều 13. Quản lýviệc quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5độ trở lên

Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáorượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải tuân thủ quy định tại Điều 12 của Luật này và không quảng cáotrong trường hợp sau đây:

1. Trong các chương trình, hoạt độngvăn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao;

2. Trên các phương tiện quảng cáongoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia.

Điều 14. Quản lýviệc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia

Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, biathực hiện tài trợ phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việctài trợ và không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia.

Chương III

BIỆN PHÁP QUẢNLÝ VIỆC CUNG CẤP RƯỢU, BIA

Điều 15. Quản lýkinh doanh rượu

1. Điều kiện cấp phép sản xuất rượucông nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theoquy định của pháp luật;

b) Có dây chuyền máy móc, thiết bịcông nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất;

c) Bảo đảm điều kiện về an toàn thựcphẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Có nhân viên kỹ thuật có trình độ,chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

2. Điều kiện cấp phép sản xuất rượuthủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh, trừ trường hợpquy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệphợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thựcphẩm theo quy ánh của pháp luật.

3. Điều kiện đối với hộ gia đình, cánhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấyphép sản xuất rượu để chế biến lại bao gồm:

a) Có hợp đồng mua bán với cơ sở cógiấy phép sản xuất rượu và có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở sảnxuất;

b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thựcphẩm theo quy định của pháp luật.

4. Điều kiện cấp phép mua bán rượu cóđộ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:

a) Đăng ký kinh doanh theo quy định củapháp luật;

b) Đáp ứng điều kiện theo từng loạihình mua bán rượu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày và quy định việc quản lý kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ.

Điều 16. Điều kiệnbán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử

1. Đáp ứng quy định tại khoản 4, khoản5 Điều 15 và Điều 18 của Luật này.

2. Đáp ứng điều kiện theo quy định củapháp luật về thương mại điện tử.

3. Thực hiện biệnpháp theo quy định của Chính phủ để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận,truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia.

Xem thêm: Truyện Chị Hai Học Đường Chương Mới Nhất, Chị Hai Học Đường

4. Áp dụng hình thức thanh toán khôngdùng tiền mặt.

Điều 17. Biệnpháp quản lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh

1. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượuthủ công không nhằm mục đích kinh doanh phải có bản kê khai gửi Ủy ban nhân dâncấp xã về lượng rượu được sản xuất, phạm vi sử dụng, cam kết bảo đảm an toàn thựcphẩm và không bán rượu ra thị trường theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định.Việc kê khai không phải nộp phí, lệ phí.

2. Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫnviệc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; báo cáo sản lượngvà tình hình bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất rượu thủ công không nhằmmục đích kinh doanh trên địa bàn.

Điều 18. Bảo đảmchất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia

Rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tạiViệt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hànghóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Địa điểmkhông bán rượu, bia

1. Cơ sở y tế.

2. Cơ sở giáo dục.

3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng,vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắtbuộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

5. Cơ sở bảo trợ xã hội.

6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

Điều 20. Phòngngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu,bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ

1. Rượu, bia giả, không bảo đảm chấtlượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đềubị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phốihợp, tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống rượu, bia giả, khôngbảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc,xuất xứ.

3. Bộ Công Thương, Bộ Y tế, trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vàocác sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm vàphòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm.

Chương IV

BIỆN PHÁP GIẢMTÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA

Điều 21. Phòngngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia

1. Người điều khiển phương tiện giaothông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.

2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vậntải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biệnpháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uốngrượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.

3. Cơ quan, người có thẩm quyền cótrách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phươngtiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.

4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệmxây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, biatrong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiệngiao thông thuộc phạm vi quản lý.

Điều 22. Phòngngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe

1. Các biện pháp phòng ngừa, can thiệpvà giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe bao gồm:

a) Tư vấn về phòng, chống tác hại củarượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế;

b) Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tốnguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh, rối loạn chứcnăng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia;

c) Can thiệp giảm tác hại cho ngườicó yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơngộ độc rượu ở thai nhi; phòng, chống nghiện và tái nghiện rượu, bia;

d) Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chứcnăng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia.

2. Cơ sở y tế thực hiện các biện phápquy định tại khoản 1 Điều này theo hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế.

Điều 23. Tư vấnvề phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Tư vấn về phòng, chống tác hại củarượu, bia bao gồm các nội dung sau đây:

a) Thông tin, kiến thức, pháp luật vềphòng, chống tác hại của rượu, bia;

b) Biện pháp giảm tác hại của rượu,bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặpngười say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.

2. Việc tư vấn về phòng, chống tác hạicủa rượu, bia tập trung vào các đối tượng sau đây:

a) Người thường xuyên uống rượu, bia;

b) Người nghiện rượu, bia;

c) Thành viên gia đình có người thườngxuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia;

d) Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanhniên, phụ nữ mang thai;

đ) Người bị ảnh hưởng bởi tác hại củarượu, bia.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phốihợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên củaMặt trận hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống tác hạicủa rượu, bia trên địa bàn.

4. Nhà nước tạo điều kiện và khuyếnkhích tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, biacho thành viên trong cộng đồng.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiệnhoạt động tư vấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ được giao.

Điều 24. Biệnpháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng

1. Tuyên truyền, vận động các giađình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiệnquy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

2. Lồng ghép hoạt động phòng, chốngtác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểthao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.

3. Vận động, khuyến khích quy địnhtrong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới,đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.

4. Vận động cá nhân, tổ chức không sửdụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm antoàn thực phẩm.

5. Phát hiện, phản ánh người say rượu,bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởngđến trật tự, an toàn xã hội.

Điều 25. Chămsóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa,giảm tác hại của rượu, bia

1. Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảovệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại củarượu, bia bao gồm:

a) Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổisinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đốivới thai nhi, trẻ em; cho người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia khi sử dụngdịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lựcgia đình;

b) Can thiệp, hỗ trợ, áp dụng biệnpháp cấm tiếp xúc, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về phòng, chốngbạo lực gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để không bịảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;

c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy địnhcủa pháp luật.

2. Các biện pháp quy định tại khoản 1Điều này phải được lồng ghép trong chương trình, kế hoạch, hoạt động có liênquan đến trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác.

3. Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhậnthực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phù hợp với chức năng, nhiệmvụ được giao.

Chương V

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢMCHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA

Điều 26. Kinhphí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Kinh phí cho hoạt động phòng, chốngtác hại của rượu, bia bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Kinh phí hợp pháp khác.

2. Kinh phí cho hoạt động phòng, chốngtác hại của rượu, bia được phân bổ, quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả vàtheo quy định của pháp luật

3. Chính phủ quyđịnh nội dung chi, mức chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia đượcngân sách nhà nước bảo đảm.

Điều 27. Đào tạo,bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chốngtác hại của rượu, bia

1. Người làm công tác phòng, chốngtác hại của rượu, bia được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụphù hợp với trách nhiệm được giao.

2. Nhân viên y tế cơ sở, cộng tácviên thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia được ưu tiên tham gia các hoạtđộng bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đếnphòng, chống tác hại của rượu, bia.

Điều 28. Xử lývi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạmpháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độvi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền đượcsử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thờihành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

3. Chính phủ quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chương VI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU,BIA

Điều 29. Nộidung quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyềnban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chốngtác hại của rượu, bia.

2. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến,giáo dục về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

3. Đào tạo, bồi dưỡng về công tácphòng, chống tác hại của rượu, bia.

4. Thống kê, sơ kết, tổng kết, định kỳbáo cáo việc thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.

5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạmpháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tác hại của rượu,bia.

6. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốctế về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Điều 30. Tráchnhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

2. Bộ Y tế là cơ quan đầu mối giúp Chínhphủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước vềphòng, chống tác hại của rượu, bia.

4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống táchại của rượu, bia tại địa phương.

Điều 31. Tráchnhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổchức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi chức năng, nhiệmvụ của mình, có trách nhiệm giáo dục, tuyên truyền, vận độngnhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chốngtác hại của rượu, bia; đưa nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia vào nộiquy, quy chế của cơ quan, tổ chức; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiệngiám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực phòng, chống táchại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.

2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện trách nhiệm quy định tạikhoản 1 Điều này;

b) Tuyên truyền, giáo dục trẻ em, họcsinh, sinh viên, thanh niên không uống rượu, bia;

c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức cóliên quan để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên bị ảnh hưởngbởi tác hại của rượu, bia;

d) Lồng ghép hoạtđộng phòng, chống tác hại của rượu, bia trong công tác đoàn, đội.

3. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cótrách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện trách nhiệm quy định tạikhoản 1 Điều này;

b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức cóliên quan để bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu,bia;

c) Lồng ghép hoạtđộng phòng, chống tác hại của rượu, bia trong công tác hội.

4. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổchức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia giáo dục,tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hạicủa rượu, bia; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chống tác hại củarượu, bia; cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 32. Tráchnhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia

1. Tuân thủ quy định của pháp luật vềđiều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thựcphẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãnhàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chínhxác, khoa học.

2. Cung cấp thông tin đầy đủ, chínhxác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Không sử dụng lao động là ngườichưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia.

4. Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảođảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy địnhcủa pháp luật về an toàn thực phẩm.

5. Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yếtthông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ vềđộ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuấttrình giấy tờ chứng minh.

6. Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tạichỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc khôngđiều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiệngiao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.

7. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực,không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 mtính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơsở giáo dục phổ thông.

Điều 33. Tráchnhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu,bia

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiệncác biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức thực hiện nghiêm quyđịnh không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơquan, tổ chức.

2. Người đứng đầu tổ dân phố, khu phố,khối phố, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, tổ chức tại cơ sở, cộng đồngtham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định tại Điều 24của Luật này.

3. Người đứng đầu, người quản lý, điềuhành địa điểm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này có trách nhiệm sauđây:

a) Nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vivi phạm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này; từ chối cung cấp dịch vụnếu người vi phạm tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở, yêu cầu;

b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểmtra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không đượcbán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều hành.

Điều 34. Tráchnhiệm của gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thànhviên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạnchế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đìnhcai nghiện rượu, bia.

2. Hướng dẫn các thành viên trong giađình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặpngười say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và thực hiện các biện pháp phòng,chống tác hại của rượu, bia.

3. Tham gia với các cơ quan, tổ chứcvà cộng đồng thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH

Điều 35. Sửa đổi,bổ sung quy định của một số luật khác

1. Sửa đổi, bổsung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thôngđường bộ số 23/2008/QH12 đãđược sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:

“8. Điều khiển phương tiện tham giagiao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

2. Sửa đổi, bổsung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thôngđường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 48/2014/QH13, Luậtsố 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:

“8. Thuyền viên, người lái phương tiệnđang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc cócác chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.”.

3. Thay thế mộtsố cụm từ tại một số điều của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã dược sửa đổi,bổ sung một số điều theo Luật số 05/2017/QH14 như sau:

a) Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 100;

b) Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản4 Điều 109.

Điền 36. Hiệu lựcthi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực đếnngày 01 tháng 01 năm 2022, việc cấp phép sản xuất rượu thủ công quy định tạikhoản 2 Điều 15 của Luật này và việc đăng ký sản xuất rượu thủ công quy định tạikhoản 3 Điều 15 của Luật này không phải nộp phí, lệ phí.

Luật này được Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6năm 2019.