Hà nam ninh ở đâu

     
It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Bạn đang xem: Hà nam ninh ở đâu


*

*

It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Tên tỉnh Hà Nam tuy mới có 118 năm, song vùng đất này từ rất sớm đã có những đặc thù, đặc điểm riêng. Với bốn mặt đều có sông bao bọc, dòng sông Đáy chia địa hình Hà Nam làm hai vùng rõ rệt: vùng đồng chiêm trũng và dải đá trầm tích ở phía Tây. Ở vùng đồng bằng có nhiều đồi núi với cảnh quan đẹp: Núi Đọi, núi Điệp ở Duy Tiên; núi An Lão (Nguyệt Hằng Sơn) ở Bình Lục; núi Non, núi Chanh Chè ở Thanh Liêm… Trung tâm tỉnh là nơi hội tụ của 3 con sông: sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ (ngã ba sông). Ở trong dãy núi đá vôi phía Tây có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đã đi vào thơ ca: Ngũ động sơn, hang Luồn - ao Dong, đầm Ngũ Nhạc, núi Ngọc, Bát cảnh tiên, dốc Cổng Trời, động Phúc Long, Kẽm Trống, hang Gióng Lở…Trải qua chiều dài lịch sử, cố nhân đã để lại cho Hà Nam nhiều di sản văn hoá vật thể vô cùng quý giá: Trống đồng Ngọc Lũ - dấu ấn thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hoá Đông Sơn; cuốn sách đồng Bắc Lý - một trong 4 cuốn sách còn nguyên vẹn nhất, nội dung phong phú nhất của cả nước, tấm bia “Sùng Thiện Diên Linh”, tấm bia “Đại Trị”… Hà Nam có 1.784 di tích trong đó có 65 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 39 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Mở Thẻ Tín Dụng Mb Bank, Các Sản Phẩm Thẻ Tín Dụng Mbbank Đang Phát Hành

Bên cạnh những giá trị văn hoá vật thể, Hà Nam cũng là quê hương của những làng nghề thủ công truyền thống với các làng nghề nổi tiếng như: lụa Nha Xá; mây tre đan Ngọc Động; sừng Mỹ nghệ Đô Hai; thêu ren An Hoà, Hoà Ngãi; rũa cưa Đại Phu - An Đổ; mộc Cao Đà; gốm Đanh Xá, Quyết Thành; trống Đọi Tam…Hà Nam cũng là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Toàn tỉnh có 100 lễ hội, trong đó có 5 lễ hội vùng được tổ chức quy mô của lễ hội truyền thống. Các nghi thức tế lễ, rước, trò chơi dân gian, sinh hoạt nghệ thuật dân gian được tổ chức long trọng, sinh động, tăng cường tính cộng đồng, cộng cảm của làng xã như: Lễ hội đền Trần Thương; Lễ hội chùa Đọi; Lễ hội đền Trúc - Ngũ Động Sơn; Lễ hội vật võ Liễu Đôi…

Hà Nam là một trong những cái nôi của nền nghệ thuật truyền thống đang được kế thừa và phát huy như: chiếu chèo làng Ngò, chiếu chèo làng Hoà Ngãi, chiếu chèo làng Thọ Chương (huyện Lý Nhân); chiếu chèo Đồng Hoá (huyện Kim Bảng); chiếu chèo Châu Giang (huyện Duy Tiên); hát tuồng Bạch Thượng (Duy Tiên), An Thái (Bình Lục). Bên cạnh đó Hà Nam còn có vốn dân ca mang đậm những nét riêng như: múa hát dậm Quyển Sơn, Kim Bảng; múa hát Lải Lèn, Lý Nhân; dân ca giao duyên vùng ngã ba sông Móng…

Cùng với bề dầy truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Hà Nam còn là mảnh đất có truyền thống hiếu học. Kể từ khoa thi đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) toàn tỉnh đã có 53 người đỗ đạt ở 36 khoa thi. Người đỗ cao nhất là Nguyễn Quốc Hiệu (Phú Thứ, Duy Tiên) đạt học vị Thám hoa, người đỗ khoa bảng trẻ nhất là Phan Tế (Duy Tiên) đỗ học vị Tiến sỹ khi mới 19 tuổi, người đỗ ở tuổi cao nhất là Trương Minh Lượng (Duy Tiên) đỗ Tiến sỹ năm 65 tuổi, người đỗ đầu 3 kỳ thi là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến…Truyền thống hiếu học và tài năng của nhân dân Hà Nam tiếp tục được giữ gìn, phát huy cao độ từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Hà Nam tự hào có Phạm Tất Đắc với tập “Chiêu hồn nước” bất hủ; Nguyễn Thượng Cát với bản lược dịch “Tư bản luận”; Nam Cao - Nhà văn liệt sỹ, người đầu tiên được giải thưởng Hồ Chí Minh vì những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp văn học nước nhà. Hà Nam tự hào với tiếng trống Bắc Lý, nơi khởi nguồn của phong trào “Dậy tốt, Học tốt”.

Phát huy truyền thống lịch của cha ông, trong những năm qua, Đảng bộ, quân và dân Hà Nam tích cực thi đua lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đảng bộ quân và dân Hà Nam luôn thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, đóng góp vào thành công của hai cuộc kháng chiến và trong thời kỳ đổi mới thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những đóng góp đó, Đảng bộ quân và dân Hà Nam cùng 6/6 huyện, thành phố vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác. Năm 2008 này, thị xã Phủ Lý vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động Hạng ba của Nhà nước trao tặng, được Chính phủ công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh.

Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Hà Nam luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Từ sau khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, kinh tế - xã hội Hà Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 9%. Kinh tế - xã hội Hà Nam đang khởi sắc, cơ chế chính sách đầu tư khá hấp dẫn, sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong 9 tháng đầu năm 2008, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ước đạt 2.889,2 tỷ đồng, tăng 14,34% so với 9 tháng năm 2007; Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất năm 2008 ước thực hiện 1.767 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2007, đạt 100,02% Kế hoạch năm; Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 9 tháng ước thực hiện 3.805 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2007, đạt 74,2% Kế hoạch năm; Ước tính giá trị xuất khẩu 9 tháng năm 2008 đạt 96.565,5 ngàn USD, bằng 96,6% Kế hoạch năm, tăng 38,3% so cùng kỳ năm trước. Tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 9.500 nghìn người, đạt 70,4% kế hoạch năm; Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh dự tính đến hết tháng 9 còn 9,1%, giảm 1,54% so với năm 2007… Đến nay, Hà Nam đã có 05 khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung làm tốt công tác quy hoạch các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, phấn đấu đưa Hà Nam trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, là đô thị loại I sau năm 2025.

 Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, tiềm năng và triển vọng, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh sẽ tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội,  đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, không ngừng chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII đề ra, xây dựng tỉnh Hà Nam sớm trở thành một tỉnh giầu về kinh tế, vững mạnh về an ninh quốc phòng, có lối sống văn minh, cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X./.