Điểm du lịch cao bằng

     

Cao Bằng không chỉ có thác Bản Giốc hay hang Pác Bó, nơi đây còn có tới hơn 40 địa điểm du lịch đẹp, check in siêu ảo diệu mà các bạn phượt thủ mỗi lần ghé qua đều cảm thấy vô cùng thích thú.

Bạn đang xem: Điểm du lịch cao bằng


Hãy khám phá ngay 41+ địa điểm du lịch Cao Bằng này để có thêm lựa chọn cho mình trong những chuyến đi sắp tới các bạn nhé!

Để các bạn dễ tham khảo, letspro.edu.vn đã chia bài viết thành các phần:

I. Địa điểm du lịch ở huyện Hòa An

II. Địa điểm du lịch ở huyện Nguyên Bình

III. Địa điểm du lịch ở huyện Phục Hòa

IV. Địa điểm du lịch ở huyện Thạch An

V. Địa điểm du lịch ở huyện Hà Quảng

VI. Địa điểm du lịch ở huyện Trùng Khánh

VII. Địa điểm du lịch ở huyện Trà Lĩnh

VIII. Địa điểm du lịch ở huyện Quảng Uyên

IX. Địa điểm du lịch ở huyện Hạ Lang

X. Địa điểm du lịch ở thành phố Cao Bằng

I. Địa điểm du lịch ở huyện Hòa An


Đền thờ Pú Lương Quân còn được gọi là đền thờ Thần Nông, tại Bản Vạn, xã Bế Triều (Hòa An). Người dân địa phương còn gọi là slấn Pú Lương Quân, liên quan đến truyền thuyết Báo Luông - Slao Cải hoặc Pú Luông - Giả Cải.

Truyền thuyết được lưu truyền như sau: Một đôi vợ chồng khổng lồ gọi là Báo Luông - Slao Cải, đã có công khai sinh lập địa gây dựng nên non nước Cao Bằng. Ở vùng đất mới, ban đầu là hai anh em, khi còn trẻ đã cao lớn nên người anh gọi là Báo Luông (trai to), người em gái gọi là Slao Cải (gái lớn). Một hôm trời đất sầm tối lại, đen như mực, mưa đổ không ngớt, nước lũ dâng ào ào, mọi thứ đều chìm ngập và thiên hạ không ai chạy thoát. Hai anh em chui vào quả bầu khổng lồ trôi nổi nên đã được sống sót. Khi trời quang mây tạnh, nước rút, quả bầu mắc cạn, chạm vào quả đồi rộng lớn, tiếng Tày gọi là Vạn (đồi Vạn), Luông dìu Cải từ cuống bầu chui ra. Họ ngỡ ngàng nhìn về hướng Tây có một dãy núi cao mà nước không ngập tới. Luông dắt Cải đi tới đó, men đến chân núi thì họ phát hiện có một hang đá to, hang cạn, nước không ngập tới nên được gọi là Ngườm Bốc (nay thuộc xã Hồng Việt, Hòa An). Phía dưới hang Ngườm Bốc còn có một hang đá có dòng nước nguồn chảy ra ào ào trong vắt, gọi là Pác Ngườm, có rất nhiều cá, tôm, cua, ốc rất dễ bắt lấy về ăn ở trong hang để bảo đảm sự sống. Một đêm, bất chợt giông tố sấm sét đùng đùng đánh vào một thân cây to bốc cháy đen thui, lửa phát ra, có con ốc, con tắc kè ở trong cây chín, mùi thơm lừng nên hai anh em Báo Luông - Slao Cải thấy vậy mới biết dùng lửa và giữ lửa để sưởi ấm, để nướng các con vật ăn chín hằng ngày. Lâu ngày vỏ ốc trong hang Ngườm Bốc đã chất thành đống; nơi phát ra lửa gọi là Lũng Phầy (xã Hồng Việt, Hòa An).

Từ đó, cuộc sống mới đã đến với họ, thế rồi Slao Cải tự nhiên thấy trong người khác lạ, cái thai trong bụng đến ngày sinh nở, từ một bọc thai đẻ ra 100 con, trong đó, 50 trai, 50 gái. Báo Luông - Slao Cải trở thành bố mẹ, nuôi các con bằng nghề săn bắt và hái lượm. Đến khi biết bắt các con thú rừng về chăn nuôi thành gia súc, gia cầm và biết trồng trọt, biết phát hiện ra cây lúa (co khẩu) về trồng thành ruộng lúa, biết dùng hạt thóc chế thành hạt gạo, biết đổ thóc vào cối đá gọi là “dộc” và dùng cây giã gạo gọi là “dộc săm” (cối chày), biết hấp gạo trong lá chuối xuống hố đất rồi đun lửa nấu chín, gọi là “cươm khẩu” (nấu cơm)… Họ chăm sóc các con trưởng thành. Tên đặt của các con sau này trở thành các họ, như: Mã, Lê, Lương, Lâm, Tô, Vũ, Trương, Hoàng, Hà, Nông, Bế, Đoạn, Đàm, Đinh, Đào, Lý… Các con họ tỏa đi sinh sống ở khắp nơi, tên tuổi của họ còn gắn với địa danh từ xưa đến nay ở vùng đất Cao Bằng. Báo Luông - Slao Cải (thời trẻ) đến Pú Luông - Giả Cải (thời về già) ở cùng người con họ Bế ở Bản Vạn, xã Bế Triều hiện nay (người dân ở Bản Vạn mang họ Bế từ đó). Sau khi hai ông bà qua đời, để tưởng nhớ công đức sinh thành, các con lập đền thờ trên gò đất bên suối Sẩy (gọi là Tả Slẩy) giữa cánh đồng Bản Vạn. Đến nay, nhân dân địa phương (người Tày) vẫn gọi đó là đền thờ Pú Luông - Giả Cải, hay đền Pú Lương Quân, đền Thần Nông.

2. Chùa Đống Lân


*

Dưới thời nhà Lý (cuối thế kỷ XI), chùa Đống Lân được xây dựng để thờ Phật. Từ năm Tân Hợi niên hiệu Càn Thống 19 nhà Mạc, hoàng hậu nhà Mạc cho xây chùa theo hình chữ đinh, có hai bên hành lang và hậu đường, tăng phòng. Sau chùa là Ly cung của nhà Mạc. Chùa là nơi để hoàng hậu, công chúa tụng kinh niệm Phật.

3. Chùa Đà Quận


Chùa Đà Quận được xây dựng vào đầu thế kỷ XVII, thời vua Càn Thống (Mạc Kính Cung) để thờ Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn. Trong chùa có hai quả chuông cao bốn thước, năm tấc, chu vi tám thước chín tấc, ước nặng một tấn.
*

Hai quả chuông treo ở hai bên lầu gác đền thờ Hồng Liên công chúa. Quả chuông to: cao 1,75 m, miệng rộng 1,07m. Quả chuông nhỏ: cao 1m55, miệng rộng 0m95. Cả hai đều đúc bằng hợp kim đồng. Mỗi kỳ tế lễ xuân thu thì gõ chuông, chuông vang như sấm, chấn động trăm dặm. Chuông chùa Đà Quận là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc, một di tích xứng đáng được gìn giữ và lưu truyền. Hàng năm nhân dân Cao Bằng đều đi trẩy hội chùa Đà Quận vào mùng 9 tháng Giêng.

4. Đền Kỳ Sầm


Đền Kỳ Sầm thờ Khau Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao xưa ở xã Tượng Cần, huyện Thạch Lâm (nay là Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng). Đền được dựng lên để thờ danh nhân lịch sử Nùng Trí Cao - nhân vật có liên quan đến sự nghiệp mở nước thời vua Lý Thái Tông thế kỷ XI, được triều đình nhà Lý phong "Thượng đẳng thần", xuân thu nhị kỳ. Các triều đại sau đều gia phong mỹ tự.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Nùng Trí Cao là con của Nùng Tồn Phúc - thủ lĩnh châu Thảng Do. Năm 1038, Nùng Tồn Phúc chiếm châu Vũ Lặc và Quảng Nguyên, xưng "Chiêu thánh hoàng đế", lập nước "Trường sinh", phong vợ làm "Minh đức hoàng hậu", phong con cả Trí Thông làm "Điền nha vương", đồng thời sắm sửa vũ khí, xây dựng thành trì.

Năm 1039, vua Lý Thái Tông thân chinh đem quân đánh Nùng Tồn Phúc, bắt Nùng Tồn Phúc và Trí Thông đem về kinh đô xử tử, Nùng Trí Cao cùng mẹ chạy đến động Lôi Hỏa, phía Tây Bắc Cao Bằng (thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc ngày nay).

Năm 1041, hai mẹ con Nùng Trí Cao từ động Lôi Hỏa về chiếm châu Thảng Do, chiêu tập lực lượng, lập nước "Đại Lịch'" Triều đình nhà Lý cử quân lên đánh, bắt Nùng Trí Cao đem về kinh đô nhưng không trị tội mà còn cho Nùng Trí Cao giữ châu Thảng Do, đồng thời cai quản thêm các động: Lôi Hỏa, Bình, An, Bà, châu Tư Lang và được phong làm châu mục Quảng Nguyên

Năm 1043, vua Lý Thái Tông sai Ngụy Trưng đến châu Quảng Nguyên, phong cho Nùng Trí Cao tước "Thái Bảo"- một chức quan cao cấp thời Lý.

Năm 1048, Nùng Trí Cao nổi dậy ở động Vật Ác (thuộc đất Tống).

Năm 1050, Nùng Trí Cao chiếm động Vật Dương (thuộc đất Tống), lập nước "Nam Thiên", đặt niên hiệu Cảnh Thụy.

Năm 1052, sau khi dâng biểu xin cống vua Tống không được, Nùng Trí Cao đã dẫn 5000 quân tiến đánh thành Ung Châu, sau đó xưng "Nhân hậu hoàng đế" , đổi niên hiệu là "Khải Lịch", đặt quốc hiệu "Đại Nam".

Năm 1053, Địch Thanh (một viên tướng của nhà Tống) dã dẫn quân đi đánh Nùng Trí Cao, Nhà Lý sai Vũ Nhị mang quân tiếp ứng, nhưng do tình thế không cứu vãn nổi nên cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao chấm dứt.

Mặc dù do những hạn chế tất yếu, nhưng cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao đã chứng tỏ ý chí quật cường của các dân tộc thiểu số vùng biên giới chống lại các cuộc xâm lược của nhà Tống, góp phần bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Hình ảnh nửa thực, nửa huyền thoại của Nùng Trí Cao đã in sâu trong tâm thức của nhiều dân tộc anh em như: Người Tày, người Nùng, Cờ Lao, La Chí... Phạm vi ảnh hưởng của Nùng Trí Cao không chỉ bó hẹp trong địa bàn tỉnh Cao Bằng, Lang Sơn, Hà Giang... mà còn ở một số nước láng giêng như: Trung Quốc, Thái Lan, Mian ma... Nùng Trí Cao được coi là biểu tượng của thánh thần, anh hùng văn hóa.

5. Đền Vua Lê


Đền Vua Lê dựng trên một gò đất cao phía Bắc thành Na Lữ, gò này gọi là gò con Long (tức gò rồng) - trong thành có 4 gò đất nổi lên được các triều đại vua phong kiến đặt cho 4 tên: Long, Ly, Quy, Phượng.

Theo truyền thuyết và những tư liệu lịch sử: Đền Vua Lê vốn là cung điện trong thành Na Lữ. Thành do Cao Biền nhà Đường xây dựng, sau Nùng Tồn Phúc (cha của Nùng Trí Cao) tiếp tục xây dựng từ thế kỷ XI. Nùng Tồn Phúc là thủ lĩnh châu Quảng Nguyên. Thời Lý Thái Tông niên hiệu Thông Thụy, năm thứ 6, tức năm 1039, tự xưng là Chiêu Thánh Hoàng đế đổi tên châu Quảng Nguyên làm nước Trường Sinh; rồi cho xây thành, xây cung điện tại Na Lữ.


*

Năm 1414, giặc Minh cai trị nước ta, ở Cao Bằng, chúng đặt quan Thái thú cho đóng quân ở gò Đống Lân, thành Na Lữ, bắt nhân dân đóng sưu thuế nặng, đàn áp và hà hiếp, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ. Trước tình hình đó, Bế Khắc Thiệu - một hào trưởng giàu có ở Cao Bằng đã chiêu quân đứng lên khởi nghĩa, đồng thời liên kết với Nông Đắc Thái tổ chức đánh giặc. Nông Đắc Thái giỏi việc cung nỏ, có đội quân hàng trăm người, bắn trăm phát trăm trúng; Bế Khắc Thiệu giỏi việc quân, được tôn làm chủ tướng. Với ngọn cờ khởi nghĩa “Khắc Thiệu vi vương”, “Đắc Thái vi thần” đã giành được thắng lợi sau trận kịch chiến ở Nà Khuổi (tháng 9-1426), tiêu diệt trên 4.000 quân giặc, bắt sống tướng giặc. Bế Khắc Thiệu xưng là Bế Đại vương, phong cho Nông Đắc Thái là Nông Nguyên soái đóng đô ở thành Na Lữ, cho quân tu sửa lập lại cung điện năm 1430.

Năm 1592, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, Mạc Kính Cung chiếm lấy thành Na Lữ lập cung điện. Sau ba đời sinh sống ở Cao Bằng đến thời Mạc Kính Vũ bị quân Lê - Trịnh đánh bại. Nhà Mạc bỏ cung điện và thành Na Lữ chạy sang Trung Quốc.

Năm Chính Hòa thứ 3 đời vua Lê Hy Tông, tức năm 1682, quan trấn thủ Cao Bằng là Lê Văn Hải đã tâu xin vua Lê cho sửa chữa thành Na Lữ cũ làm đền thờ vua Lê Thái Tổ (Đền Vua Lê hiện nay). Lấy áo bào và thanh kiếm thờ ở chỗ ngai vàng.

Trong thời kỳ chống Pháp, đền Vua Lê là trung tâm hoạt động bí mật của Đảng ta, điểm hội tụ của những người dân yêu nước. Tại Đền Vua Lê, năm 1936, đồng chí Hoàng Đình Giong từ nước ngoài về nước phối hợp với đồng chí Nam Cao, triệu tập cuộc họp Tỉnh ủy mở rộng tại đền Vua Lê để phổ biến Nghị quyết Đại hội I của Đảng, củng cố tổ chức Đảng, thành lập “Đoàn thanh niên phản đế”, làm nòng cốt vận động quần chúng nhân dân các dân tộc đấu tranh.

Xem thêm: Tự Cứu Iphone Bị Liệt Cảm Ứng 1 Hàng Ngang Ngay Giữa Màn Hình :( Help

Năm 1942, tại đền Vua Lê diễn ra hội nghị chỉ đạo của Tỉnh ủy Cao Bằng gồm 6 đại biểu: Lã, Hoàng Sâm, Hoàng Tô, Lê Khương, Dương Mạc Thạch, Lê Tòng; hội nghị nhất trí cử đồng chí Lê Tòng làm Bí thư.

Năm 1944, tại đền diễn ra hội nghị Liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng, do đồng chí Lã chủ trì cuộc họp, đồng chí Lã được hội nghị nhất trí bầu làm Bí thư. Tháng 9/1945 tại đền là nơi tập trung tiễn quân đi Nam Tiến.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà máy Giấy Cao Bằng đã sơ tán vào đền Vua Lê, sau đó Trường Đảng của tỉnh đến dựng lớp học phía trước đền. Qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, đền được tu sửa nhiều lần.

II. Địa điểm du lịch ở huyện Nguyên Bình


Rừng Trần Hưng Đạo là khu rừng nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc hai xã Tam Kim, Hoa Thám, huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, nằm ở phía Tây Nam và cách thành phố Cao Bằng khoảng 50 km. Khu rừng hiện được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt này là nơi từng diễn ra sự kiện thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào ngày 22 tháng 12 năm 1944.
*

Đỉnh Slam Cao là nơi đại tướng Võ Nguyên Giáp thường tới để quan sát hoạt động của quân Pháp tại đồn Phai Khắt và Nà Ngần, rồi sau đó lên kế hoạch tiêu diệt địch.
Vườn hoa cẩm tú cầu đẹp mê ly nằm ở Phía Đén (Nguyên Bình, Cao Bằng), cách trung tâm tỉnh Cao Bằng khoảng 70km. Cứ đến tầm tháng 6, tháng 7, vùng đất này lại được “lột xác”, bước vào giai đoạn đẹp nhất với những đóa cẩm tú cầu nở rộ và thu hút lượng khách lớn đến tham quan.
*

Cẩm tú cầu nơi đây phần lớn do người dân bản địa trồng. Khắp ven sườn đồi, hai bên lối đi,… từng đóa hoa lớn mọc chen chúc, bông nào cũng kiêu hãnh cố vươn cao để chứng minh vẻ đẹp của mình. Ngay từ lối vào của khuôn viên, bạn đã có thể nhìn thấy những vạt cẩm tú cầu với hai sắc hồng, tím đan xen.

5. Ngôi biệt thự cổ - Nhà Đỏ


Ngôi biệt thự cổ hay còn được gọi với tên Nhà Đỏ là một ngôi nhà được xây từ thời Pháp thuộc, nay thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.

Ngôi nhà này gắn liền với một câu chuyện khá rùng rợn được người dân nơi đây kể lại:

Chuyện kể rằng từ thời Pháp thuộc có gia đình địa chủ người Pháp nọ rất giàu có, người châu Âu vốn thích sống ở những nơi không khí mát mẻ, khí hậu ôn đới. Nên quyết định xây một ngôi biệt thự tại đây - căn biệt thự xây xong rất lớn, có 1 không 2 tại đường lên đỉnh núi Phia Oắc cao gần 2000m.

Gia đình "đại gia" này có rất nhiều phu vàng làm việc cho họ. Đào được bao nhiêu vàng là ông chủ thu gom hết, chỉ cho thợ làm ít vàng vụn, nhưng cũng đủ để họ trang trải cuộc sống cho gia đình mình. Tin đồn về gia đình giàu có chứa hàng trăm kg vàng này luôn là mục tiêu hàng đầu của những tên trộm thời bấy giờ!

Vào một đêm xấu trời nọ, trời nổi giông, sấm chớp nhiều kèm mưa to...Kẻ trộm đã đột nhập vào gia đình đó, không ai biết trực tiếp chuyện kinh khủng gì, đã xảy ra trong đêm hôm đó, nhưng chắc chắn rằng đó là một vụ thảm sát, giết người cướp của trong đêm. Sáng hôm sau, những người phu vàng thường xuyên lui tới căn nhà này làm ăn với ông chủ như mọi ngày, thì nhìn thấy đồ đạc trong nhà bị lục lọi tung tóe, rồi họ trông thấy thi thể của cả gia đình ông chủ đã bị sát hại...máu hòa vào mưa lênh láng khắp nơi. Trông thật thê lương và kinh hãi. Còn số vàng bạc châu báu của gia đình này đã mất tích không dấu vết. Kể từ đó căn nhà bị bỏ hoang, hàng đêm luôn có tiếng kêu, tiếng khóc của các oan hồn hiện về...

Sau này nhiều gia đình người dân tộc quanh đây chuyển vào căn nhà này sống, nhưng cũng không trụ lại đc bao lâu thì bỏ đi... Ban ngày thì không sao, lúc buổi tối đến là lúc âm khí thịnh nhất, cũng là lúc những tiếng nói xuất hiện. Vì sao thì họ không thể lí giải nổi các đốm sáng trên căn nhà vào ban đêm. Nếu ai đã từng ngủ tại đây vào ban đêm sẽ thấy sáng trên vách tường, cứ nhắm mặt lại là nghe tiếng nói, tiếng trò chuyện, tiếng khóc ai oán cứ văng vẳng bên tai...

Dù mời thầy cúng thầy mo đến dùng nhiều bùa chú dán khắp nhà cũng không hóa giải được, do các oan hồn chết quá tức tưởi, bùa bát quái, gương chiếu yêu đặt quanh nhà cũng không ăn thua gì. Hàng đêm vẫn là tiếng khóc tiếng cười, tiếng nói chuyện văng vẳng bên tai khiến đầu óc họ hoảng loạn, biết là ma quấy nhiễu không cho ai có thể ở lại căn nhà này. Đành dọn đi... Từ đó, màu căn nhà cũng chuyển sang màu đỏ, nên người dân xung quanh gọi là "Nhà Đỏ". Sự chuyển sang màu đỏ của căn nhà báo hiệu rằng các oan không cho ai bén mảng đến sinh sống hay ngủ tại nhà này, nếu cố tình ở sẽ có kết cục không hề tốt...

Còn câu chuyện về căn nhà này cũng được đồn đại khắp vùng với nhiều truyền thuyết ma mị cực kỳ kinh hãi.

6. Miếu Vọng tiên cung


Miếu Vọng Tiên Cung nằm ngay gần điểm du lịch Nhà Đỏ. Miếu tọa lạc ở địa thế cao trên núi, rộng hơn 20m2, bên ngoài và trong miếu đều có hoành phi, câu đối bằng chữ Hán với kiến trúc độc đáo. Bên ngoài miếu có câu “Cung tiên vọng” (dịch là ngóng nhìn cung tiên), có 2 cặp câu đối, một cặp tại cửa ra vào, một cặp phía ngoài hai bên thành miếu.

Tương truyền rằng đây là đền thờ vị tiên nữ và là nơi ngắm cảnh dành cho tầng lớp thượng lưu làm thơ, đàm đạo vì trước đền có sân hình bán nguyệt, mặt hướng về núi Phia Oắc giống như đồi vọng cảnh ở Huế. Miếu có kiến trúc độc đáo kiểu đền, chùa Á đông.

Theo truyền thuyết của người dân vùng Phia Đén, trên đỉnh núi Phia Oắc có bàn đá là nơi tiên ông đánh cờ, dưới chân núi có dòng suối trong xanh có thể là nơi tiên nữ giáng trần xuống tắm. Miếu Vọng tiên cung có thể là nơi ngắm cảnh, ngắm tiên nữ giáng trần...

7. Vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén


Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén nằm trải dài trên địa phận các xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).

Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, mang đậm nét hoang sơ. Nơi đây lưu giữ 90 loài thực vật và 58 loài động vật quý, hiếm, có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường.


Đồn Phai Khắt

III. Địa điểm du lịch ở huyện Phục Hòa


1. Cửa khẩu Tà Lùng - Thủy Khẩu
Cửa khẩu Tà Lùng thuộc bản Pò Tập thị trấn Tà Lùng huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng, là cửa khẩu thông thương trực tiếp với cửa khẩu Thủy Khẩu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cách trung tâm thành phố Cao Bằng 45 km về hướng Nam, khu Di tích lịch sử Đông Khê nằm trên quốc lộ 4A, thuộc địa phận thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An.

Khu di tích lịch sử Đông Khê gắn liền với Chiến thắng Đông Khê, trận đánh mở đầu cho Chiến dịch Biên giới 1950 toàn thắng, tạo tiền đề vững chắc cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Di tích gồm các hạng mục chính: Khu nghĩa trang và nhà bia tưởng niệm; Di tích Đồn Đông Khê; Di tích nằm trong hệ thống bố phòng của địch bảo vệ cứ điểm Đông khê. Trong đó, di tích Đồn Đông Khê là cụm di tích chính được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1975.