Đại học kinh tế gồm những ngành nào

     

Bạn có dự định học kinh tế nhưng chưa hiểu rõ thực sự ngành này sẽ học những gì, ở đâu, cơ hội việc làm ra sao? Cùng mình giải đáp vấn đề này thông qua bài viết cụ thể dưới đây nhé!

Kinh tế học là gì:


Kinh tế là khối ngành sau khi học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu rộng về kinh tế nhằm chuẩn bị cho sinh viên trước những cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài và thậm chí là có thể làm ở các cơ quan nhà nước.

Bạn đang xem: Đại học kinh tế gồm những ngành nào

*
Học kinh tế ra làm gì

Quan trọng của việc học kinh tế

Kinh tế cá nhân có thể bao gồm: hộ gia đình, công ty, người mua và người bán. Mặt khác, kinh tế học vĩ mô phân tích toàn bộ nền kinh tế (bao gồm toàn bộ mọi mặt sản xuất, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư) và các vấn đề ảnh hưởng đến nó, bao gồm cả vấn đề thất nghiệp, vấn đề tài nguyên (lao động, vốn và đất đai), vấn đề lạm phát, vấn đề tăng trưởng kinh tế và các chính sách công giải quyết các vấn đề này ( bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài chính và các chính sách khác).

Phân tích kinh tế có thể được áp dụng trên toàn xã hội, trong kinh doanh, tài chính, chăm sóc sức khỏe và chính phủ. Phân tích kinh tế đôi khi cũng được áp dụng cho các chủ đề đa dạng như tội phạm, giáo dục, gia đình, luật pháp, chính trị, tôn giáo, thể chế xã hội, chiến tranh, khoa học và môi trường.


Một quốc gia đói nghèo hay một quốc gia phát triển đều phụ thuộc vào nền kinh tế. Và tất nhiên, nếu nền tảng là một nền kinh tế mạnh thì tất cả các lĩnh vực khác cũng sẽ mạnh theo.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều về quá trình vận hành của nền kinh tế đó, trong đó bao gồm hầu hết các ngành nghề liên quan đến các khía cạnh. Lĩnh vực kinh tế còn liên quan mật thiết với các lĩnh vực quan trọng khác như chính trị, quân sự, quốc phòng, văn hóa – xã hội của một quốc gia. Nói trên thực tế, nếu không có một nền tẳng kinh tế mạnh thì sẽ chẳng có bất cứ một lĩnh vực nào khác kinh tế mạnh nữa.

Ngành kinh tế gồm những ngành nào?

Khối ngành kinh tế rất rộng đồng thời đào tạo rất nhiều nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng hiện nay có một số ngành hot mà chúng tôi đề cập tới đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều sinh viên như sau:

Nhóm ngành liên quan tới quản trị: Bao gồm quản trị kinh doanh, quản trị lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, ngoại thương, marketing… Ngành này cung cấp nhiều kiến thức sâu rộng, kỹ năng giúp bạn trở thành nhà quản trị trong tương lại.

Xem thêm: Tất Cả Các Phim Hoạt Hình - Top 21 Phim Hoạt Hình Hay Nhất Mọi Thời Đại

Ví dụ như kinh doanh quốc tế hay thương mại, ngoại thương và marketing thì bạn sẽ được học sâu hơn về những môn chuyên ngành để có kiến thức căn bản phục vụ cho công việc sau này chứ không học kiến thức tổng quát như ngành quản trị.


Nhóm ngành tài chính: Ngành này bạn sẽ có các kiến thức kinh tế tài chính doanh nghiệp, quản tị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư chứng khoán phân tích tài chính, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chúng khoán, nghiệp vụ ngân hàng,… bạn sẽ học cách tính toán được khả năng sinh lợi của dự án và đưa ra quyết định trong việc đầu tư, nhìn được hướng đi của dòng tiền trong tương lai và khả năng phân tích thị trường.

Kế toán, kiểm toán: Có lẽ không ai còn xa lạ với ngành này, tuy các trường hai ngành này có thể gộp lại hoặc tách ra, nhưng công việc sau này của hai ngành này tương đối giống nhau, cũng làm việc với sổ sách và các con số nhưng kiểm toán là người kiểm tra công việc của người làm kế toán vì thế nên lưu ý vấn đề này để có thể lựa chọn ngàn nghề cho phù hợp.

Nếu bạn đang có dự định theo đuổi lĩnh vực kinh tế học, bạn co thể tham khảo hệ thống các trường đào tạo về kinh tế chất lượng ở Việt Nam như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Học viện Tài chính,…


Học kinh tế có thể làm được nhưng công việc nào?

Lĩnh vực kinh tế là một lĩnh vực như đã phân tích ở trên, nó mang tầm ảnh hưởng và có tác động quan trọng đến sự tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Cũng chính vì vậy, đói với những ai đã và đang theo học ngành này đều có rất nhiều cơ hội để tìm việc với một mức lương hấp dẫn. Vấn đề thất nghiệp sẽ không xảy ra nều bạn biết nắm bắt và tận dụng những gì mình có để phát triển nó thành một yếu tố cần thiết cho một nhà tuyển dụng nhìn trúng bạn. Tại sao học kinh tế ra nhưng bạn vẫn luôn thắc mắc học kinh tế ra làm gì? Bạn có thể chưa tìm kiếm được việc làm vì bạn thiếu chuyên môn, thiếu kỹ năng, thiếu ngoại ngữ. Hay cũng có thể bạn thiếu trách nhiệm với tương lai của mình, bạn chần chừ giữa quá nhiều sự lựa chọn và không biết phải đi theo hường nào mới đúng? Bạn loay hoay tính toán giữa một công việc hiện tại chưa thực sự ổn định và một công việc với một mức lương hấp dẫn khác. Bạn không kiên trì theo đuổi mục đích của bản thân hoặc cũng có thể bạn thiếu những kiến thức cơ bản về việc làm trong lĩnh vực kinh tế. Chính vì thế, hãy cùng mình theo dõi phần quan trọng dưới đây để giải đáp chính câu hỏi học kinh tế ra làm gì của bạn. Những gợi ý này sẽ là những lựa chọn hữu ích để bạn tham khảo trong thời điểm “vật vã” với sự nghiệp đấy.

Nhân viên kinh doanhChuyên viên tín dụngNhân viên kế toán tổng hợpChuyên viên phân tích thị trường chứng khoán

Học kinh tế ra làm gì? Vấn đề này đã được giải quyết thông qua bài viết này rồi nhé. Hy vọng, các bạn theo học kinh tế sẽ không phải ngại chuyện “thất nghiệp” sau khi ra trường. Chúc các bạn thành công trong hành trình tìm kiếm và phát triển sự nghiệp.