D/o là gì và phí do

     

D/O là một trong những chứng từ không thể không biết đến trong quy trình nhập khẩu hàng hoá. Do vậy, để nhập khẩu (nếu bạn là một công ty XNK) hoặc làm hàng nhập khẩu (nếu bạn là công ty logistics), chúng ta phải hiểu rõ D/O là gì, phí D/O là phí gì.

Bạn đang xem: D/o là gì và phí do

*

D/O là gì, phí D/O là phí gì trong xuất nhập khẩu?

1. D/O là gì?

D/O là viết tắt của Delivery Order, dịch là lệnh giao hàng. Đây là một lệnh mà hãng tàu hoặc forwarder phát hành (mà người ta hay gọi là phát lệnh) cho consignee đem đi xuất trình với hải quan để lấy hàng khi sau khi tàu cập cảng đến. Hiểu đơn giản, lệnh giao hàng là chỉ thị của người đang giữ hàng chỉ định giao hàng cho người nhận hàng.

Và khi phát lệnh giao hàng cho consignee, hãng tàu hay forwarder sẽ thu phí. Phí này gọi là phí phát lệnh (phí D/O).

Phí D/O đôi khi bị nhầm lẫn với phí chứng từ (Documentation fee). Tuy nhiên hãy hiểu rằng phí chứng từ là phí mà hãng tàu làm bill làm chứng từ cho khách hoặc là phí mà forwarder làm bill, commercial invoice, packing list cho khách hàng… thì mới gọi là phí chứng từ nhé.

Xem thêm: Cách Đăng Nhập Thisinh - Kỳ Thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia (Việt Nam)

2. Các loại lệnh giao hàng D/O

D/O của forwarder: là lệnh của forwarder yêu cầu người nắm giữ hàng giao hàng cho cnee (công ty nhập khẩu). D/O của forwarder được làm sau khi họ nhận được D/O của hàng tàu. Vì vậy người ta hay gọi D/O loại này là “lệnh nối”.

3. Quy trình lấy lệnh D/O

Trước khi hàng cập cảng đến, consignee sẽ nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ hãng tàu hoặc forwarder. Sau khi nhận được B/L, AN, consignee cần đem đầy đủ chứng từ cùng với giấy giới thiệu đến hãng tàu/ công ty Forwarder để lấy lệnh. Trong trường hợp sử dụng phương thức tín dụng chứng từ (L/C) thì cnee phải mang vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng cùng giấy giới thiệu đến để lấy lệnh giao hàng.

Thường thì bộ lệnh D/O có 3 bản, do hãng tàu cung cấp để người nhận hàng làm giấy cược container cũng như gia hạn, đối chiếu Manifest và in phiếu giao nhận container. Ngược lại lúc hàng tàu gửi A/N, chúng ta sẽ thấy phí Local charge phải đóng để lấy được lệnh. Phí này thường gồm phí D/O, phí vệ sinh cont, phí THC, phí CFS (hàng lẻ)... Phí LCC phải được thanh toán thì mới lấy được lệnh giao hàng.

Trên đây là một số thông tin cần nắm được về lệnh giao hàng. Chắc hẳn sau bài viết này của U&I Academy, các bạn đã hiểu được D/O là gì trong xuất nhập khẩu rồi đúng không? Nếu còn thắc mắc gì, đừng ngại comment dưới bài viết này để U&I Academy giải đáp giúp bạn nhé!