Cổ giật như thế nào là có thai

     

Dân gian thường có quan niệm nhìn hiện tượng cổ giật là phán đoán người đó đã mang thai. Vậy thực hư cổ giật như thế nào là có thai và làm sao kiểm tra chính xác điều này?


Cổ giật như thế nào là có thai hay cổ giật bên nào là có thai được áp dụng từ xa xưa, khi y học còn chưa tiến bộ và các thiết bị y tế còn sơ sài, ông bà ta thường nhìn vào mạch đập ở cổ của người phụ nữ để “chẩn đoán” thai kỳ. Vậy quan điểm này chính xác tới đâu?


Quan niệm dân gian về cổ giật bên nào là có thai

Cổ giật như thế nào là có thai, cổ giật bên nào là có thai hay mạch cổ đập bên nào là có thai? Thông thường, khi phụ nữ có thai thì phần mạch đập ở cổ, nơi vị trí gần với xương quai xanh sẽ đập rất mạnh.

Bạn đang xem: Cổ giật như thế nào là có thai

Đối với người bình thường, bạn phải dùng tay sờ vào cơ thể mới cảm nhận được mạch đập ở đây, nhưng bà bầu thì chỉ cần quan sát từ bên ngoài vẫn có thể thấy được.

Ngoài ra, người xưa cũng đúc kết từ kinh nghiệm mà cho rằng hình ảnh cổ ngẳng, da dẻ xanh xao, căng tức bầu ngực, quần thâm vú, buồn nôn, thèm chua hay thèm một thứ gì đó bất thường… cũng là yếu tố để xác định phụ nữ mang thai.

Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai chính là miêu tả phần cổ của bà bầu thường trông như hóp lại và dài ra so với bình thường.

*
Cổ giật bên nào là có thai?

Góc nhìn khoa học về cổ giật như thế nào là có thai

Đến nay, chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào công nhận về quan điểm cổ giật như thế nào là có thai, cổ giật bên nào là có thai hay mạch cổ đập bên nào là có thai.

Trong thai kỳ, hầu như toàn bộ cơ thể phụ nữ đều sẽ có biến đổi, bao gồm cả mạch đập ở cổ mạnh hơn, song đây cũng chỉ là một trong những dấu hiệu có thai điển hình.

Chưa kể đối với một số người vốn có phần cổ và xương quai xanh đầy đặn, nếu bạn chỉ quan sát sẽ khó nhận thấy.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Đăng Ký Gói Max Vinaphone Ưu Đãi 9Gb Data Tháng

Hơn nữa, mỗi người có thể chất và trạng thái sức khỏe khác nhau. Thậm chí có mẹ bầu dù ở giữa thai kỳ vẫn ít có triệu chứng đặc biệt, không tăng cân, không ốm nghén, có thể sinh hoạt bình thường giống như trước khi có thai.

Ngoài ra, hiện tượng cổ giật không thể trở thành điều kiện duy nhất để xác định phụ nữ có thai hay không. Lý do là vì một số người mắc bệnh tim, suy dinh dưỡng hay mắc nhiều bệnh lý khác cũng có thể bị tình trạng mạch đập mạnh ở phần cổ.


Cách kiểm tra thai chính xác nhất

Thay vì tin mù quáng vào lời truyền miệng dân gian như cổ giật bên nào là có thai, bạn nên trang bị những kiến thức cơ bản để có thể tự “bắt mạch” cho mình.

Thông thường, trước khi có sự khẳng định từ bác sĩ khoa sản, cơ thể phụ nữ mang thai cũng có nhiều biểu hiện đặc trưng, cụ thể như:

1. Đau bụng và có thể chảy ít máu ở những ngày đầu mang thai

*

Một số chị em sẽ có hiện tượng ra vài đốm máu và cảm giác đau bụng giống như đang chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn và người bạn đời đang trong quá trình tích cực “tạo em bé” thì có thể đây là dấu hiệu đã cấn thai.

Khi trứng được thụ tinh sẽ tiến vào làm tổ bên trong tử cung, gây hiện tượng ra một lượng máu nhỏ và đau bụng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi quan hệ, lúc quá trình thụ tinh đã thành công khoảng một đến hai tuần.

2. Buồn nôn không do bệnh tật

Ốm nghén trong thai kỳ sẽ gây hiện tượng buồn nôn, thậm chí là nôn khan. Một số loại thức ăn hoặc mùi hương rất dễ kích thích phụ nữ mang thai và gây cảm giác khó chịu, dù bình thường bạn sẽ không có phản ứng gì.

Thông thường mẹ bầu sẽ dễ buồn nôn vào sáng sớm hay buổi tối ở 3 tháng đầu thai kỳ. Có trường hợp sẽ kéo dài hơn một chút đến khoảng tháng thứ 4, thứ 5 mới hết. Cũng có một số ít người nôn nghén đến hết thai kỳ.