Chụp ảnh macro là gì

     

Chụp macro là một trong những kiểu chụp cơ bản mà hầu hết những người mới bắt đầu đều biết vì nó khá dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ "chụp macro là gì" và khi chụp ảnh macro cần chú ý những gì. Tất cả sẽ có ở bài viết sau của letspro.edu.vn.

Bạn đang xem: Chụp ảnh macro là gì

Chụp macro là gì?

Chụp macro là kiểu chụp cận cảnh và đối tượng trong ảnh được phóng to hơn đối tượng bên ngoài thực tế. Là kiểu chụp mang lại nhiều điều thích thú cho những người mới bắt đầu. Chụp macro đòi hỏi người chụp cần có đam mê và sự kiên trì thì mới có thể đem lại hiệu quả nhất định.

*

Ống kính macro là gì?

Ống kính Macro là ống kính được dùng để chụp cận cảnh với độ phóng đại 1:1 và tiêu cự lí tưởng là khoảng tầm 85 – 105mm. Việc sở hữu ống kính lens chụp macro sẽ là cơ sở đầu tiên để bạn thực hiện đam mê của mình với thể loại này.

Khi chọn mua ống kính macro bạn cần phụ thuộc vào độ phóng đại của ống kính đó. Và khi chụp ảnh macro chúng ta phải chú ý tới mức độ cận cảnh có thể tiếp cận với đối tượng chụp. Nó bao gồm hai yếu tố chính là tiêu cự và khoảng cách lấy nét tối thiểu.

Lưu ý khi chụp ảnh macro chuyên nghiệp

Có thể nói chụp ảnh macro khá đơn giản với một số kỹ thuật cơ bản, tuy nhiên để cho ra được những tác phẩm có độ sáng tạo và tính chuyên sâu thì cũng yêu cầu người chụp phải có kỹ thuật chuyên nghiệp hơn. Sau đây là những lưu ý để bạn chụp ảnh macro.

*

1. Chọn đối tượng chụp macro

Kiểu chụp macro có rất nhiều chủ đề để bạn lựa chọn như: thiên nhiên, chất liệu, bộ phận, nữ trang,... Với những chủ đề này việc chụp ảnh chủ đề côn trùng, hay động vật trong thiên nhiên là khó nắm bắt nhất, bởi chỉ cần 1s không chú ý là bạn có thể sẽ mất đi khung hình đẹp nhất vì động vật hay côn trùng tự nhiên sẽ không đứng yên để bạn chụp như người mẫu ảnh đâu.

2. Chọn thiết bị phù hợp với ống kính macro

Việc chọn tỷ lệ phóng đại của ống kính macro là yếu tố rất quan trọng, như đã nói ở trên ống kính macro có tỉ lệ phóng đại chuẩn là 1:1, nếu nhỏ hơn tỉ lệ này thì đấy không phải ống kính macro.

Xem thêm: Tổng Hợp File Nghe Trình Độ N5, Bài Nghe Giáo Trình Mina 1

*

Bạn cần khéo léo chọn lens có tiêu cự phù hợp với từng loại đối tượng bạn định chụp. Ví dụ như: với các loại vật liệu nhỏ, hay nữ trang bạn có thể chọn ống có tiêu cự tầm 50 – 65mm. Với côn trùng nên chọn lens có tiêu cự 85 – 180mm.

3. Lấy nét bằng tay

Một bức ảnh đẹp chắc chắn cần hình ảnh rõ ràng và sắc nét, ngoài ra với ảnh macro để phân biệt so với các loại ảnh khác cần có độ sâu trường ảnh (DOF). Và để tăng DOF bạn cần để khẩu độ càng nhỏ càng tốt và tự lấy nét bằng tay kỹ thuật này giúp bạn tăng độ sắc nét nơi vùng đối tượng.

4. Tốc độ bấm máy

Bạn cần học cách kiểm soát được tốc độ bấm máy vì nếu như chụp ảnh macro côn trùng thì chủ thể sẽ không ở dạng tĩnh. Với dạng chủ thể ở động như này bạn cần bấm máy thật nhanh để bắt được tư thế, góc ảnh đẹp lí tưởng.

*

5. Dùng chân máy

Nếu bạn muốn chụp ảnh macro một cách chuyên nghiệp hơn thì sẽ không thể thiếu cho mình phụ kiện đó là chân máy ảnh để tránh out net do tay run. Với nghệ thuật macro chỉ cần một chút run tay cũng có thể ví như một cơn địa chấn mạnh đối với chủ thể được chụp.

6. Ánh sáng

Với macro, ánh sáng rất cần thiết. Nếu bạn chỉ muốn dùng ánh sáng tự nhiên thì bạn cần hiểu rõ về cường độ, hướng sáng, sự tác động và chọn góc máy phù hợp, hay cần thêm phụ kiện che chắn để có chất lượng ánh sáng tốt nhất cho chủ thể của mình.

Bạn cần chú ý, vì có thể ánh sáng từ đèn flash mà bạn tạo ra sẽ làm chủ thể như côn trùng kinh sợ mà chạy mất. Và để ánh sáng được mềm mại hơn, tự nhiên hơn thì bạn nên sử dụng thêm miếng tản sáng.

*

7. Sáng tạo

Chụp macro cũng là một nghệ thuật và nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sáng tạo từ việc chọn góc chụp, đối tượng. Luôn tìm tòi những vẻ đẹp mới lạ mà bạn có thể khai thác, sáng tạo chính là chìa khóa thành công ở mọi lĩnh vực và cả trong chụp ảnh cũng thế.

*

Trên đây là những gì mà letspro.edu.vn muốn chia sẻ với các bạn về thể loại chụp ảnh macro. Hy vọng, với bài viết trên sẽ cho bạn thêm những kiến thức mới, bổ ích khi theo đuổi đam mê của mình trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Chúc các bạn thành công