Chùa châu đốc 3

     
Vài năm gần đây khách thập phương thường rủ nhau đến viếng Chùa Bà Châu Đốc 3, ở quận 9, TPHCM. Các trang mạng, báo điện tử viết về du lịch cũng thi nhau viết rất nhiều bài giới thiệu điểm đến độc đáo này.

Bạn đang xem: Chùa châu đốc 3

Chùa Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc 3 chính tên là Chùa Phước Long, quận 9. Vì vậy, bạn muốn đọc thêm về chùa này thì hãy lên Google search theo các từ khóa đó, sẽ có vô số kết quả. Còntrong bài này tui không kể những điều mà nhiều người đã kể nữa, chỉ ghi lại vài điều người ta chưa kể và cảm nhận cá nhân của mình thôi.
*

Chùa Phước Long ở đâu?
Chùa Phước Long nằm trên một cù lao ở giữa sông Đồng Nai, cho đến giờ muốn đến chùa phải qua đò. Bạn đi dọc theo đường Nguyễn Xiển (con đường dọc bờ sông) sẽ thấy khá nhiều bảng chỉ hướng ra các bến đò, các bến đò này tổ chức khá tốt và vì cạnh tranh nhau nên giá cả và phục vụ không xê xích bao nhiêu (có thể bạn đọc trên trang web nào đó nói rằng có 2 bến đò sang chùa thì đừng tin, không ít như vậy đâu!).Cù lao mà ngôi chùa tọa lạc - nếu bạn xem trên Google Maps - có tên là Cù lao Ba Xang, tuy nhiên tên chính thức ghi trên giấy tờ của TPHCM thì là Cù lao Bà Sang. Tui ghi ra cả 2 tên để các bạn tham khảo.Sao kêu là Chùa Bà Châu Đốc 3?Thiệt tình là tui đã cố hết sức tìm hiểu nhưngkhông hề thấy chùa Châu Đốc 3 này có liên quan gì tới Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc hết!
Trước hết,tên chùa là Phước Long, không phải Châu Đốc, cũng không phải Bà Chúa Xứ.Kế đến,đây là chùa, thờ Phật, không phải là miếu, thờ Bà. Tiếp nữa,đây là ở quận 9, TPHCM chớ hổng phải ở Châu Đốc!
Nghe đồn là trước đây trên cù lao này đã có miếu thờ Bà Chúa Xứ nhỏ xíu, không mấy ai biết. Cách đây 6 - 7 năm, có người nằm mơ thấy Bà hiện về yêu cầu đưa miếu thờ ra sát bờ sông cho khách thập phương dễ thăm viếng và tiếng đồn là linh thiêng nên người ta nô nức tới. Còn chùa Phước Long thì lại khác, trước đây là một ngôi chùa mái lá, xây dựng năm 1965 và mới được đại trùng tu năm 2009 nhờ công của Hòa thượng Thích Nhật Phát (trụ trì từ 1974). Ấy vậy nhưng du khách tới viếng chùa Phước Long, thắp nhang lạy Phật và nói là tới... chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc!
Không biết các bài viết về chùa Phước Long có copy ý tưởng của nhau hay được mớm mồi hay không mà bài nào khi khi mô tả về những tượng ở trước sân chùa đều nhấn mạnh rằng du khách hết sức ấn tượng với tượng Phật nằm lớn bậc nhất Việt Nam. Mà đó là còn dè dặt, có bài còn ghi thẳng thừng luôn: Lớn nhất Việt Nam.
Xin mời mọi người coi thử hình này xem cóhết sức ấn tượng với tượng Phật nằm lớn bậc nhất Việt Nam hay không nha:
*

Kích thước tượng hả? Dài 10 met!
Xin nhắc rằng một bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn ở Thích Ca Phật đài (Vũng Tàu) mà nhiều người đã biết (chả ai nói dài bậc nhất Việt Nam hết) được tạo tác năm 1963 đã có chiều dài 12,2 met rồi. Còn tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam phải kể là: Tượng Phật núi Tà Cú dài 49 met, tượng Phật nằm chùa Hội Khánh dài 52 met, tượng Phật nằm chùa Vàm Ray dài 54 met (xin xem bài Từ Tà Cú đến Trà Cú).
Còn nếu nói ấn tượng là vì đẹp thì xin mời xem gần hơn để nhận xét. Các đường nét điêu khắc hết sức vụng về và thô, mất cân đối (hãy xem bàn tay và bắp đùi Đức Phật).

Xem thêm: Top 15 Siêu Xe Ô Tô Khủng Nhất Thế Giới Năm 2021, Chiêm Ngưỡng Những Mẫu Siêu Xe Đắt Nhất Thế Giới


*

Cũng cần nói thêm, ở khu vực phía cổng chùa có rất nhiều cụm tượng mà hầu hết đều vụng về, thô hơn như vậy rất nhiều, thậm chí phản cảm nữa.
*

*

Khách quan mà nói, ngoại trừ nhóm tượng hơi... nhố nhăng ở phía ngoài thì các tượng khác đạt vẻ mỹ quan, trang nghiêm cần thiết.
Và ấn tượng nhất (ấn tượng thiệt, theo nhận xét của tui) là ngôi chánh điện của chùa. Chánh điện dài 80 m, rộng 25 m, diện tích 2.000 m2được thiết kế với chất liệu chủ yếu là 1.500 khối gỗ quý. Kết cấu các gian chánh điện là gỗ, với cột, kèo, cửa đều là gỗ. Hầu hết vật dụng như bàn ghế, tủ thờ, chân đèn dầu, lư… trong chùa cũng đều bằng gỗ. Các tượng Phật trong chùa cũng đều là gỗ. Và tất cả ở đây đều được chạm khắc, điêu khắc tỉ mỉ, có tính nghệ thuật rất cao chứ không phải hời hợt như một số tượng... xi măng bên ngoài.
2.000 m2chánh điện của chùa, lại thêm một tầng lầu như vậy nữa đầy những tác phẩm điêu khắc quý giá đủ khiến khách tham quan choáng ngợp. Tuy nhiên...
Chùa dành hẳn một không gian rộng trong chánh điện để trưng bày các bộ bàn ghế được điêu khắc tinh xảo. Ngoài ra còn có không gian trưng bày... xe cổ, đồ gốm sứ cổ và những thứ đồ cổ khác. Khách tham quan có cảm tưởng như đang ở một showroom chớ không phải chánh điện một ngôi chùa.
Sức thu hút của chùa Phước Long đã tạo nên những business phát đạt. Trước tiên là lực lượng đưa đò. Mặc dù cù lao Bà Sang là một nơi hoang vắng nhưng nhờ có chùa Phước Long mà những chuyến đò ngang luôn tấp nập đưa đón khách viếng chùa. Bước qua cổng chùa, người ta thấy rất nhiều người bán hàng rong: nhang đèn, chim cá phóng sinh...
Ngay trước chánh điện, có bố trí sẵn các bàn để nhà chùa giúp khách thập phương các dịch vụ như cúng cầu an, giải hạn...
Như ta thấy trong hình trên, chùa Phước Long (Châu Đốc 3) được bình chọn nằm trong Top 100 điểm du lịch văn hóa tâm linh được yêu thích năm 2016. Có điều ai bình chọn, tiêu chí bình chọn ra sao thì... chưa rõ lắm. Ngoài ra, chọn tới 100 điểm Du lịch Văn hóa tâm linh thì... có nhiều quá không ta?
Không biết vô tình hay cố ý, tác giả bài viết không phân biệt giữa UNESCO và Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam (thương hiệu du lịch của chùa Phước Long do đơn vị sau công nhận). Giữa hai anh UNESCO này, uy tín khác nhau một trời một vực!