Công thức tính diện tích, chu vi hình tam giác

     
Các bạn đã được học về cách tính chu vi của tam giác thường, tam giác vuông, tam giác cân, vậy còn chu vi tam giác đều tính như thế nào? Nếu bạn còn đang vướng mắc về phần kiến thức, vậy mời bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bạn đang xem: Công thức tính diện tích, chu vi hình tam giác


Tam giác đều là một loại tam giác đặc biệt với độ dài ba cạnh bằng nhau và các góc đều có số đo bằng 60 độ, cách tính chu vi tam giác đều cũng khá đơn giản, chúng ta cùng khám phá phần kiến thức này. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác về cách tính chu vi tam giác thường, tam giác vuông, tam giác cân để hoàn thiện hơn kiến thức của bản thân.

*

Tính chu vi tam giác đều

Cách tính chu vi tam giác đều có giống như tam giác thường không?

Nếu như chu vi tam giác thường bằng tổng độ dài ba cạnh thì với chu vi hình tam giác đều được tính bằng công thức như sau:

P = a x 3

Trong đó: P là kí hiệu chu vi

a là độ dài 1 cạnh của tam giác đều

- Phát biểu bằng lời: Như vậy, muốn tính chu vi của tam giác đều, ta lấy độ dài một cạnh nhân với 3.

* Vận dụng : Cho tam giác đều ABC với AB = AC = BC = 4 cm. Tính chu vi tam giác ABC.

Xem thêm: Loa Klipsch Của Nước Nào ? Có Tốt Không? Có Nên Mua Không? Lịch Sử Loa Klipsch

- Hướng dẫn cách làm: Các em áp dụng công thức tính chu vi của tam giác đều, ta có:

Chu vi tam giác đều ABC là:

P = 4 x 3 = 12 (cm)

Bài tập tham khảo tính chu vi của tam giác đều

Tính P tam giác đều, biết:

a) a = 0,5 m

b) a = 10 cm

c) a = 4/3 dm

d) a = 9/8 cm

* Gợi ý : Bài tập này tương đối đơn giản, các em chỉ cần áp dụng công thức tính chu vi tam giác đều rồi thay số vào, tính toán cẩn thận là tìm ra đáp án chính xác.

Hướng dẫn cách vẽ tam giác đều nhanh và chính xác

Để vẽ nhanh, chuẩn xác một tam giác đều ABC, các bạn thực hiện theo 3 bước đơn giản như sau:

- Bước 1: Vẽ cạnh BC có độ dài bất kì

- Bước 2: Dùng compa, vẽ cung tròn tâm B, bán kính BC và cung tròn tâm C, bán kính BC; hai cung tròn cắt nhau tại 1 giao điểm, gọi là điểm A

- Bước 3: Nối điểm A với điểm B, điểm A với điểm C => ta được tam giác đều ABC có độ dài các cạnh đều bằng nhau.

Bài viết trên, chúng tôi đã giúp các bạn củng cố lại cách tính chu vi tam giác đều để có thể áp dụng vào thực tế. Các em cũng cần tham khảo và biết cách tính chu vi tam giác vuông, đây cũng là một tam giác đặc biệt mà các em cần nắm vững kiến thức. Hi vọng những kiến thức đó hữu ích cho các bạn, nếu có công thức toán học nào thú vị, các bạn nhớ chia sẻ cùng chúng tôi nhé!

https://letspro.edu.vn/tinh-chu-vi-tam-giac-deu-33081n.aspx Ngoài các bài toán tính chu vi tam giác, các em cũng cần nắm vững kiến thức về cách tính diện tích tam giác, cách tính đường cao trong tam giác. đây đều là những dạng bài tập hình học cơ bản mà các em phải nắm vững, tham khảo thêm về cách tính diện tích tam giác và cách tính đường cao trong tam giác trên letspro.edu.vn.vn nhé.