Chiến lược kết hợp theo chiều ngang

     
Chiến lược hội nhập ngang (tiếng Anh: Horizontal integration strategy) là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh.
*

Chiến lược hội nhập ngang (Horizontal integration strategy)

Định nghĩa

Chiến lược hội nhập ngang trong tiếng Anh là Horizontal integration strategy, viết tắt: HT strategy.Chiến lược hội nhập ngang là chiến lược nhằm sởhữu hoặc gia tăng khảnăng kiểm soátđối với cácđối thủcạnh tranh.

Bạn đang xem: Chiến lược kết hợp theo chiều ngang

Đặc trưng

- Chiến lược hội nhập ngang được theo đuổi bởi một công ty để củng cố vị thế của nó trong ngành.Một công ty thực hiện loại chiến lược này thường sáp nhập hoặc mua lại một công ty khác đang trong cùng giai đoạn sản xuất.

Ví dụ, Disney sáp nhập với Pixar (sản xuất phim), Exxon với Mobile (sản xuất dầu, tinh chế và phân phối) hoặc sáp nhập Daimler Benz và Chrysler (phát triển, sản xuất và bán lẻ xe hơi).

- Một trong những xu hướngđáng chú ý trong quản trị chiến lược ngày nay là tăng cường sửdụng chiến lược hội nhập theo chiều ngang nhưmột chiến lược tăng trưởng.

- Mua bán, sáp nhập, giành quyền kiểm soát giữa cácđối thủcạnh tranh (thâu tóm thù địch) cho phép tăng lợi thếkinh tếnhờqui mô và cho phép doanh nghiệp chuyển giao các nguồn lực và năng lực cạnh tranh.

Xem thêm: Cách In Slide Trong Powerpoint 2010,2007,2013, Bài 7: In Slide Trong Powerpoint

Mục đích

- Mục đích của hội nhập theo chiều ngang (HI) là phát triển công ty về qui mô, tăng sự khác biệt hóa sản phẩm, đạt được lợi thế theo qui mô, giảm cạnh tranh hoặc tiếp cận thị trường mới.Khi nhiều công ty theo đuổi chiến lược này trong cùng một ngành, nó sẽ dẫn đến hợp nhất ngành (thậm chí độc quyền).

Các trường hợp áp dụng chiến lược hội nhập ngang

Theo Fred. R.David, chiến lược hội nhập ngang có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây:

- Khi doanh nghiệp có thể độc quyền kinh doanh trong một khu vực hay một vùng nhất định mà không bị đe dọa bởi chính phủ làm giảm sự cạnh tranh.

- Khi doanh nghiệp kinh doanh trong một ngành có tốc độ tăng trưởng cao.

- Khi doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân sự và tài chính cần thiết để quản lí thành công doanh nghiệp sau khi qui mô đã mở rộng.

- Khi các đối thủ cạnh tranh có biến động chẳng hạn như thiếu nhân sự quản lí cấp cao hoặc thiếu một nguồn lực nhất định nào đó mà doanh nghiệp đang sở hữu; cần chú ý rằng chiến lược hội nhập theo chiều ngang không thích hợp trong trường hợp đối thủ cạnh tranh hoạt động kém hiệu quả vì trong trường hợp đó ngành đang suy giảm.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;Horizontal Integration, Strategic Management Insight)