Cấu trúc một bài thuyết trình

     
Người ta thường nói rằng: “Chỉ có thiết kế mới mang lại một công trình đẹp và ít tốn kém”. Tương tự như vậy, muốn một bài thuyết trình hiệu quả và thuyết phục người nghe, bạn phải xây dựng cấu trúc của bài thuyết trình phù hợp, chặt chẽ.

Bạn đang xem: Cấu trúc một bài thuyết trình


Cấu trúc của bài thuyết trình cơ bản

Cấu trúc của bài thuyết trình gồm có 3 phần cơ bản: mở bài, thân bài và kết bài. Mỗi phần có một chức năng riêng. Nhưng mục tiêu cuối cùng là xây dựng bài thuyết trình thật thu hút, ấn tượng. Luôn có điểm nhấn để người nghe tập trung vào bài thuyết trình của bạn từ đầu tới cuối.
*
Warm-up là hoạt động đầu giờ không thể thiếu trong các lớp học tại letspro.edu.vn.
Điều quan trọng cấu trúc của bài thuyết trình hiệu quả chính là phần mở đầu. Phần mở đầu phải thu hút được sự chú ý của người nghe. Bạn phải nêu rõ mục tiêu và nội dung. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Nó tác động và chi phối tới toàn bộ bài thuyết trình của bạn. Do đó “khi thính giả chưa lắng nghe thì bạn đừng có nói”.

6 cách tạo chú ý

Có 6 cách tạo sự chú ý của người nghe. Ví dụ như minh họa, câu chuyện hay, hài hước, số thống kê hay đưa tình hướng gây sốc. Hoặc bạn cũng có thể chia sẻ cảm tưởng bản thân mình để nhận được sự đồng cảm của người nghe. Có rất nhiều cách bạn có thể áp dụng để tạo sự chú ý với người nghe. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp nhiều cách khác nhau để đưa người nghe vào phần thân bài.
*
Có nhiều cách để thiết kết cấu trúc của bài thuyết trình

Phần giữa của bài thuyết trình là những điều quan trọng

Phần thân bài, bạn nên lựa chọn những nội dung quan trọng để trình bày. Hơn nữa, bạn nên chia nội dung thành các phần nhỏ. Qua đó để người nghe dễ tiếp thu, và nắm bắt được toàn bộ các ý trong bài thuyết trình của bạn.Đặc biệt là bạn phải sắp xếp các nội dung ấy theo thứ tự logic. Các cụ có câu: “Nói dài, nói dai thành ra nói dại”. Do đó, bạn phải giới hạn các điểm chính, chỉ trình bày những gì cần trình bày. Và phải luôn chú ý lựa chọn thời gian cho từng nội dung để tăng độ tập trung của người nghe.

Xem thêm: Bản Đồ Hà Nội Xe Bus Hà Nội, Bản Đồ Xe Bus Hà Nội, Lộ Trình Xe Buýt Từ Số 21


*
Học viên hứng thú lắng nghe kiến thức thầy chia sẻ.

Phần kết thúc bài thuyết trình chính là tóm tắt toàn bộ nội dung.

Kết bài là phần vô cùng quan trọng trong một bài thuyết trình. Kể cả phần mở bài và thân bài bạn xây dựng đã rất hay, thú vị rồi. Nhưng đến phần kết bài bạn làm không tốt, sự cố gắng của bạn cũng đổ sông đổ bể mà thôi. Do đó, phần kết bài bạn hãy tóm tắt nội dung chính mà bạn đã trình bày. Kèm theo đó là những lời kêu gọi, truyền tải thông điệp. Qua đó để người nghe luôn ghi nhớ bài thuyết trình của bạn.
*
Nhãn
Thầy giáo hướng dẫn tận tình cả lớp các tư thế đứng khi thuyết trình. Cấu trúc của bài thuyết trình hiệu quả, chặt chẽ cũng giống như cấu trúc của chiếc đinh vậy. Chiếc đinh càng sắc nhọn thì bài thuyết trình của bạn càng ấn tượng, và càng đi sâu vào lòng người.
*
Mỗi một buổi học, các bạn học viên lại được học nhiều kiến thức hay, bổ ích.
Đây chính là những bài học giá trịmà Chuyên gia Đào tạo Trần Ngọc Thêm truyền đạt với các bạn học viên lớp TT102 tại letspro.edu.vn vào tối ngày 21/12 vừa qua.

Kỹ năng thuyết trình chiếm vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống, trong công việc. Làm sao để có tác phong thuyết trình chuyên nghiệp, làm sao để chinh phục được nhà tuyển dụng , làm sao để nội dung và phần trình bày của mình cuốn hút được người nghe mới là quan trọng.Nhưng để có thể tự tin đứng trước đám đông mà vẫn có thể tự tin trình bày mà không hề lo lắng, hồi hộp hay lo sợ thì thực sự cần phải có phương pháp và phải được luyện tập nhiều mới có thể làm được. Nếu bạn chưa tìm được phương pháp phù hợp nào hãy đến letspro.edu.vn chúng mình có đội ngũ các Giảng viên nhiều kinh nghiệm và tâm huyết nhất sẽ giúp các bạn tháo gỡ được những khó khăn này một cách dễ dàng và có hiệu quả.Sẽ hoàn toàn thay đổi bạn một cách triệt để, hãy tin chúng tôi một lần và chúng tôi sẽ trả lại bạn sự hài lòng!