Cảnh nhân cung hoàng hậu

     

Sau hơn 20 năm, nhân vật hoàng hậu của vua Càn Long đã được Châu Tấn giải oan qua đại chế tác "Hậu cung Như Ý truyện".

Bạn đang xem: Cảnh nhân cung hoàng hậu


Ngày 3/3 (tức ngày 10/2 Âm lịch) là kỷ niệm 302 năm ngày sinh của Kế hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị. Trong ngày này, fan của Kế hậu đến bia mộ của bà dâng hương, bánh trái để tưởng nhớ vị nương nương mệnh đoản, số phận bi đát.

Bà bị oan!

Fan của Châu Tấn nói chung và người hâm mộ Kế hoàng hậu nói riêng luôn nói vậy mỗi khi nhớ về Na Lạp hoàng hậu. Nếu 20 năm trước, Đới Xuân Vinh bị ghét cay ghét đắng, thậm chí bị con gái từ mặt vì vai diễn Kế hậu trong Hoàn Châu cách cách. Đến nay, Châu Tấn đã “mượn” Hậu cung Như Ý truyện để giải oan cho bà.

*

Châu Tấn đã góp phần giải oan cho Kế hoàng hậu thông qua Hậu cung Như Ý truyện.

Ác hậu bị ghét bỏ

“Bà hoàng hậu hung dữ, độc ác” trong Hoàn Châu cách cách là những gì người đời nhắc về vai diễn của Đới Xuân Vinh. Trong tác phẩm chuyển thể của nữ sĩ Quỳnh Dao, nhân vật Kế hậu được khắc họa là một hoàng hậu vô lý, lúc nào cũng ganh tỵ với hai công chúa lưu lạc ngoài cung.

*

Đới Xuân Vinh và Lý Minh Khải là hai nhân vật bị "ghét cay ghét đắng" sau khi Hoàn Châu cách cách được phát sóng.

“Ngày bé xem phim thấy hả hê mỗi khi Kế hậu bị Tiểu Yến Tử, Tử Vi trả đũa. Bây giờ nhìn lại thấy có gì đó sai vô cùng”. Những câu nói thế này chỉ có fan mê phim đích thực mới hiểu.

Trên thực tế, cung quy triều đình Mãn Thanh nghiêm ngặt, để đứng ở vị trí hoàng hậu “cao cao tại thượng”, cung quy càng siết chặt hơn. Vì vậy, khó có thể để một vị mẫu nghi ác ra mặt, hành hạ công chúa chỉ vì… ghét.

Nhưng điều đó vốn không quan trọng, nhất là khi khán giả chỉ muốn tin vào điều mình muốn tin.

20 năm trước, khi Internet không phát triển như hiện tại, người ta luôn tin tưởng những gì phim ảnh thể hiện. Mặt khác, đây lại là tác phẩm của Quỳnh Dao. Loạt diễn viên góp mặt trong phim là những tên tuổi của làng giải trí Hoa ngữ như Trương Thiết Lâm, Đới Xuân Vinh, Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Phạm Băng Băng...

Thế là, kịch bản phim được đánh đồng giống với lịch sử.

Đới Xuân Vinh - từ ác hậu màn ảnh, bà trở thành diễn viên bị công chúng ghét bỏ. “Thời điểm khi phim công chiếu, tôi phải thuê vệ sĩ vì sợ bị tấn công. Trước đó, cũng có người quá khích từng xông đến dọa đánh tôi và chị Lý Minh Khải (Dung Ma Ma) khi chúng tôi xuất hiện trên phố", bà chia sẻ trên Sina.

Nữ diễn viên cũng bị chính con gái ghét bỏ. Con của “ác hậu” không muốn bà đến họp phụ huynh chỉ vì sợ các bạn chê cười.

Nhân vật Kế hậu do Xa Thi Mạn thủ vai hay nhưng chưa "đã".

Đến 20 năm sau, nhân vật Kế hậu tiếp tục gây bão khán giả lần lượt qua hai "bom tấn" truyền hình Diên Hi công lượcHậu cung Như Ý truyện.

Nhân vật hoàng hậu Huy Phát Na Lạp Thục Thận do Xa Thi Mạn thủ vai được khán giả đồng cảm nhiều hơn. Trong phim, cô vào vai một phi tử bị hãm hại đến mất hết cha mẹ. Từ một phi tần hiền lành, cô vươn đến ngôi vị hoàng hậu ác độc.

Kế hoàng hậu của Xa Thi Mạn không ác ra mặt. Cô từng bước tiêu diệt những người đã hãm hại mình và dọn đường cho con trai trở thành thái tử.

So với diễn viên gạo cội Đới Xuân Vinh, nhân vật của thị hậu TVB được nhiều người cảm thông hơn. Nhưng chung quy để “giải oan cho kế hậu” là không thể. Nhân vật này cũng có “nét ác tương đồng” với vị nương nương hành hạ Tiểu Yến Tử năm nào.

Nước mắt Kế hậu

Mãi cho đến hơn 20 năm sau khi phim được phát sóng, nhân vật Kế hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị - chính thất của vua Càn Long đã được giải oan. Người góp phần làm nên điều đó là Châu Tấn.

Trong bộ phim Hậu cung Như Ý truyện chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Lưu Liễm Tử, Kế hoàng hậu được thể hiện rất khác so với những gì phim ảnh Trung Quốc khắc họa về bà.

*

Mối tình từ thời thiếu nữ chỉ là ký ức đau lòng của Như Ý.

Ô Lạp Na Lạp Như Ý vốn là trắc phúc tấn, thanh mai trúc mã của Ái Tân Giác La Hoằng Lịch (tên thật vua Càn Long). Sau khi nhập cung, trải qua bao nhiêu hiểm họa, từ việc bị vu oan giết hại hoàng tự, vào lãnh cung cho đến những tranh đấu không hồi kết, Như Ý vẫn giữ trọn tấm lòng với Càn Long.

Xem thêm: Dạy Thanh Nhạc Miễn Phí Ở Đâu? Học Thanh Nhạc Online

Vì yêu mà hận, vì quá hy vọng về một phu quân, trượng phu mà đến cuối cùng lại thất vọng tràn trề là những gì để nói về Như Ý.

Những giọt nước mắt của nương nương Dực Khôn Cung qua tài diễn xuất tài tình của Châu Tấn đã gây ám ảnh người xem. Một nương nương vì trượng phu mà 5 lần 7 lượt chịu uất ức. Một người vợ không chỉ gánh trên mình trọng trách làm vợ, mà còn là “hoàng hậu” quản lý lục cung.

Hình ảnh nương nương Dực Khôn cung ra đi trong thanh thản khiến người xem ám ảnh.

Lúc ghen chỉ biết mỉm cười cho qua, lúc nào cũng phải làm tròn bổn phận hoàng hậu, sau đó mới là người vợ. Trong Như Ý truyện, Kế hậu rất ít khi khóc. Nhưng những giọt nước mắt của nương nương đều để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả.

Giọt nước mắt tiếc thương cho số phận của người phụ nữ chôn vùi trong Tử Cấm Thành. Đó cũng là giọt nước mắt thất vọng về Hoằng Lịch năm nào luôn nói với Như Ý ba chữ “Nàng yên tâm”.

Đỉnh điểm, cảnh Kế hậu cắt tóc thể hiện nỗi thất vọng cùng cực. Theo quy định nhà Thanh, phi tử chỉ được cắt tóc khi có tang. Hành động của Như Ý với ý nghĩa “ta làm hoàng hậu đã mệt rồi, ta muốn ‘từ’ chàng” khiến người xem đau lòng.

Diễn xuất tài tình của Châu Tấn đã đẩy nhân vật Kế hoàng hậu trở thành biểu tượng. Người ta cũng phần nào cảm thông cho vị hoàng hậu Đại Thanh duy nhất không có phong hiệu, chỉ là một Kế hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp với nấm mộ ven đường.

Và ác hậu ngày ấy, Đới Xuân Vinh vui mừng vì được giải oan.

“Ngay từ đầu, tôi đã nghĩ hoàng hậu là người không có tâm cơ, thẳng thắn. Nhưng năm đó, phim ra mắt, ý kiến của tôi không có ai đồng tình. Nhân vật hoàng hậu đã phải mất 20 năm mới được minh oan”, nữ diễn viên nói trong một talkshow.

Lịch sử có một Kế hậu đắc sủng

Theo những gì lịch sử ghi lại, Kế hoàng hậu Na Lạp thị lúc sinh thời hưởng nhiều vinh sủng của Thanh Cao Tông. Theo ghi chép "Hồng xưng thông dụng" của Nội vụ phủ, danh hiệu “Nhàn” của Nhàn Phi (Kế hoàng hậu) theo ký tự người Mãn là điềm nhiên, điềm tĩnh.

Năm Càn Long thứ 13 (năm 1748 Dương lịch), Phú Sát Hoàng hậu qua đời. Thanh Cao Tông phong Quý phi Na Lạp thị làm Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự. Đây là một chức vụ chưa từng có trong lịch sử nhà Thanh kể từ khi khai quốc.

*

Kế hoàng hậu Na Lạp thị từng nhận được sự sủng hạnh đặc biệt chưa từng thấy trong hậu cung Đại Thanh.

Đại lễ tấn phong Hoàng quý phi không khác gì đại lễ phong Hậu. Đặc biệt, Càn Long đế đã dùng chữ “sách lập” thay vì “sách phong” - vốn chỉ dùng cho Hoàng hậu - dành cho Na Lạp thị. Bà cũng được đãi ngộ diện trang phục màu minh hoàng - thứ mà trước đây chỉ có Thái hậu, Hoàng thượng và Hoàng hậu dùng.

Đến năm Càn Long thứ 15, Cao Tông hoàng đế đã xuống chỉ dụ lập Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự làm Hoàng hậu. Đáng chú ý, bà là phi tần chưa hề có con cái tính đến thời điểm trở thành Trung cung.

Lúc ấy, Thuần Quý Phi, Gia Quý Phi đều đã có hoàng tử. Tuy vậy, bằng sự sủng ái của Càn Long, bà nghiễm nhiên đứng đầu phi tần trở thành chính thất của hoàng đế dù chưa sinh con cái.

Những thứ Na Lạp thị nhận được đều là vinh quang chưa một hoàng hậu hay hoàng quý phi nào đạt được. Vì vậy, không có gì là sai khi nói bà hưởng vinh sủng "ngút trời" của Càn Long đế.

Về sự việc cắt tóc, đây là sự kiện có thật trong lịch sử. Có rất nhiều giả thiết đưa ra nhưng đến nay chưa ai có nhận định lý do chính xác lý do Kế hậu cắt tóc đoạn tình với Càn Long trong lúc Nam tuần vào năm Càn Long thứ 30 (năm 1765).

*

Kế hoàng hậu được xây dựng với nhiều bản phim khác nhau và hình tượng khác nhau.

Tuy nhiên, việc một hoàng hậu đang hưởng vinh sủng ngút trời bỗng bị thu hồi sách bảo, thu hồi kim sách (bảng vàng sách phong phi vị, hậu vị) là điều khó hiểu. Đến khi bà qua đời ở tuổi 49, Càn Long chỉ ra chỉ dụ "hoàng hậu cử chỉ điên loạn".

Bà cũng là hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh không được truy phong thụy hiệu sau khi qua đời. Chân dung của Kế hoàng hậu cũng bị Càn Long ra lệnh hủy hết, không còn sót lại gì.

Và nếu 20 năm trước, người ta ghét Kế hoàng hậu. Đến nay, nhờ Như Ý Truyện với những tình tiết xúc động, khán giả lại yêu Kế hậu.