Cách quản lý tài chính cá nhân

     

Quản lý tài chính cá nhân là một đề tài muôn thuở sẽ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở hiện tại và tương lai sau này bởi tài chính cá nhân là một lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, cách quản lý tài chính cá nhân sao cho hiệu quả thì vẫn còn khá mập mờ với chúng ta. Trong bài viết này, letspro.edu.vn sẽ chia sẻ với bạn: Quản lý tài chính cá nhân là gì? Lợi ích của việc quản lý tài chính cá nhân?, Các phương pháp và quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đã được ứng dụng rộng rãi. Cuối cùng, chúng ta sẽ so sánh sự khác nhau và ưu điểm của từng phương pháp để tìm ra cách quản lý tài chính cá nhân phù hợp với bản thân mình.

Bạn đang xem: Cách quản lý tài chính cá nhân


Nội Dung Chính


Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Là Gì?

Tài chính cá nhân là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống mỗi cá nhân chúng ta.

Bởi tài chính cá nhân không những tác động trực tiếp đến cuộc sống mỗi cá nhân mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

Do đó, việc có hành động cụ thể để quản lý tài chính cá nhân luôn là một việc làm cần thiết, hơn thế nữa chính là việc áp dụng các phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để đảm bảo khả năng tài chính trong hiện tại và tương lai.

Quản lý tài chính cá nhân là việc dựa trên một ngân sách sẵn có để lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh hoạt động tài chính cá nhân nhằm đạt được những mục tiêu nhất định như cân đối thu chi, tránh lãng phí tiền bạc, tiết kiệm, phòng ngừa rủi ro, hoặc gia tăng tài sản,…

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân là một tập hợp những việc làm, hành động cụ thể có tác dụng quản lý tài chính cá nhân.

Lợi Ích Của Việc Quản Lý Tài Chính Cá Nhân?

*

Việc quản lý tài chính hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho mỗi cá nhân như:

– Hỗ trợ cho việc đạt được Tự do tài chính. Việc quản lý tài chính cá nhân có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và trực tiếp xây dựng một nền tảng vững chắc để giúp chúng ta đến gần với tự do tài chính hơn.

– Sẽ thế nào nếu bạn không biết mình đang có bao nhiêu tiền, mình chi tiêu hết bao nhiêu, tháng này mình tiết kiệm như thế nào, mục tiêu của mình đến bao giờ sẽ đạt được?

Việc quản lý tài chính sẽ giúp chúng ta nắm bắt được tình hình tài chính kịp thời để có phản ứng phù hợp với định hướng mục tiêu ban đầu, từ đó đảm bảo có tình hình tài chính luôn ổn định.

– Bản thân việc quản lý tài chính đã có tính chủ động rồi, do đó, quá trình này sẽ giúp chúng ta chủ động về tài chính hơn rất nhiều trước những rủi ro, biến cố xảy ra gây ảnh hưởng đến tài chính. Ví dụ như tai nạn, bệnh tật, hỏa hoạn, mất cắp, vỡ nợ,…

Nâng cao mức sống luôn là mong muốn của tất cả chúng ta.

Nhưng mục tiêu này sẽ khó mà đạt được nếu ngân sách bị lãng phí, tài chính bấp bênh, chi phí luôn lớn hơn thu nhập, nợ nần,…

Quản lý tài chính tốt sẽ mang lại những hệ quả tích cực như gia tăng số tiền tiết kiệm, gia tăng tài sản, tạo nguồn vốn đầu tư,… cuối cùng sẽ giúp chúng ta nâng cao mức sống.

– Việc xây dựng mục tiêu tài chính cá nhân sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu chúng ta nắm bắt được tình hình tài chính cụ thể tại từng thời điểm.

Điều đó sẽ hỗ trợ chúng ta có kế hoạch cụ thể để gia tăng tài sản trong tương lai.

Các Quy Tắc Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả

Thế giới ngày càng phát triển, cùng với nhu cầu về tiền bạc và quản lý tiền bạc hiệu quả ngày càng tăng cao mà có nhiều phương pháp quản lý tài chính cá nhân đã được ra đời.

Trong đó, phải kể đến bộ 3 quyền lực trong các phương pháp này.

3 quy tắc (phương pháp) này vẫn luôn được nhắc đến và được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là những người thành công về mặt tài chính.

Mỗi phương pháp có một thế mạnh và yêu cầu khác nhau để chúng ta có thể tham khảo và chọn lựa phương pháp phù hợp nhất với bản thân mình.

Cách quản lý tài chính cá nhân theo hướng dẫn của các quy tắc này sẽ được tóm tắt trong hình sau:

*
Top 3 phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Các Phương Pháp Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả (Chi Tiết)

Phương Pháp 6 Chiếc Lọ Tài Chính

*
Nội Dung Phương Pháp 6 Chiếc Lọ Tài Chính

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính đã được T.Harv Eker (doanh nhân, diễn giả nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực đào tạo – nghiên cứu và phát triển tiềm năng con người) giới thiệu trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Bí Mật Tư Duy Triệu Phú”.

Xem thêm:

Theo phương pháp 6 chiếc lọ tài chính, tổng thu nhập của bạn sẽ được chia thành 6 chiếc lọ như sau:

+ Lọ Số 1 – Nhu Cầu Thiết Yếu (Nec – 55%)

Lọ số 1 – NEC chiếm 55% trong tổng thu nhập của bạn. Ví dụ tổng thu nhập của bạn là 8 triệu đồng, bạn cần trích ra 4 triệu 400 ngàn để vào quỹ NEC.

Bạn sẽ sử dụng số tiền trong chiếc lọ này để chi trả cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của mình như ăn uống, đi lại, mua sắm, chi phí sinh hoạt, vui chơi giải trí,…

– Lọ Số 2 – Đầu Tư Vào Bản Thân (Edu – 10%)

Chiếc lọ thứ 2 được gọi là quỹ giáo dục – EDu, hay Quỹ đầu tư vào bản thân. Quỹ này chiếm 10% tổng thu nhập của bạn.

Với số tiền trong chiếc lọ này, chúng ta sẽ đầu tư vào 4 khoản là: sức khỏe, kiến thức, mối quan hệ và hình ảnh bản thân.

Đây là một trong những quỹ quan trọng nhất vì được đầu tư trực tiếp vào bản thân mình, là khoản đầu tư khôn ngoan và lợi nhuận nhất.

Do đo, chúng ta có thể tăng tỉ lệ của quỹ Edu lên 12, 15% trong tổng thu nhập.

– Lọ Số 3 – Tiết Kiệm Dài Hạn (Lts- 10%)

Chiếc lọ số 3 là quỹ tiết kiệm dài hạn – LTS, chiếm 10% trong tổng thu nhập của chúng ta.

Các chi phí dài hạn như mua nhà, mua xe, đám cưới, sinh con, nghỉ hưu,… sẽ được chi trả bằng quỹ này. Bên cạnh tác dụng chi trả cho các chi phí dài hạn thì quỹ LTS còn là “vị cứu tinh” trong những trường hợp có rủi ro, biến cố như ốm đau bệnh tật, mất mát tài sản…

– Lọ Số 4 – Tự Do Tài Chính (FFA – 10%)

Chiếc lọ số 4 chính là quỹ tự do tài chính, chiếm 10% trong tổng thu nhập của bạn.

Bạn hãy sử dụng số tiền trong quỹ này để góp vốn kinh doanh, đầu tư hay gửi tiết kiệm,…để khiến đồng tiền làm việc cho bạn, từ đó giúp bạn có thu nhập thụ động và bắt đầu con đường tự do tài chính, càng nhiều tiền làm việc cho bạn thì bạn càng tự do.

– Lọ Số 5 – Cho Đi – (Give – 5%)

Chiếc lọ số 5 còn được gọi là quỹ từ thiện, chiếm 5% tổng thu nhập của chúng ta.

Số tiền trong quỹ này sẽ giúp bạn giúp đỡ những người kém may mắn hơn trong cuộc sống như ủng hộ người nghèo, giúp trẻ em nghèo vượt khó,… hay gần gũi nhất chính là tổ chức sinh nhật, mua quà tặng cho người thân, bạn bè,…

“Cho đi là còn mãi!”. Khi cho đi, thứ chúng ta cho đi không bị mất đi, mà ngược lại mình còn được nhận lại nhiều hơn. Bên cạnh đó, đây còn là sự bồi đắp cho sự giàu có trong tâm hồn của mỗi người.

– Lọ Số 6 – Hưởng Thụ (Play – 10%)

Chiếc lọ số 6 là Quỹ hưởng thụ, chiếm 10% tổng thu nhập của bạn.

Bạn hãy “tiêu sạch” số tiền trong quỹ này để hưởng thụ cuộc sống, để làm những gì mà bạn hằng yêu thích, những gì mà bạn vẫn hay làm để giải tỏa sự mệt mỏi sau những ngày làm việc.

Nếu bạn không tiêu hết số tiền trong quỹ này thì thật tuyệt vời, bạn có thể bỏ số tiền đó vào Quỹ Tự do tài chính hoặc đầu tư cho bản thân.

– Phương Pháp Kakeibo Của Người Nhật

Phương pháp Kakeibo (Sổ tay chi tiêu Kakeibo) là một phương pháp quản lý tài chính có nguồn gốc từ Nhật Bản.

“Mẹ đẻ” của phương pháp này là Nhà báo Hani Motoko (1873 – 1957), bà đã phát minh ra phương pháp này vào năm 1904.