Cách phát âm các nguyên âm

     
*
*

Rất nhiều người đãgặp trục trặc trong việc liên kết những từ tiếng Anh mà họ viết và cách phát âmchúng. Đôi khi dường như không có một quy tắc hay luật lệ nào cho việc này. Đôikhi việc học bảng ngữ âm đối với mọi người là sự phiền phức không cần thiết vàđa số họ sẽ bỏ qua phần này. Tuy nhiên, việc học cách phát âm theo một sốnguyên tắc lại là một phần nền tảng cơ bản mà bạn cần biết để có thể hoàn chỉnhcác phát âm của mình. Chỉ khi đã tự tin với cách phát âm của mình, là lúc bạncó thể tự tin trong giao tiếp tiếng Anh được một phần.

Dưới đây là 7 nguyêntắc cơ bản ngắn gọn có ích cho việc phát âm của bạn. Hãy cùng tham khảo nhé!

Trước khi đi vào nguyên tắc, bạn cần biếtsự khác biệt giữa định nghĩa của nguyên âm ngắn và nguyên âm dài. Nếu bạn khôngphân biệt được các định nghĩa này, hãy tìm chúng trong các từ điển Anh – Anh.Trong bài này sẽ chỉ ra một số cách phát âm nguyên âm như sau:

5 nguyên âm chính: A – E – I – O – U2 bán nguyên âm: Y – W

Ví dụ cho bán nguyên âm:

GYM/PRETTY: y là nguyên âm – YOU: y là phụ âmWE/WILL/WANT: w là phụ âm – SAW/COW/SNOW: w lànguyên âm

Khi dùng từ điển để xem cách phát âm củatừng từ, bạn sẽ nhận ra các cách ký âm như sau cho nguyên âm dài và nguyên âmngắn.

CÁC CÁCH PHÁT ÂM:

/ ɪ /:Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưngphát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i), môi hơi mở rộng sang hai bên, lưỡi hạ thấp.

Bạn đang xem: Cách phát âm các nguyên âm

/i:/:Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệngchứ không thổi hơi ra.Môi mở rộng sang hai bên như đang mỉm cười, lưỡinâng cao lên./ʊ /:Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, khôngdùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng.Môi hơi tròn, lưỡihạ thấp./u:/:Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoangmiệng chứ không thổi hơi ra.Khẩu hình môi tròn. Lưỡi nâng cao lên./e /:Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.Mởrộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /.Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /./ə /:Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắnvà nhẹ.Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng./ɜ:/:Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡilên, âm phát trong khoang miệng.Môi hơi mở rộng,lưỡi cong lên, chạmvào vòm miệng trên khi kết thúc âm./ɒ /:Âm “o” ngắn, giốngâm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.Hơi tròn môi, lưỡi hạ thấp./ɔ:/:Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồicong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng.Tròn môi, lưỡi cong lên, chạmvào vòm miệng trên khi kết thúc âm./æ/:Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảmgiác âm bị đè xuống.Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi được hạ rấtthấp./ʌ /:Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă”và âm “ơ”, phải bật hơi ra.Miệng thu hẹp, lưỡi hơi nâng lên cao./ɑ:/:Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng, miệngmở rộng, lưỡi hạ thấp.

Xem thêm: Tổng Hợp Top 14 Phim Thần Thoại Trung Quốc Xem Ngay Kẻo Lỡ!, Phim Cổ Trang Trung Quốc Siêu Hay

/ɪə/:Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə/.Môi từ dẹt thành hình tròn dần, lưỡi thụt dần về phía sau./ʊə/:Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/.Môimở rộng dần, nhưng không mở rộng, lưỡi đẩy dần ra phía trước./eə/:Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /, hơithu hẹp môi,Lưỡi thụt dần về phía sau./eɪ/:Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /, môi dẹtdần sang hai bên, lưỡi hướng dần lên trên/ɔɪ/:Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹtdần sang hai bên, lưỡi nâng lên và đẩy dần ra phía trước./aɪ/:Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹtdần sang hai bên, lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước./əʊ/:Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /, môi từhơi mở đến hơi tròn, lưỡi lùi dần về phía sau./aʊ/:Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, môitròn dần, lưỡi hơi thụt dần về phía sau.

NGUYÊNTẮC SỐ 1:

Khimột từ chỉ có một nguyên âm mà nguyên âm này không nằm ở cuối từ thì nguyên âmđó luôn là nguyên âm ngắn. Những từ phù hợpvới quy tắc này thường là một số từ đầu tiên mà học sinh tiếng Anh (cũng nhưngười bản ngữ) học đọc.

Ví dụ:

Dog has cup.Man has hat.

Tất cả những từ này tuân theo quy tắcnguyên âm ngắn + phụ âm. Bạn có thể thấy những từ này được thể hiện theo cáchnày. Một số trường hợp ngoại lệ cho nguyên tắc này: mind, find,…

NGUYÊNTẮC SỐ 2:

Khimột từ chỉ có một nguyên âm mà nguyên âm đó đứng ở cuối từ thì chắc chắn đó làmột nguyên âm dài.

Ví dụ: she (e dài), he, go (o dài), no, …

NGUYÊNTẮC SỐ 3:

Khicó 2 nguyên âm đứng cạnh nhau, thì nguyên âm đầu tiên là nguyên âm dài, nguyênâm còn lại thường bị câm (không phát âm).

Ví dụ:

RAIN: a,i đứng cạnh nhau a ở đây phát âm là adài, i là âm câm, do vậy rain sẽ được phát âm là /rein/TIED: i dài e câmSEAL: e dài a câmBOAT: o dài a câm

Một số trường hợp ngoại lệ như READnếuphát âm ở hiện tại là e dài a câm, còn nếu phát âm ở quá khứ là e ngắn acâm.

NGUYÊNTẮC SỐ 4:

Khitừ có 1 nguyên âm được theo sau bởi 2 phụ âm giống nhau (double consonant) thì nguyên âm đó chắc chắn là một nguyên âmngắn.

Ví dụ: dinner, summer, rabbit, robber,egg

Nguyên tắc này sẽ thấy rõ khi chia thìcác động từ. Ví dụ: đối với động từ WRITE, khi chuyển thành WRITTEN thì phảigấp đôi “T” và được phát âm là i ngắn, trong khi WRITING thì vẫn là i dài.

NGUYÊNTẮC SỐ 5:

5.1Khi một từ có 2 nguyên âm giống nhau liên tiếp (double vowel) thì phát âm chúng như 1 nguyên âm dài. Quy tắc nàykhông áp dụng với nguyên âm O.

Ví dụ: peek, greet, meet, vacuum,…

5.2Quy tắc này cũng không áp dụng khi có phụ âm R đứng sau 2 nguyên âm giống nhauthì âm sẽ bị biến đổi

Ví dụ: beer,…

5.3Khi O là double vowel, nó sẽ tạo ra nhiều âm khác nhau

Ví dụ: poor, tool, fool, door,…

NGUYÊNTẮC SỐ 6:

Đốivới nguyên âm E, khi một từ ngắn hay là âm thanh cuối của 1 từ dài kết thúcbằng nguyên âm + phụ âm + e thì âm e sẽ bị câm và nó sẽ biến nguyên âm ngắntrước nó thành nguyên âm dài.

Trong tiếng Anh, âm E này có rất nhiềucách gọi: Magic E, Silent E, Super E.

Ví dụ:

Bit (i ngắn) è Bite (i dài)At (a ngắn) è Ate (a dài)Cod (o ngắn) è Code (o dài)Cub (o ngắn) è Cube (u dài)Met (e ngắn) è Mete (e dài)

NGUYÊNTẮC SỐ 7:

Nguyênâm Y tạo nên âm i dài khi nó đứng ở cuối của từ có 1 âm tiết.

Ví dụ: cry, try, by, shy,…

Chữy hoặc ey đứng ở vị trí cuối từ ở vị trí không phải trọng âm của từ thì sẽ đượcphát dâm như i dài

Ví dụ: pretty, beauty, sunny, carefully,baby,…

Mặc dù có rất nhiều nguyên tắc liên quanđến phát âm và chính tả trong tiếng Anh, nhưng dù sao những nguyên tắc này vẫnluôn có ngoại lệ. Những nguyên tắc trên chỉ phần nào giúp bạn có thể đọc đượcmột từ mới hoàn toàn mà bạn chưa từng nghe trước đây. Hãy cố gắng vận dụng nhé!