Cách làm quen bạn mới

     

Ấn tượng đầu tiên luôn là ấn tượng quan trọng nhất!” Điều này luôn đúng trong hầu hết mọi hoàn cảnh, vì vậy sẽ thật tuyệt nếu một ai đó thích bạn ngay từ lần đầu tiên mới nhìn thấy hay mới tiếp xúc với bạn.

Bạn đang xem: Cách làm quen bạn mới

CÁCH LÀM QUEN VỚI NGƯỜI KHÁCĐể tự tin làm quen, trò chuyện với người khác


*

Theo các nhà tâm lý, tính rụt rè, có thể làm cho bạn được thương mến, nhưng không thể mang đến thành công cho bạn trong cuộc sống lẫn tình yêu. Những người rụt rè khó thích nghi với xã hội và trong bất kỳ mối quan hệ giao tiếp nào họ đều cảm thấy ngại ngần và vì thế họ không thể giải quyết tốt các cuộc xung đột đơn giản hàng ngày. Để không rụt rè, trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, xin giúp bạn vài “mẹo” sau:

- Tập nói chuyện phiếm: Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.

- Thái độ chân thành: Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”

- Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen: Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…

Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.

Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.

- Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác: Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không nhờ vả người khác (do rụt rè không dám hoặc không thích) đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích người khác nhờ vả tôi”. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công.

Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.

Tóm lại, hai trong những năng lực cần nhất để thành công là sáng tạo và giao tiếp. Là người hướng nội, dù có là rụt rè, ít nói, nhưng năng lực suy ngẫm, sáng tạo có thể đã có trong bạn. Vấn đề còn lại là trau dồi kỹ năng giao tiếp. Thực hành theo những nguyên tắc trên giúp bạn ươm mầm và phát triển kỹ năng giao tiếp. Đó là cách thức tuyệt vời để bạn thử nghiệm năng lực cũng như luôn sẵn sàng cho việc giao tiếp với mọi người, không chỉ người thân quen mà cả những người mới, cả những người bình thường và những người “quan trọng”.


*

Nhưng muốn nói chuyện, lại không biết nói chuyện gì.Làm sao để làm quen với người lạ khi bạn không đủ tự tin và dũng khí để phá bỏ vùng an toàn của mình? Đôi lúc bạn nghĩ rằng hình ảnh của bản thân chưa đủ tốt nên e ngại khi bắt chuyện làm quen với ai đó. Một số phương pháp sau sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi làm quen với người lạ:

Đề tài bắt chuyện

Bạn đừng tìm những tin tức giật gân, sự việc “kinh thiên độc địa” làm đề tài câu chuyện, nếu bạn tưởng rằng chỉ những sự kiện nổi bật mới đáng nói. Bởi vì, những đề tài như thế không nhiều, vả lại nếu tin tức đã xôn xao thì chẳng cần bạn nói, người ta cũng biết rồi. Cũng đừng nên nghĩ, đã đàm đạo phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, nên biết rằng, loại đề tài này không phải ở đâu cũng gặp tri kỷ, chuyện mình khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên.

Cuộc sống không thiếu các đề tài gợi chuyện như: tình bạn, tình yêu, sách vở, báo, phim, kịch, âm nhạc, kiến trúc, khí hậu, thời trang … Nhưng khi đề cập về mấy đề tài đó bạn nên lưu ý mấy điểm sau:

+ Với cái mà mình không biết chớ có vẻ sành sỏi

+ Chớ nên khoe khoang về khả năng đặc biệt của mình (tiền bạc, trí thông minh…).

+ Chớ luận bàn về thất bại của người khác.

+ Chớ nói về những chuyện bực mình, nên nói chuyện vui.

+ Chớ sa đà vào vấn đề nào đó dẫn đến tranh cãi.

Nếu trong trường hợp người nói chuyện với mình cứ muốn lái câu chuyện sang hướng chỉ trích một người nào đó, thì mình cần khéo léo lái câu chuyện sang hướng khác, bởi vì nói xấu ai đó là điều không hay.

Xem thêm: Soạn Bài Tổng Kết Từ Vựng Tiết 3, Soạn Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo)

Sự tự tin

Bạn thân mến, để mình có thể tự nhiên khi nói chuyện với một người mà mình chưa từng quen biết thì điều cần đó ở bạn đó là sự tự tin.

Để có được sự tự tin trước mọi người, điều đầu tiên bạn cần phải có sự tạo ra sự tự tin cho bản thân mình bằng cách luyện tập khả năng nói trước đông người. Nếu có việc gì đó bắt buộc bạn phải tiếp xúc hay trình bày trước đông người thì bạn đừng nên thoái thác mà hãy mạnh dạn nhận lấy nhiệm vụ đó và coi đó là một lần để bạn rèn luyện khả năng nói của mình. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên chủ động gặp gỡ bạn bè, người thân của mình và nói chuyện cùng họ, trước hết là để học hỏi ở họ nghệ thuật giao tiếp và ứng xử, đồng thời qua những cuộc nói chuyện đó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi nói chuyện. Hãy bắt đầu câu chuyện của mình một cách cởi mở và tự nhiên. Đó có thể chỉ là những lời h���i thăm sức khoẻ, những câu chuyện vui mà bạn gặp trong cuộc sống hàng ngày hay những thông tin hay, nóng hổi mà bạn vừa cập nhật được….

Bạn nên ghi nhớ: Khi bạn có một chuyện gì đó dù vui hay buồn hay có điều gì đó muốn chia sẻ với ai đó thì bạn nên tìm ngay một người để bạn giãi bày tâm sự của mình hoặc kể cho một ai đó về những khó khăn mà bạn gặp phải. Đó cũng là một cách để bạn rèn luyện khả năng nói, mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với người khác. Hoặc đôi khi gặp một người thân quen nào đó, chỉ với một lời hỏi thăm về gia đình, sức khoẻ, tình hình công việc hay dành cho họ một lời khen ngợi cũng là cách để bạn bắt đầu cho câu chuyện của mình. Đừng quá e dè ngần ngại mà hãy mạnh dạn lên, bạn nhé!

Tất nhiên rằng, để bạn cảm thấy tự tin hơn thì bạn cũng nên chú ý đến trang phục của mình khi xuất hiện trước một ai đó. Trang phục mà bạn vận trên người không cần thiết phải quá mốt mà chỉ cần gọn gàng, lịch sự và không làm cho bạn lạc lõng giữa mọi người là được.

*

Thực tế là những thái độ không tốt hay sự phô trương của bạn sẽ không được mọi người đánh giá cao. Mặt khác, mọi người thường ấn tượng khi bạn cho họ thấy bạn rất thích tính cách của họ. Nhìn chung họ sẽ bị ấn tượng bởi các bạn thể hiện hay cá tính của bạn khi họ cảm thấy bạn cũng đang khá quan tâm đến họ.

Khiến cho một ai đó có thiện cảm với bạn sẽ không còn là vấn đề quá khó khăn nếu bạn làm theo các bước sau đây:

1. Làm việc bằng ngôn ngữ cơ thể: Hãy dùng ngôn ngữ cơ thể mở một lối đi giúp bạn gần gũi hơn, cởi mở hơn với mọi người. Thường thì chúng ta luôn gặp khó khăn khi phải bắt đầu cuộc nói chuyện với một người lạ, nhưng nếu người lạ đó bắt đầu bằng việc tự giới thiệu bản thân trước thì sao? Có phải mọi hoàn cảnh đều không thể trở nên dễ dàng? Nếu bạn cũng làm tương tự như vậy với người khác, bạn sẽ có thể tạo một khởi đầu tốt.

2. Hãy khen ngợi bất cứ khi nào bạn thấy điều gì đáng được khen: Nếu bạn thực sự đánh giá cao người khác như vẻ đẹp của họ hay sự thông minh, các kỹ năng, khả năng cảm thụ nghệ thuật… thì mọi người sẽ tự động nhớ đến bạn và từ đó bắt đầu thích bạn. Nhưng hãy chắc chắn những lời khen của bạn là chân thực, nên tránh những hành động thái quá hay khoe khoang thể hiện mình.

3. Đừng quên cười: Theo nghiên cứu cho thấy, số lần bạn cười trong suốt cuộc trò chuyện cho thấy mức độ thân thiện của bạn. Điều này không làm thiệt gì cho bạn và cũng không có tác dùng phụ gì cả. Một nụ cười có thể khơi nguồn cho những nụ cười khác!

4. Sự dụng tính hài hước: Khiếu hài hước luôn rất hiện quả trong việc gây ấn tượng tốt trước người khác.

5. Hãy là người dễ tiếp cận: Mọi người thường thích những người mà họ thấy dễ tiếp xúc. Hãy cho mọi người thấy, bạn là người luôn sẵn sàng giúp đỡ họ khi họ gặp rắc rối. Nên nhớ, hãy luôn là người tốt bụng và có ích!

6. Giúp người khác giải trí: Hầu hết, ai cũng thích ở gần những người vui tính. Các cuộc trò chuyện thú vị hay các câu nói đùa đôi lúc lại rất hiệu quả.

7. Cười bản thân mình: Đôi lúc bạn có thể cười vào chính bản thân mình! Vẻ ngoài dễ bị tổn thương và ngây thơ vô tội cũng có thể gây thu hút người khác.

8. Luôn nhớ và sử dụng tên của mọi người: Mọi người sẽ đánh giá cao nếu bạn có thể nhớ và gọi đúng tên họ. Âm thanh ngọt ngào nhất và quan trọng nhất chính là tên riêng của mình. Để dễ dàng nhớ một người mới quen, bạn hãy gọi tên họ ít nhất ba lần trong cuộc nói chuyện hay viết tên họ xuống quyển ghi chú và ghi một vài chi tiết về người đó.

9. Trở thành người biết lắng nghe: Lắng nghe khác với việc im lặng. Nó là việc thể hiện sự đồng cảm, là khả năng “đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu mà không cần điều chỉnh hay đưa ra biện pháp khắc phục”. Đôi khi mọi người chỉ muốn bạn lắng nghe những câu chuyện của họ mà không cắt ngang hay hỏi bất cứ một câu hỏi hay đưa ra lời đánh giá, kết luận nào cả.

10. Là con người hoạt bát, nhiệt tình và tràn đầy năng lượng: Mọi người sẽ bị ấn tượng bởi tính cách của bạn và cái cách mà bạn truyền những tình cảm tích cực của mình cho người khác. Họ sẽ muốn học hỏi những kỹ năng đó từ bạn và do đó họ sẽ dần thích bạn và muốn là một trong những người bạn tốt của bạn.

Hãy cố gắng tỏ ra thật thân thiện vào lần đầu gặp gỡ. Các nghiên cứu cho thấy rằng, trong 10’ đầu làm quen một người lạ, chúng ta sẽ quyết định mối quan hệ giữa hai người có thể thân thiết đến đâu. Hơn nữa, khi ta đánh giá một con người, ta thường có xu hướng dựa vào những gì mà ta thấy ngày từ lúc ban đầu hơn là dựa trên những gì có sau đó. Vì vậy, việc tạo ấn tượng tốt với người khác ngay trong những giây phút đầu tiên gặp mặt là vô cùng quan trọng. Khả năng tạo ấn tượng tốt hay không còn phải tùy thuộc kỹ năng giao tiếp, sự cởi mở của bạn.