Các vị vua nhà thanh

     

Không chỉ nổi tiếng là vị vua anh minh, sáng suốt mà Khang Hi còn được biết đến nhiều nhờ sự phong lưu, đa tình có thể xếp vào bậc nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa.


Ông tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp, sinh năm 1654 và mất năm 1722, là một trong những vị vua thọ nhất triều đại nhà Thanh. Dù lên ngôi khi còn rất nhỏ, chỉ mới 8 tuổi trong tình cảnh đất nước nhiều rối ren nhưng Khang Hi đã dùng cả cuộc đời để cho thấy sự tài giỏi trong cả chính trị lẫn quân sự để cuối cùng đưa đất nước bước vào thời kỳ thịnh trị trước khi truyền lại cho đời sau.

Bạn đang xem: Các vị vua nhà thanh

Thường thì các hoàng đế nhà Thanh sẽ có khoảng 10 phi tần nhưng trong cuốn sách "Khang Hi toàn truyện", các sử gia đã ghi lại rằng trong hậu cung của ông có đến 49 vị từ quý nhân trở lên, 67 người nhận sắc phong chính thức còn những người từng hầu hạ vua nhưng lại ở phân vị thấp thì có không dưới 200. Tính về con cái thì ông có đến 55 người con, 35 hoàng tử và 20 công chúa.



Thậm chí cho đến khi về già, nhà vua vẫn không ngừng triệu các mỹ nữ từ vùng Giang Nam vào cung hầu hạ mà hoàn toàn không phải để sinh con cho hoàng thất. Nhiêu đó thôi cũng đủ để thấy mức độ đa tình, phong lưu của vị vua này rồi.

Có đến 4 vị hoàng hậu

Vì một số lý do chính trị mà Khang Hi buộc phải lập hậu khi ông mới chỉ 12 tuổi. Thê tử kết tóc đầu tiên của hoàng đế là Hiếu Thành Nhân hoàng hậu Hách Xá Lý thị . Dù nhập cung khi còn nhỏ tuổi nhưng hoàng hậu ngày càng tỏ rõ nhân cách tốt đẹp, cử chỉ đoan trang, lại hiệp trợ nhà vua không ít trong quản lý hậu cung, cũng rất cung kính với Thái hậu và Thái hoàng thái hậu. Vì vậy, nàng rất được lòng bề trên, tình cảm phu thê vì thế mà vô cùng tốt đẹp.



Nhưng mà vị hoàng hậu trẻ tuổi này lại chẳng thọ mệnh. Bà có với Khang Hi hai người con trai, người con đầu tiên qua đời chỉ trong 4 năm kể từ ngày sinh ra. Khi bà sinh người con thứ hai thì lại băng huyết mà nhanh chóng ra đi lúc mới 21 tuổi. Cái chết của bà để lại nỗi đau buồn sâu sắc trong lòng Khang Hi, dù sau này ông có nạp bao nhiêu phi tần nhưng chẳng có ai được ông đối xử trân trọng như với bà. Thậm chí với đứa con mới ra đời mà đã mồ côi mẹ, Khang Hi cũng phá lệ mà đem vào tẩm cung của mình để nuôi dưỡng, còn đặc cách phong làm Thái tử từ khi mới 2 tuổi.

Vốn là sau sự ra đi của bà, Khang Hi không muốn lập hậu nữa. Tuy nhiên Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang buộc nhà vua phải có tân hậu; vì thế 3 năm sau khi bà mất, ông lập một phi tần thuộc dòng họ Nữu Hỗ Lộc làm kế hậu. Tuy nhiên chỉ 6 tháng sau khi ngồi lên phượng vị, Nữu Hỗ Lộc thị cũng qua đời, nguyên nhân không được sử sách ghi chép lại.



Nữu Hỗ Lộc quý phi trở thành hoàng hậu thứ 2 nhưng cũng không thọ mệnh (Ảnh minh họa)


Vị hoàng hậu thứ ba của Khang Hi là Đông Giai thị, bà này được phong làm Hoàng quý phi, quản lý hậu cung sau khi Nữu Hỗ Lộc thị hoàng hậu qua đời. Hoàng quý phi chỉ có một người con gái, thế nhưng công chúa lại đoản mệnh, chết non ngay khi mới sinh. Quá đau buồn nên bà cũng sinh bệnh ngày càng trở nặng. Thấy vậy, nhà vua bèn nghĩ cách "trùng hỉ" để mong bệnh tình bà giảm nhẹ.

Ông lập tức sắc phong cho bà làm hoàng hậu thế nhưng đau đớn thay, vào đúng ngày sắc phong thì Đông Giai Hoàng quý phi hương tiêu ngọc vẫn. Đại điển sắc phong đột nhiên biến thành tang lễ, đau thương bàng hoàng bao trùm hoàng cung nhà Thanh. Từ đó trở đi, Khang Hi đế không lập thêm bất kỳ hoàng hậu nào nữa.



Hoàng hậu thứ 3 Đông Giai thị vừa được sắc phong thì đã qua đời (Ảnh minh họa)


Mãi sau khi Khang Hi băng hà, tứ a ca Dận Chân nối ngôi trở thành Ung Chính đế mới tôn mẫu thân của mình là Ô Nhã thị thành hoàng thái hậu, tức vị hoàng hậu thứ tư của Khang Hi. Nhưng mà tiếc rằng lúc này Khang Hi đã mất trước khi biết.

Dàn hậu phi đông đảo

Dưới triều nhà Minh, số người được sắc phong trong hậu cung không vượt quá 19 người. Nhiều hoàng đế Minh triều chỉ có 2-3 phi tần, thậm chí có người suốt đời chỉ "một vợ một chồng" như Minh Hiếu Tông. Ngược lại dưới Thanh triều lại đặt ra luật lệ tất cả các cô gái phải được hoàng đế tuyển chọn qua mới được đi lấy chồng. Nếu muốn thì hoàng đế có thể lấy cả nữ nhân từ Hán tộc. Các hoàng đế nhà Thanh có không dưới 10 phi tần, trong đó có Khang Hi là sắc phong với số lượng đông đảo nhất.

Xem thêm: Shop Bán Acc Liên Minh 24H, Mua Bán Acc Liên Minh Huyền Thoại Giá Rẻ



Dưới thời Khang Hi có đến gần 70 phi tần được sắc phong chính thức, nhưng đây mới chỉ là con số ước lượng dựa trên số lượng trong lăng mộ còn số liệu thực tế thì chưa một sử gia nào có thể khẳng định chắc chắn. Từ chức quý nhân trở lên thì trong hậu cung của nhà vua có 49 người, được sắc phong có 67 người còn số lượng các "đáp ứng" hay "thường tại" - phi tần có địa vị thấp thì chắc chắn không dưới 200 người.

Khi đã về già thì Khang Hi còn liên tục triệu triệu các mỹ nữ vùng Giang Nam vào cung hầu hạ; hoàn toàn không phải để sinh hoàng tử, công chúa bởi số lượng con của vị vua này lúc đó đã không ai sánh kịp. Sở dĩ Khang Hy rất yêu thích các mỹ nữ Giang Nam bởi trong những năm trị vì đất nước, ông đã rất nhiều lần vi hành tới đây và lần nào cũng bị đắm chìm bởi vẻ đẹp của một cô gái nào đó thuộc vùng "sơn thủy hữu tình" này.


Phong lưu nhưng cũng rất chân thành

Có thể nói, đối với những phi thiếp thì Khang Hi lại dùng tình cảm chân thành mà đối đãi, quan tâm. Sinh thời ông hay đi vi hành, mỗi khi đến một địa phương nào thì ông đều cho người gửi những đặc sản của địa phương đó về cho những ái phi ở hậu cung đang ngóng chờ.

Khi hoàng hậu đầu tiên của nhà vua là Hách Xá Lý thị qua đời, Khang Hi ra lệnh ngừng lâm triều trong 5 ngày để tổ chức lễ tang cho hoàng hậu. Trong 25 ngày tế lễ nhà vua tự mình khóc thương đến 20 ngày. Đến khi Nữu Hỗ Lộc hoàng hậu ra đi, nhà vua đau buồn, mỗi ngày cứ từ giờ thìn đến giờ dần, ông đều đến nơi quàn thi hài của bà mà ngồi đó ngây ngốc.


Đối với hậu cung, nhà vua rất chân thành đối đãi (Ảnh minh họa)


Đối với những phi tần khác, Khang Hi cũng rất quan tâm đến sắp xếp cho họ sau khi bản thân đã ra đi. Ông đã từng hạ lệnh chôn cất hai hoàng hậu trong địa cung của Cảnh lăng, vì thế sau khi ông băng hà thì các phi tần qua đời sau đó cũng đều được an táng nơi đây. Cứ như vậy, lăng mộ của Khang Hi trở thành nơi án táng của rất nhiều hậu phi.

Phong lưu nhưng vẫn là một minh quân hiếm thấy

Thường thì phong lưu đa tình thường gắn liền với những hôn quân, như Trụ vương say mê Đắc Kỷ mà vương triều nhà Trụ sụp đổ hay Ngô vương Phù Sai vì ham mê sắc đẹp của Tây Thi mà để cho Việt vương Câu Tiễn nhân thời cơ đoạt lại quyền lực. Thế nhưng điều này lại không đúng với vua Khang Hi triều Thanh.


Đối với hậu cung, nhà vua rất chân thành đối đãi (Ảnh minh họa)


Dù bao quanh ông có rất nhiều bóng hồng, giai nhân tuyệt sắc nhưng mà ông vẫn rất tỉnh táo khi nói đến những chuyện quốc gia đại sự. Một vị giáo sĩ phương Tây đã từng kể rằng trong lần hoàng đế tới Nam Kinh thì người ta dâng cho ông 7 mỹ nữ. Nhưng hoàng đế chỉ nhìn một lần rồi từ chối luôn, đồng thời phạt tất cả những kẻ to gan đó. Điều này cho thấy sự cảnh giác cao độ của ông trước việc các đại thần muốn dùng sắc đẹp để lung lạc nhà vua.

Một cận thần của hoàng đế cũng kể lại rằng khi tuần phủ Giang Đông nghênh giá ở Khánh Đô thì cũng dâng lên 4 cô gái đẹp; nhà vua nổi trận lôi đình, còn bí mật cho điều tra thêm thì thấy thuộc hạ đều được tặng những "món quà" như vậy bèn hạ lệnh nghiêm trị đối với vị quan này.


Nhà vua xử lý nghiêm khắc những ai dám dùng nữ sắc lung lạc ông (Ảnh minh họa)


Chính sự tỉnh táo, cứng rắn, dù yêu thích nhưng không mê đắm trong sắc đẹp là điểm khác biệt của Khang Hi, khiến ông trở thành một trong những vị vua vĩ đại nhất trong các triều đại phong kiến Trung Hoa.