Bộ nhớ trong của máy tính

     

“RAM là bộ nhớ trong”- Đây là suy nghĩ sai lầm của khá nhiều người. Trên thực tế, RAM chỉ là một phần của bộ nhớ chính của máy tính. Bộ nhớ trong gồm gì? Bài viết dưới đây dành cho những ai muốn bổ sung kiến thức về RAM cũng như bộ nhớ trong của máy tính.

Bạn đang xem: Bộ nhớ trong của máy tính

*

RAM máy tính


Bộ nhớ trong gồm những gì? RAM có phải bộ nhớ trong không?Bộ nhớ chínhLựa chọn RAM máy tính như thế nào?

Bộ nhớ trong gồm những gì? RAM có phải bộ nhớ trong không?

Bộ nhớ trong được hiểu đơn giản là bộ nhớ nằm bên trong thùng máy. Bộ nhớ trong gồm 2 loại: bộ nhớ đệm nhanh và bộ nhớ chính.

Bộ nhớ đệm nhanh

Bộ nhớ đệm hay Cache Memory, được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu thông tin sử dụng thường xuyên, giúp CPU truy cập với tốc độ nhanh hơn. Thực chất, bộ nhớ đệm là một dạng SRAM (tốc độ nhanh hơn so với DRAM). Bộ nhớ Cache thường được tích hợp vào trong CPU hoặc được sử dụng trong các hệ thống máy tính chủ đắt đỏ.

Bộ nhớ đệm có thể chia thành 3 phần: L1, L2, L3. Dữ liệu sẽ được truyền từ: bộ nhớ → L3 → L2 → L1 → CPU. Tốc độ truy xuất của chúng gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU.

*

Bộ nhớ chính

Bộ nhớ trong gồm bộ nhớ đệm và bộ nhớ chính. Trong đó, bộ nhớ chính của máy tính chia thành 2 loại là ROM và RAM

ROM (Read Only Memory)

Đây là bộ nhớ chỉ đọc, đồng nghĩa với việc bạn không hoặc khó có thể ghi dữ liệu vào. Dữ liệu trong ROM đã được ghi vào từ trước và chứa các chương trình giúp máy tính hoạt động. Dữ liệu trong ROM được lưu trữ lại mãi mãi ngay cả khi tắt máy.

→ Chức năng của ROM: Lưu trữ các phần mềm khởi động, chương trình, thông số kỹ thuật của chương trình.

*

Bạn có thể gặp một số loại cơ bản của ROM như:

PROM: loại ROM được lập trình 1 lần duy nhất, chứa nội dung bộ nhớ cụ thể, giá thành rẻ.EPROM: loại ROM có thể tiến hàng xóa dữ liệu và lập trình lại bằng tia cực tím, giá cao hơn so với PROM.EEPROM: loại ROM được chế tạo bằng công nghệ bán dẫn, dữ liệu trong EEPROM có thể xóa và lập trình lại bằng điện.

*

Trên thực tế, BIOS trong máy tính chính là một ví dụ điển hình của ROM. BIOS là một chương trình được lập trình sẵn được đưa ra phù hợp với từng loại Mainboard thông qua 1 chip ROM.

Hiện nay, với công nghệ FlashROM giúp bộ nhớ ROM không chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được.

Xem thêm: Cà Phê Làm Việc Quận 1 5 Quán Cafe Yên Tĩnh Quận 1, Top 10 Quán Cafe Cho Dân Văn Phòng Tại Quận 1

RAM (Random Access Memory)

Khác với ROM, RAM lại là bộ phận lưu trữ dữ liệu tạm thời của máy tính, dữ liệu sẽ mất đi nếu máy bị ngắt nguồn điện. Dữ liệu lưu trữ trong RAM thực hiện lưu trữ dữ liệu tạm thời các chương trình đang hoạt động, nhờ vậy, CPU có thể xử lý dữ liệu nhanh.

*

Bất cứ một ứng dụng nào đang chạy trên máy đều tốn lưu lượng trên RAM → Máy bắt buộc cần có RAM để hoạt động.

RAM hiện được chia thành 2 loại là: DRAM và SRAM:

DRAM: bộ nhớ động. Dữ liệu trong đó sẽ mất dần và được nạp lại theo chu kì.SRAM: bộ nhớ tĩnh, bộ nhớ nhanh giúp lưu trữ các dữ liệu cho việc khởi động. Tốc độ của SRAM nhanh hơn nhiều lần so với DRAM, được sử dụng làm bộ nhớ đệm Cache cho máy tính.

Thanh RAM lắp trên Mainboard là loại DRAM (loại RAM động), với mỗi bit dữ liệu được lưu bên trong chip nhớ bằng một tụ điện nhỏ. Các loại RAM phổ biến hiện nay phải kể đến: DDR3, DDR3L, DDR4.

*

⇒ RAM chỉ là một phần bộ nhớ trong của máy tính. Bộ nhớ trong gồm nhiều thứ hơn RAM! Đây là bộ phận phụ trách lưu trữ dữ liệu trong thời gian ngắn. Máy tính có thể nâng cấp RAM trong trường hợp bạn thay thế, bổ sung thêm RAM mới.

Trong phần sau của bài viết này, letspro.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách chọn RAM máy tính sao cho phù hợp với nhu cầu, tiết kiệm chi phí.

Lựa chọn RAM máy tính như thế nào?

Muốn không lãng phí tiền khi chọn RAM máy tính bạn cần lưu ý đến một số điểm như: dung lượng RAM, khả năng tương thích với bo mạch chủ:

Khả năng tương thích với Mainboard

Khả năng tương thích giữa RAM với Mainboard nhấn mạnh đến 2 yếu tố: hỗ trợ khe cắm RAM và tốc độ giao tiếp:

→ Khe cắm RAM: có rất nhiều loại khe cắm RAM hiện nay như Rimm (cắm 2 hàng 184 chân để cắm RAM Bus DRAM), Dimm (168 chân, 184 chân là DDR1, 240 pin DDR2…). Cần phải chọn loại RAM phù hợp với hỗ trợ chân cắm trên Main.

→ Tốc độ giao tiếp: Thông thường mỗi Main sẽ có tốc độ giao tiếp giới hạn, bạn cần lựa chọn loại RAM phù hợp với tốc độ này. RAM chỉ có thể phát huy hết khả năng nếu được đi kèm với bo mạch chủ phù hợp.

*

Dung lượng RAM

Tùy vào công việc cần lựa chọn dung lượng RAM sao cho phù hợp:

RAM 4GB: dùng cho máy tính văn phòng, không có Card đồ họa rờiRAM 8GB- 16GB: chơi game, làm những công việc đồ họa đơn giảnRAM >16GB: chơi game nặng, máy tính chứa nhiều chương trình làm đồ họa, dựng video

*

Thực hiện những tác vụ nặng cần RAM lớn

Nên lựa chọn những loại RAM đến từ thương hiệu uy tín như Kingston, Corsair… để đảm bảo tuổi thọ, chất lượng ổn định hơn nhé!

Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về bộ nhớ trong gồm những gì và RAM máy tính. Đừng quên theo dõi những bài viết chuyên sâu khác về hệ thống nhớ máy tính của letspro.edu.vn!