Bộ đề trắc nghiệm sử 9 ôn thi vào 10

     
Lớp 1

Lớp 2

Lớp 2 - Kết nối tri thức

Lớp 2 - Cánh diều

Lớp 2 - Chân trời sáng tạo

Tài liệu tham khảo

Lớp 3

Sách giáo khoa

Tài liệu tham khảo

Sách VNEN

Lớp 4

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Lớp 5

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Lớp 6

Lớp 6 - Kết nối tri thức

Lớp 6 - Cánh diều

Lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 7

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 8

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 9

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 10

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 11

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 12

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

IT

Ngữ pháp Tiếng Anh

Lập trình Java

Phát triển web

Lập trình C, C++, Python

Cơ sở dữ liệu


*

Bộ 20 đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án chi tiết bám sát cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm các tỉnh, thành phố Hà Nội, Tp. HCM, Đà Nẵng giúp bạn đạt điểm cao trong kì thi vào lớp 10 môn Lịch Sử.

Bạn đang xem: Bộ đề trắc nghiệm sử 9 ôn thi vào 10

Mục lục Đề ôn thi vào 10 môn Lịch Sử

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Đề thi môn: Lịch Sử

Năm học 2021 - 2022

Thời gian: 50 phút

Câu 1: Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Pháp.

B. Mĩ.

C. Liên Xô.

D. Anh.

Câu 2: Lý do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?

A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong.

B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ hậu thuẫn của Anh xâm lược nước ta.

C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh.

D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản được xác định trong Hiệp ước Bali (2/1976)?

A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Không can thiệp vào công việc của nhau.

C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau.

D. Mọi quyết định của tổ chức phải được nhất trí của các nước thành viên.

Câu 4: Sự kiện tiêu biểu nhất trong phong trào dân chủ trong những năm 1936 – 1939 là

A. Sự ra đời của các ủy ban hành động năm 1936.

B. Cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 – 1938 tại khu Đấu Xảo (Hà Nội).

C. Thắng lợi trong cuộc bầu cử vào Viện dân biểu Bắc Kỳ và Viện Dân biểu Trung Kỳ.

D. Phong trào mít tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng khi phái viên của Chính phủ Pháp Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.

Câu 5: “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của nhân dân miền Nam nhằm chống lại

A. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

B. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

D. Chiến lược “Dùng người Việt đánh người Việt”.

Câu 6: Sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?

A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.

B. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.

C. Thiếu thốn lương thực, thực phẩm.

D. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa.

Câu 7: Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 8/1929.

B. Tháng 10/1929.

C. Tháng 7/1929.

D. Tháng 9/1929.

Câu 8: Tác dụng lớn nhất của phong trào “vô sản hóa” ở Việt Nam trong những thập niên hai mươi của thế kỷ XX?

A. Nâng cao ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp công nhân.

B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh của các giai cấp: nông dân, trí thức.

C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân.

D. Phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.

Câu 9: Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc là

B. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa.

C. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động.

D. Pháp ném bom Hà Nội.

Câu 10: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?

A. Hơn 50 năm.

B. Hơn một thế kỉ.

C. Hơn hai thế kỉ.

D. Hơn ba thế kỉ.

Câu 11: Mặt tích cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật là

A. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ.

C. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng.

D. Đưa tới những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động trong nông nghiệp giảm đi, dân số trong các ngành dịch vụ tăng lên.

Câu 12: Chỗ dựa chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu là

A. Sự hoạt động và hợp tác của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV).

B. Sự hợp tác giữa các nước Đông Âu.

C. Thành quả của cách mạng dân chủ nhân dân (1946 – 1949) và nhiệt tình của nhân dân.

D. Sự giúp đỡ của Liên Xô.

Câu 13: Thành tựu nổi bật trong chinh phục vũ trụ của Mĩ trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Đưa con người lên mặt trăng.

B. Sản xuất tàu vũ trụ.

C. Sản xuất tàu con thoi.

D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 14: Vì sao nói Đại hội lần thứ hai của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

A. Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.

B. Đưa Đảng ra hoạt động công khai.

C. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.

D. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Câu 15: Thời gian 6/1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là sự kiện nào?

A. Người dự Hội nghị Quốc tế nông dân.

B. Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.

C. Người dự Đại hội quốc tế phụ nữ.

D. Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII.

Câu 16: Thành phần của Tân Việt cách mạng đảng gồm có bộ phận nào?

A. Công nhân, nông dân.

B. Tư sản, tiểu tư sản.

C. Trí thức trẻ và thanh niên tư sản yêu nước.

D. Thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ.

Câu 17: Một hình thức vận tải độc đáo của dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. Vận chuyển bằng xe đạp thồ.

B. Vận chuyển bằng bè mảng.

C. Vận chuyển bằng voi thồ.

D. Vận chuyển bằng ngựa thồ.

Câu 18: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là đoạn trích trong

A. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh.

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.

D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ người thanh niên yêu nước trở thành chiến sĩ Cộng sản?

A. Gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” lên hội nghị Versailles.

B. Đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin.

C. Gia nhập vào Đảng Xã hội Pháp năm 1919.

D. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 20: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên được Đảng chủ trương thành lập là

A. Liên khu V.

B. Dương Minh Châu.

C. Cao Bằng.

D. Bắc Sơn – Võ Nhai.

Câu 21: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên là tổ chức chính trị của

A. Thanh niên Việt Nam yêu nước ở hải ngoại.

B. Giai cấp địa chủ người Việt Nam.

C. Giai cấp tư sản người Việt Nam.

D. Các tầng lớp trí thức – tiểu tư sản người Việt Nam.

Câu 22: Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài học kinh nghiệm gì?

A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.

B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giảnh chính quyền.

C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.

D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.

Câu 23: Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng. Hãy chỉ ra tính nhân văn trong kế hoạch đó?

A. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn.

B. Năm 1976, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

C. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

D. Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Câu 24: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ đã để lại cho nhân dân ta những bài học kinh nghiệm quý báu, bài học mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay

A. Đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.

B. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.

C. Kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.

D. Tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời.

Câu 25: Năm 1975, Trung Quốc đã có những hành động gì làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước?

A. Cho quân kiêu khích quân sự dọc biên giới.

B. Cắt viện trợ cho Việt Nam.

C. Rút chuyên gia về nước.

D. Cả 3 ý trên

Câu 26: Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực KHKT là

A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng.

B. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.

C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

D. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

Câu 27: Con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta sau khi thống nhất đất nước là?

A. Độc lập thống nhất gắn bó với nhau.

B. Cả nước chuyển lên chủ nghĩa xã hội.

C. Độc lập và thống nhất đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

D. Độc lập và thống nhất phải gắn bó với phát triển kinh tế.

Câu 28: Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là “Châu Á thức tỉnh”?

A. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

B. Vì nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến.

C. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

D. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập.

A. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.

B. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội.

C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.

D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

Câu 30: Biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài để giải quyết căn bản nạn đói là

A. Tăng gia sản xuất.

B. Tích cực làm thủy lợi.

C. Nhập khẩu gạo.

D. Tu sửa hệ thống đê điều.

Câu 31: Quá trình phát triển hợp tác khu vực của các nước Tây Âu có thể diễn đạt bằng sơ đồ nào dưới đây?

A. EC → EEC → EU.

B. EU → EEC → EC.

C. EEC → EU → EC.

D. EEC → EC → EU.

Câu 32: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ dùng ưu thế gì để biến Mĩ la tinh thành sân sau êm đềm của mình?

A. Dùng ưu thế về kinh tế và quân sự.

B. Dùng ưu thế về vũ khí hạt nhân.

C. Dùng ưu thế về kinh tế tài chính.

D. Dùng ưu thế về nước láng giềng.

Câu 33: Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” Đảng ta đã có chủ trương gì?

A. Giải phóng giai cấp nông dân.

B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Khôi phục kinh tế.

D. Cải tạo XHCN.

Câu 34: Năm nào được xem là “năm châu Phi”?

A. 1960.

B. 1965.

C. 1945.

D. 1955

Câu 35: Khi miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến, cách mạng miền Bắc thực hiện nhiệm vụ chiến lược gì?

A. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ nhằm bảo vệ sản xuất.

B. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất.

C. Bảo vệ công cuộc xây dựng XHCN miền Bắc.

D. Chi viện cho cách mạng miền Nam.

Câu 36: Âm mưu của Pháp tại cuộc tiến công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc (1947) là gì?

A. Đánh nhanh thắng nhanh.

B. Đánh lâu dài.

C. Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

D. Bình định và tìm diệt.

Câu 37: Giai cấp mới ra đời do hậu quả của việc đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh là giai cấp nào?

A. Địa chủ.

B. Tư sản.

C. Tiểu tư sản.

D. Công nhân.

Câu 38: Tính quyết liệt trong phong trào đấu tranh của nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong tháng 9 – 1930 là

A. Tập trung tại huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu, giảm thuế, chia ruộng đất.

B. Biểu tình có vũ trang tự vệ, đập phá nhà lao, đốt huyện đường, xung đột với lính khố xanh.

C. Đưa các khẩu hiệu phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và tay sai.

D. Khẩu hiệu kinh tế kết hợp với khẩu hiệu đấu tranh chính trị.

Câu 39: “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa…”. Đó là Nghị quyết nào của Đảng ta?

A. Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng (7-1973).

Câu 40: Hiểu như thế nào về CNXH mang màu sắc Trung Quốc

A. Là mô hình CNXH được xây dựng trên nền tảng thống nhất, đoàn kết giữa các đảng phái chính trị.

B. Là mô hình CNXH hoàn toàn mới, không dựa trên những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác-Lê nin đề ra.

C. Là mô hình CNXH được xây dựng trên cơ sở những nguyên lì chung của chủ nghĩa Mác – Lê nin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc.

Xem thêm: Tải Ứng Dụng Ghép Ảnh Nghệ Thuật Miễn Phí Cho Android, Ghep Anh Nghe Thuat

D. Mô hình CNXH được xây dựng trên cơ sở thành lập các công xã nhân dân – đơn vị kinh tế, đồng thời là đơn vị chính trị căn bản.

Đáp án

12345678910
B CDBCDDAAD
11121314151617181920
A DAABCABDD
21222324252627282930
D ADADCCCDA
31323334353637383940
D ABABAB BDC

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Đề thi môn: Lịch Sử

Năm học 2021 - 2022

Thời gian: 50 phút

Câu 1: Từ công cuộc cải cách mở của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay

A. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa. Chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa. Chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do.

C. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa. Chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN.

D. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa. Chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường TBCN.

Câu 2: Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh lịch sử như thế nào ?

A. “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã.

B. Sự trỗi dậy của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế.

C. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.

D. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai đã bắt đầu.

Câu 3: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơ – ne – vơ ?

A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.

B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hoà bình.

C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956.

D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.

Câu 4: Điều kiện tiên quyết nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên đều

A. Có nền kinh tế phát triển.

B. Đã giành được độc lập.

C. Có chế độ chính trị tương đồng.

D. Có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.

Câu 5: Ai cập tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ai Cập vào năm nào?

A. 1951.

B. 1952.

C. 1953.

D. 1954.

Câu 6: Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thực hiện những chính sách gì nhằm làm đem lại những lợi ích cơ bản thiết thực cho nông dân?

A. Tự do hội họp, tham gia các đoàn thể cách mạng.

B. Chia lại ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân.

C. Xóa bỏ các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan.

D. Thành lập các hình thức tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau.

Câu 7: Hình ảnh “Lục địa bùng cháy” chỉ hiện tượng gì ở Mĩ Latinh ?

A. Cuộc nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất bùng nổ ở rất nhiều nước Mĩ Latinh.

B. Sự bùng nổ của phong trào bãi công của công nhân Mĩ Latinh.

C. Một loạt nước Mĩ Latinh giành được độc lập.

D. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh.

Câu 8: Để phát triển khoa học kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy các nước khác?

A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.

D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Câu 9: Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đánh thuế nặng đối với hàng hóa của nước ngoài nhập vào để

A. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.

B. Tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam.

C. Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.

D. Tạo nên sự cạnh tranh trong nền kinh tế Đông Dương.

Câu 10: Trong quá trình hoạt động để chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc)?

A. Dự Hội nghị Quốc tế nông dân (1924).

B. Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).

C. Ra báo “Thanh niên” (1925).

D. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân”.

Câu 11: Nhận xét nào dưới đây là ý nghĩa của sự thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929?

A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.

B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng to lớn cho cách mạng Việt Nam.

C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Là kết quả tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.

Câu 12: Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vào thời gian nào?

A. 1989.

B. 1990.

C. 1988.

D. 1991.

Câu 13: Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã “đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam”?

A. Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.

B. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh đạo.

C. Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.

Câu 14: Vì sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975) là một bước tiến mới trong lịch sử dân tộc so với chiến dịch Điện Biên Phủ (5/1954). Lý do nào là chủ yếu nhất?

A. Chiến dịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều vũ khí hiện đại hơn.

B. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc nhanh chóng hơn.

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công vào một thành phố lớn.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh đưa đến việc hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền nam và thống nhất đất nước.

Câu 15: Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì?

A. Quần chúng chưa sẵn sàng.

B. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị: đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi.

C. Lực lượng vũ trang còn yếu.

D. Lệnh tạm hoãn khởi nghĩa về không kịp.

Câu 16: Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì cách mạng 1936-1939 là gì ?

A. “Độc lập dân tộc” “Người cày có ruộng”.

B. “Tịch thu ruộng đất của địa chỉ chia cho dân cày”.

C. “Chống phát xít chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.

D. “Đánh đổ đế quốc Pháp- Đông Dương hoàn toàn độc lập”.

Câu 17: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã bước đầu phá tan được âm mưu nào của thực dân Pháp?

A. Mở rộng địa bàn chiếm đóng.

B. Dùng người Việt đánh người Việt.

C. Đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

D. Đánh nhanh thắng nhanh.

Câu 18: Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ.

B. Pháp.

C. Liên Xô.

D. Anh.

Câu 19: Phong trào “Đồng khởi”, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, bắt đầu vào ngày nào?

Câu 20: Điểm yếu trong kế hoạch quân sự Na-va mà địch không thể giải quyết được là:

A. Mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng và phân tán lực lượng để mở rộng vùng chiếm đóng.

B. Thiếu về trang bị quân sự hiện đại phục vụ chiến trường.

C. Không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh.

D. Thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng).

Câu 21: Hãy cho biết những chiến thắng của ta trong chiến dịch Việt Bắc?

A. Chiêm Hóa, Đài Thị, Khe Lau.

B. Bông Lau, Đoan Hùng, Khe Lau.

C. Đông Khê, Đoan Hùng, Bông Lau.

D. Chợ Đồn, Chợ Rã, Bông Lau.

A. Đường lối chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng ta.

B. Sự non yếu trong lãnh đạo của ta.

C. Sự mềm dẻo của ta trong phân hóa kẻ thù.

D. Sự thỏa hiệp của Đảng ta và Chính phủ ta.

Câu 23: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 5 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

B. Tháng 7 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

C. Tháng 6 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

D. Tháng 6 - 1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).

Câu 24: Nhằm tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong đấu tranh chống Pháp và can thiệp Mĩ, Đảng ta đã thành lập

A. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.

B. Mặt trận Liên Việt.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Phản đế Đông Dương

Câu 25: Để giải quyết nạn đói, Hồ Chủ tịch đã

A. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.

B. Kêu gọi nhân dân nhường cơm sẻ áo, tiết kiệm lương thực, tăng gia sản xuất.

C. Tích cực chuyển gạo ở miền Nam ra Bắc để cứu đói.

D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.

Câu 26: Thường vụ Trung ương Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước sau sự kiện.

A. Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản (8 – 8 – 1945).

B. Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945).

C. Mĩ phản công Nhật, chiếm lại các đảo ở Thái Bình Dương (8 – 1945).

D. Hồng quân Liên Xô tiến đánh Berlin, tiêu diệt phát xít Đức (9 – 5 – 1945).

Câu 27: Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vacsava là

A. Tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.

B. Đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu.

C. Đối phó với khối quân sự NATO.

D. Tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 28: Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học - kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

A. Tạo ra công cụ lao động mới.

B. Phát minh sinh học.

C. “Cách mạng xanh”.

D. Phát minh hoá học.

Câu 29: Đặc điểm chung về những hoạt động yêu nước của tư sản, tiểu tư sản – trí thức người Việt Nam trong những năm 1919-1925

A. Đấu tranh chống người Pháp độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì.

B. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp cải thiện đời sống.

C. Đấu tranh đòi được quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.

D. Đấu tranh dân chủ công khai đòi nhà cầm quyền Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

Câu 30: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định và thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

B. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

C. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.

D. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.

Câu 31: Quan hệ giữa Tân Việt cách mạng đảng và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vận động hợp nhất với Tân Việt.

B. Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của thanh niên.

C. Tân Việt vận động hợp nhất với thanh niên.

D. Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của thanh niên và vận động hợp nhất với thanh niên.

Câu 32: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.

B. Các nước châu Á đã giành độc lập.

C. Xây dựng các tổ chức liên kết quốc tế và khu vực.

D. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.

Câu 33: Chiến thắng nào của quân dân ta mở đầu cho cao trào “ tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt” ?

A. Vạn Tường.

B. Ấp Bắc.

C. Bình Giã.

D. Đồng Xoài.

Câu 34: Tổ chức nào giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân Việt Nam từ sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976)?

A. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

B. Việt Nam độc lập đồng minh.

C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

D. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

Câu 35: Lý do cơ bản nào Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc lần nhất?

A. Bị thất bại trong “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.

B. Bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.

C. Bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án.

D. Bị thiệt hại nặng nề ở 2 miền Nam - Bắc cuối 1968.

A. Buôn Ma Thuột.

B. Kon Tum.

C. Playcu - Kon Tum.

D. Playcu.

Câu 37: Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên có ý nghĩa như thế nào?

A. Từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

B. Từ tổng tiến công chiến lược phát triển thành tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

C. Từ cuộc nổi dậy phát triển thành tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

D. Từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Câu 38: Các văn kiện hình thành nên đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là

A. Bức thư gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.

B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.

C. Quân lệnh số 1, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Chỉ thị toàn dân kháng chiến.

D. Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Câu 39: Chọn một sự kiện không đồng nhất trong các sự kiện sau đây.

Câu 40: Khó khăn nào là lâu dài đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?

A. Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ.

B. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nước Tây Âu.

D. Sự bao vây của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động quốc tế.

Đáp án

12345678910
A ABBCBDDCC
11121314151617181920
C DADBCDCAA
21222324252627282930
B ACABBDCDA
31323334353637383940
D BBCDCABAD