Bạn nghĩ gì về tôi facebook

     

Những điều ta chia sẻ trên truyền thông xã hội có thể phô bày những ý nghĩ sâu xa trong đầu óc ta nhiều hơn ta tưởng.

"Bạn đang nghĩ gì?" Đó là cách mà Facebook chào đón hàng ngày đối với 1,7 tỷ người sử dụng. Đó cũng là câu hỏi mà vô số các bác sỹ tâm thần, bác sỹ tâm lý và cố vấn đã hỏi khách hàng của họ vào đầu buổi khám; một câu hỏi mà ta thường hỏi một người bạn hoặc người trong gia đình khi thấy họ lo lắng.Bạn đang xem: Bạn Nghĩ Gì Về Tôi Facebook

Hoạt động truyền thông xã hội của ta có thể cung cấp (rất nhiều và thường là không chủ tâm) tình trạng tâm trí của ta. Chẳng thế mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tình cảm cho ta hiện đang thăm dò cách sử dụng những tín hiệu này để 'bắt mạch tình cảm' của cá nhân, cộng đồng, đất nước và thậm chí cả loài người. Đây là một trong những chủ đề được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh về Ý tưởng Thay đổi Thế giới của letspro.edu.vn Future ở Sydney trong tháng 11.


*

Nguồn hình ảnh, iStock

Chụp lại hình ảnh,

Người yêu bản thân hay dùng Facebook để cập nhật trạng thái để khoe thành tích hoặc nói say mê bàn về chế độ ăn và tập tành của mình.

Bạn đang xem: Bạn nghĩ gì về tôi facebook

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng những người đăng rất nhiều ảnh tự chụp thường là tự yêu mình và tâm thần bất ổn hơn, trong khi những người chỉnh sửa nhiều ảnh của họ bằng kỹ thuật số có thể thiếu tự tin.

Ai đã từng đổ trút lên Facebook lời mắng mỏ giận dữ hoặc đăng điều u ám vào 3 giờ sáng thì sẽ biết là có một số hình thức tự điều trị trong việc sử dụng truyền thông xã hội. Nhưng có phải đó chỉ là khóc vào khoảng trống và nó làm tăng thêm khó khăn hơn là giúp ích. Trung Tâm Sức Khỏe Tinh Thần và Giới của Mexico, ở Thành phố Mexico, có vẻ nghĩ thế, và dường như đã tiến hành một chiến dịch cảnh báo người dân rằng chia sẻ những chuyện buồn trên Facebook không phải là một cách thay thế rẻ tiền cho việc điều trị đúng đắn về tâm lý.

Xem thêm: ‘Siêu Sao Đoán Chữ’ Nhảm Và Nhạt Vẫn Lên Sóng, Hương Giang Idol Bị "Cắt Bỏ"

Nhưng khoảng trống đó đang nghe đấy, và có thể có trợ giúp. Những nhà nghiên cứu đang tìm cách rà soát những cập nhật trạng thái hoặc những đăng tải trên Twitter để phát hiện báo động đỏ, thí dụ ai đó có thể có rủi ro tự vẫn. Viện Black Dog của Úc do Helen Christensen đứng đầu (bà sẽ có thuyết trình tại cuộc họp cao cấp tháng 11 nói trên) mới đây đã thực hiện một nghiên cứu sử dụng chương trình máy tính và theo dõi đăng tải trong 2 tháng đối với một số cụm từ và từ liên quan đến tự vẫn. Những nhà nghiên cứu về con người và một chương trình phần mềm sau đó đã phân loại những đăng tải nào có vẻ gây lo ngại. Cả người và máy đều có sự nhất trí cao, và việc đó mở ra khả năng là phần mềm có thể được thiết kế để xác định lời kêu cứu, và thậm chí có thể thông báo cho gia đình hoặc bác sỹ biết.

Một số cộng đồng mạng cũng thừa nhận ý nghĩa quan trọng của những cảnh báo có liên quan đến tự vẫn trong việc đăng tải, và đang tổ chức mạng lưới hỗ trợ của riêng họ. Trang mạng Suicide Watch của Reddit đã được hình thành và tạo cách thức cho cộng đồng để đáp ứng và hỗ trợ các thành viên có rủi ro. Trong khi mà cảnh trao đổi hỗn loạn của cộng đồng trực tuyến vẫn không tránh khỏi sẽ có người nói khích động nhưng sẽ có nhiều đáp ứng thể hiện ước muốn thực sự giúp con người đang đau khổ.

Sự bỏ bễ trao đổi truyền thông xã hội cũng có thể cho thấy tinh thần có vấn đề. Một nghiên cứu đang sử dụng ứng dụng của Bluetooth để định vị mẫu của liên kết xã hội của một người, do vậy nó có thể phát hiện được khi nào người đó tương tác ít đi với bạn bè và rút khỏi mạng lưới đó, mà điều này là một biểu hiện của sự suy sụp.