Ai về sông tương

     

“Ai Về Sông Tương” là bài hát nổi tiếng nhất của Thông Đạt, một bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bài hát được sáng tác năm 1949 ở Huế và được nhạc sĩ Mạnh Phát hát lần đầu trên đài Pháp Á. Lúc bấy giờ, Mạnh Phát là một trong những ca sĩ hát tân nhạc nổi tiếng nhất thập niên 1940 – 1950.


Bạn đang xem: Ai về sông tương

Click để nghe Mạnh Phát hát Ai Về Sông Tương, bản thu âm thập niên 1950 trong dĩa Phillips

Hơn 70 năm trôi qua, nhưng Ai Về Sông Tương vẫn được nhiều thế hệ yêu thích. Có lẽ là bởi lời hát tha thiết, êm đềm như lời tình tự mà những người yêu nhau muốn gửi đến cho nhau:

Xa muôn trùng lưu luyến nhớ emMơ hoài hình bóng không quênHương tình mộng say dịu êm…


Nhạc sĩ Văn Giảng vốn sinh trưởng và làm việc ở Huế trước khi chuyển vào Saigon sau sự kiện Mậu Thân 1968. Nơi ông sống có dòng Hương Giang hiền hòa thơ mộng. Tuy nhiên bài hát nổi tiếng nhất của ông lại là “Ai Về Sông Tương” chứ không phải là “Ai Về Sông Hương”. Vì sao lại như vậy?


Xem thêm: Nhau Thai Cừu Vip 12000 Mg X 100 Viên ), Nhau Thai CừU ÚC Vip Reserve Placentra Essence

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga


Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)


*
*
*
*
*
*
*

Chính nhờ những lời ca giàu chất thơ, bay bổng, lãng mạn này mà Ai Về Sông Tương ngay từ khi ra mắt đã được thính giả Đài phát thanh Pháp Á bình chọn là bài hát hay nhất năm 1949. Dù được sáng tác khá muộn, nhưng Ai Về Sông Tương thường được xếp vào dòng nhạc tiền chiến, bởi chất nhạc bàng bạc, mang hơi hướm cổ phong với những mùa thu lê thê, sầu mộng rất đặc trưng:

Bao ngày qua, Thu lại về mang sầu tớiNàng say tình mới hồn tôi tơi bờinhìn hoa cười đón mừng vui duyên nàngTình thơ ngây từ đây nát tan 

Hoa ơi! Thôi ngưng cười đùa lả lơiCùng tôi buồn đắm đừng vui chi tìnhĐầy bao ngày thắm dày xéo tâm hồn nàyLệ sầu hoen ý thu

Ai có về bên bến sông TươngNhắn người duyên dáng tôi thương, sao đành nỡ dứt tơ vươngÔi duyên hờ từ nay bơ vơDây tình tôi nắn cung tơ, rút lòng sầu trách người mơ

Cái hay nhất của nhạc phẩm Ai Về Sông Tương là dù viết cho “mối tình thơ ngây nát tan” nhưng người nghe không hề cảm thấy nặng nề, bi luỵ, thê thiết mà chỉ thấy một nỗi buồn thanh tao, chừng mực phảng phất trên nền nhạc du dương, nhẹ nhàng và sang trọng.